2.1.2.1. Hệ thống siêu thị Co.opmart
Co.opmart ngày nay đã trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân thành phố và người tiêu dùng cả nước. Là nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng. Khái niệm chuỗi Co.opmart được bắt đầu xây dựng với chiến lược: “xây dựng Co.opmart trở thành chuỗi siêu thị dẫn đầu Việt Nam”. Sự thành công của chuỗi siêu thị Co.opmart đã đưa Saigon Co.op đón nhận phần thưởng cao quý “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” do Chủ tịch nước trao tặng từ tháng 8/2000.
Hình 2.4. Số lượng siêu thị Co.opmart theo vùng đến 1/2015
22
Siêu thị đầu tiên ra đời vào năm 1996, tại số 189C Cống Quỳnh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Năm 1998, Đại hội thành viên lần thứ nhất của Saigon Co.op định hướng xây dựng chuỗi siêu thị Co.opmart là hoạt động chủ lực của Saigon Co.op.
Năm 2002, Co.opmart Cần Thơ, siêu thị tỉnh đầu tiên ra đời. Năm 2010, Co.opmart Sài Gòn tại thủ đô Hà Nội khai trương, là siêu thị phía Bắc đầu tiên nâng tổng số siêu thị cả nước lên 50. Năm 2012, thay đổi bộ nhận diện toàn hệ thống Co.opmart.
Tính đến 01/2015, toàn hệ thống Co.opmart có 73 siêu thị bao gồm 30 siêu thị ở TP. Hồ Chí Minh (41%) và 43 siêu thị tại các địa phương khác: Miền Bắc có 5 siêu thị (7%), Miền Trung có 12 siêu thị (16%), Đông Nam Bộ có 8 siêu thị (11%), Tây Nam Bộ có 15 siêu thị (21%). Theo kế hoạch của SaigonCo.op thì đến năm 2015 sẽ có 100 siêu thị Co.opmart khắp cả nước, tuy nhiên đến năm 2014, chỉ đạt được 73 siêu thị do hai nguyên nhân chính là sự cạnh tranh giành thị phần quyết liệt trong thị trường bán lẻ; việc tái cấu trúc lại các nguồn lực của hệ thống Co.opmart.
Nhiều năm qua, chuỗi Co.opmart liên tục khẳng định là đơn vị đi đầu trong công tác bình ổn thị trường không chỉ ở TP. Hồ Chí Minh mà còn ở nhiều tỉnh thành phố khác có hệ thống Co.opmart hoạt động. Số lượng hàng bình ổn ngày càng tăng. Năm 2014, hệ thống Co.opmart ở TP. Hồ Chí Minh tham gia bình ổn suốt cả năm với lượng hàng bình quân tăng gần 10% so cùng kỳ. Thông qua nhiều giải pháp tích cực hệ thống Co.opmart luôn đảm bảo đủ lượng hàng hóa phục vụ người tiêu dùng với giá ổn định, nhất là rau củ quả luôn thấp hơn thị trường từ 15-20%.
Hình 2.5. Số lượng siêu thị Co.opmart qua các năm
23
Phát triển nhãn hàng riêng đang là xu hướng chung của các hệ thống siêu thị lớn nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và giúp người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn. Hiện Co.opmart đang sở hữu 300 chủng loại, hơn 2.000 mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm, hóa mỹ phẩm và hàng may mặc mang nhãn hiệu SGC... Năm 2014 phát triển mới gần 40 sản phẩm, giá trị thấp hơn các mặt hàng cùng loại từ 5-20%.
2.1.2.2. Hệ thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Gồm 19 quận và 5 huyện,TP. Hồ Chí Minh1 là đô thị loại đặc biệt, đông dân nhất, đồng thời cũng là “đầu tàu” kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của nước ta. Thành phố cũng là thị trường bán lẻ sôi động nhất nước ta với khoảng 400 chợ, 81 siêu thị, 18 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối2. Với 30 siêu thị (Phụ lục), Co.opmart đến nay đã phủ khắp TP. Hồ Chí Minh, trở thành nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng. Để tạo nét đặc trưng cho Co.opmart - "Siêu thị HTX", đối tượng khách hàng mục tiêu của Co.opmart là tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình, cán bộ công nhân viên chứcvì đây là lực lượng chiếm số đông trong xã hội ta hiện nay và họ từng là đối tượng phục vụ của các HTX mua bán trước đây.
Hình 2.6. Sơ đồ tổ chức cơ bản của một siêu thị Co.opmart
(Nguồn: Phòng Marketing SaigonCo.op)
1 Tổng diện tích 2.095,06 km². Dân số thành phố năm 2013 là 7.818.200 người, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố trên 10 triệu người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km². Thành phố chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP), 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp, 34,9% dự án nước ngoài và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước. 2 Trang tin Văn phòng UBND TP. Hồ Chí Minh < http://vpub.hochiminhcity.gov.vn/portal/Pages/2014-7-23/Thanh-pho-Ho-Chi-Minh-- Trung-tam-kinh-te-cua-ca-nuflssk26p08oc.aspx>
24
Dựa vào các tiêu chí về doanh thu, lượng khách, thời gian thành lập mà các siêu thị Co.opmart được phân thành các hạng khác nhau. Hạng siêu thị được xếp theo thứ tự từ thấp nhất là Hạng I đến cao nhất là Hạng V.
Hình 2.7. Cơ cấu Hạng của hệ thống siêu thị Co.opmart năm 2014
(Nguồn: Tác giả thực hiện theo thống kê của SaigonCo.op)
Theo kết quả phân hạng siêu thị năm 2014 của hệ thống Co.opmart thì có 4 siêu thị Hạng V (cũng là 4 siêu thị Hạng V của toàn hệ thống siêu thị Co.opmart), 5 siêu thị Hạng IV, 9 siêu thị Hạng III, 3 siêu thị hạng II và 5 siêu thị Hạng I, còn lại 4 siêu thị mới khai trương nên chưa được xếp hạng. Số lượng nhân viên trung bình Co.opmart loại I là 120-130 nhân viên; Co.opmart loại II là 130-150 nhân viên; Co.opmart loại III là 150-180 nhân viên; Co.opmart loại IV là 180-230 nhân viên; Co.op loại V từ 230-350 nhân viên. Mức lương trung bình của một nhân viên là 5.675.000đ/tháng.
Siêu thị Co.opmart là nơi người lao động gắn bó với đơn vị như một gia đình. Điều này thể hiện rõ nhất qua giá trị cốt lõi của đơn vị là “Mái nhà thân yêu” của đội ngũ nhân viên, qua tinh thần phục vụ “5 bước tận tâm” “Một độ cộng thêm”…Ở Co.opmart không khó để bắt gặp những nhân viên tận tâm, tận tụy làm việc quên cả giờ giấc, “làm hết việc chứ không hết giờ”. Thêm vào đó là những tấm gương điển hình người tốt việc tốt như nhân viên nhặt được của rơi trả lại khách hàng, anh bảo vệ lặn lội trời mưa quyết tâm truy tìm kẻ cắp thẻ tín dụng của khách hàng, chị mậu dịch viên dù có gia cảnh rất khó khăn nhưng vẫn trao tận tay khách
25
hàng khối tài sản lên đến hàng trăm triệu đồng do khách hàng đánh rơi…Tinh thần ấy đã trở thành một phong trào, hình mẫu sâu rộng trong người lao động. Lãnh đạo Co.opmart cũng chính là những tấm gương sáng về sự tận tâm và tinh thần trách nhiệm, những người luôn biết truyền lửa, trao cơ hội, mang lại niềm tin, tạo môi trường thuận lợi giúp cho người lao động nhận ra đường hướng phấn đấu của mình, để họ được trải nghiệm và thụ hưởng những thành công do chính mình tạo dựng.