THỊ CO.OPMART TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nghiên cứu VHDN thường được tiến hành theo hai hướng (1) tiếp cận từ góc độ các nhà quản lý (cách tiếp cận vi mô) tập trung vào việc khám phá phương pháp, nghệ thuật đạt mục tiêu bằng quản lý văn hoá. (2) tiếp cận từ góc độ tác động của nhân tố văn hoá đối với việc quản lý kinh doanh (cách tiếp cận vĩ mô) tập trung vào khía cạnh tác động của nhân tố văn hoá với doanh nghiệp, tác giả luận văn nghiên về cách tiếp cận thứ hai. Khi đề cập đến khía cạnh tác động của nhân tố văn hoá với doanh nghiệp thì việc định dạng VHDN là yêu cầu cơ bản. Hiện có nhiều quan điểm cũng như phương pháp định dạng VHDN khác nhau, không có việc VHDN này tốt hơn văn hóa doanh nghiệp khác tuy nhiên sẽ có những kiểu VHDN phù hợp hơn với từng doanh nghiệp cụ thể.
Tác giả luận văn sử dụng phương pháp của Kim S. Cameron & Robert E. Quinn (1996) phân loại doanh nghiệp vào bốn loại văn hóa chính, mỗi loại sẽ đại diện cho những giả định cơ bản, niềm tin và giá trị khác nhau của VHDN hợp thành mô hình CHMA: Văn hóa gia đình (Clan culture); Văn hóa thứ bậc (Hierarchy Culture); Văn hóa thị trường (Market Culture); Văn hóa sáng tạo (Adhocracy Culture); 4 loại hình VHDN này đều được mô tả bằng 6 yếu tố then chốt: Đặc tính nổi trội; Người lãnh đạo; Nhân viên; Chất keo gắn kết; Chiến lược tập trung; Tiêu
47
chí thành công. Tác giả luận văn tiến hành nghiên cứu định dạng văn hóa Co.opmart với mỗi siêu thị gồm 1 nhà quản lý và 3 nhân viên (không phận biệt ngành hàng hoặc bộ phận), nghiên cứu được tiến hành tại 30 siêu thị Co.opmart trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Hình 2.19. Tiến trình định dạng văn hóa Co.opmart
(Nguồn: Tác giả thực hiện)
Bảng câu hỏi khảo sát gồm 24 câu (Phụ lục) được tác giả sử dụng từ sự hỗ trợ của Vita Share đã qua điều chỉnh dựa trên phân tích những nhân tố tạo lập văn hóa Co.opmart, xác minh biểu trưng văn hóa Co.opmart. Đây là trắc nghiệm để đo lường văn hóa tổ chức của tại thời điểm hiện tại và mong muốn trong tương lai. VHDN là sản phẩm của tập thể nên không có văn hóa tốt hay xấu. Ở hiện tại điểm chọn từ 1-10 (1 = hoàn toàn không giống, 10 = hoàn toàn giống). Ở cột mong muốn cũng theo thang từ 1-10 (1 = hoàn toàn không nên có, 10 = hoàn toàn cần có). Sau đó tác giả tổng hợp và tính điểm trung bình của từng đối tượng, trung bình của cả hệ thống siêu thị rồi tiến hành nhập liệu vào công cụ tính toán CHMA của Vita Share. Nội dung trắc nghiệp sẽ được phần mềm tính toán cho ra một biểu đồ VHDN gởi trực tiếp đến email của tác giả.
48
Có 120 phiếu được phát ra tại 30 siêu thị Co.opmart trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, thu lại 120 phiếu, trong đó có 30 phiếu thuộc nhóm nhà quản lý, 90 phiếu thuộc nhóm người lao động. Tác giả tiến hành thống kê kết quả khảo sát thu được, tính trung bình của toàn hệ thống, nhập liệu vào công cụ CHMA, nhận được kết quả định dạng văn hóa Co.opmart cụ thể như sau: