Những mục tiêu mà dạng văn hóa gia đình của hệ thống siêu thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp của hệ thống siêu thị co opmart trên địa bàn thành phố hồ chí minh giai đoạn 2015 2020 (Trang 65 - 67)

Co.opmart trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hướng tới:

Văn hóa gia đình (Clan culture) đặc trưng bỡi sự yêu thương gắn bó, hướng nội và linh hoạt mang tính thống nhất trong cảm nhận giữa người lao động và nhà quản lý siêu thị, tuy nhiên đối chiếu hai đồ thị hình 2.20 và 2.22 thì người lao động cảm nhận được tính chất gia đình của văn hóa Co.opmart cao hơn nhà quản lý (người lao động cảm nhận mức 30 điểm, nhà quản lý cảm nhận thấp hơn 30 điểm). Đồng thời người lao động chưa mong đợi tăng tính chất gia đình trong tương lai còn nhà quản lý thì kỳ vọng tăng trên mức 30 điểm. Văn hóa gia đình mà Co.opmart đang hướng tới có các đặc điểm:

Sự thỏa mãn của người lao động: là một biểu hiện quan trọng để định dạng văn hóa Co.opmart. Sự thõa mãn biểu hiện ở chỗ người lao động ở các siêu thị tự hào về công việc của mình, về sự đóng góp cho siêu thị nơi mình công tác cũng như sự tự hào chung về hệ thống siêu thị Co.opmart. Sự thoả mãn của người lao động làm cho mối quan hệ giữa các cá nhân trong từng đơn vị cũng như giữa các đơn vị với nhau ngày càng trở nên khăng khít, đồng tâm hiệp lực hơn.

Mức độ cam kết gắn bó của người lao động với siêu thị Co.opmart: thể hiện mối quan hệ của người lao động với siêu thị Co.opmart. Văn hóa Co.opmart là chất keo gắn kết người lao động với siêu thị. Sự cam kết gắn bó với mỗi siêu thị càng cao, sự trung thành với siêu thị của người lao động càng cao thì áp lực công việc càng giảm và hiệu quả công việc càng tăng.

Sự thoả thuận: khi xảy ra bất đồng cần tìm ra các giải pháp có lợi cho cả 2 bên, có sự đồng tâm nhất trí khi giải quyết những vấn đề khó khăn nhất. Với tiêu chí lợi ích hướng về cộng đồng và người lao động, thời gian qua lãnh đạo các siêu thị Co.opmart luôn quan niệm người lao động thật sự là tài sản, nguồn lực vô cùng quý giá quyết định sự thành công của siêu thị mình. Từ ngày thành lập đến nay hoàn toàn không có tranh chấp lao động (đình công) xảy ra trong cả hệ thống siêu thị. Việc tìm hiểu, xác định các yếu tố hài lòng và các yếu tố không hài lòng của người lao động được thực hiện thường xuyên.

53

Chất lượng và những mối quan hệ với khách hàng: khách hàng là mục tiêu quan trọng nhất của hệ thống siêu thị Co.opmart, chất lượng mối quan hệ với khách hàng phụ thuộc vào sự tận tâm phục vụ, dịch vụ khách hàng, cách thức xử lý tình huống, giải quyết vấn đề với khách hàng...

Hợp tác và hội nhập: sự bố trí sắp xếp công việc hướng đến phát huy những ý tưởng văn hoá và tư duy phong phú của người lao động, gián tiếp tác động đến khách hàng, qua đó đạt được mục tiêu chung, từ đó tăng khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài của từng siêu thị Co.opmart.

Kỹ năng tổ chức: ở hệ thống Co.opmart, kỹ năng tổ chức thể hiện ở tiêu chí xem thất bại là cơ hội học tập và cải thiện; khả năng sáng tạo và tinh thần chấp nhận rủi ro được khuyến khích và khen thưởng, các bộ phận khác nhau trong siêu thị kết nối chặt chẽ với nhau. Kỹ năng tổ chức giúp các nhà quản lý nhận diện, giải thích các dấu hiệu từ môi trường bên ngoài và khuyến khích được khả năng sáng tạo của người lao động.

Phần thưởng và sự công nhận: ở hệ thống Co.opmart, người lao động thường được thưởng theo cá nhân, tiêu chuẩn để thăng tiến là mức độ hoàn thành công việc, năng lực chuyên môn.

Sự thay đổi: các phương thức làm việc mới cũng như các chương trình hành động luôn được thay mới ở Co.opmart giúp cho siêu thị có thể ứng phó tốt với các đối thủ cạnh tranh và các thay đổi trong môi trường kinh doanh.

Đào tạo và phát triển: cam kết của nhà quản lý cung cấp các cơ hội phát triển nghề nghiệp cho người lao động. Các chương trình đào tạo cho nhu cầu phát triển hiện tại hay tương lai của người lao động liên tục được thực hiện định kỳ.

Định hướng khách hàng: mọi thành viên trong siêu thị Co.opmart đều hiểu rõ ý muốn và nhu cầu của khách hàng, ý kiến đóng góp của khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định.

54

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp của hệ thống siêu thị co opmart trên địa bàn thành phố hồ chí minh giai đoạn 2015 2020 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)