Co.opmart trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1.1. Những giá trị Văn hoá dân tộc
Như đã trình bày, văn hóa Co.opmart là tổng hòa của quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương thức quản lý và nội quy, chính sách… được mọi thành viên trong từng siêu thị chấp nhận, tuân theo. Đây là toàn bộ giá trị được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của hệ thống siêu thị Co.opmart, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên. Siêu thị Co.opmart là những tế bào kinh tế của xã hội nên sự phản chiếu của văn hoá dân tộc lên văn hóa Co.opmart là điều tất yếu. Văn hóa Việt là văn hóa dân tộc/quốc gia, thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người. Khái niệm dân tộc/quốc gia chỉ một quốc gia có chủ quyền, trong đó phần lớn công dân gắn bó với nhau bởi những yếu tố tạo nên một dân tộc1. Văn hóa Co.opmart mang tâm hồn Việt, tính cách Việt sâu sắc, khởi nguồn từ hình ảnh những phiên chợ quê, gần gũi, thân thuộc từ bao đời. Văn hóa dân tộc với ba đặc trưng chính làm nền tảng cho văn hóa Co.opmart:
Thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú, đa dạng nhưng thống nhất trong một tổng thể hài hòa2. Văn hóa Co.opmart thừa hưởng đặc trưng này nên
1 Hồ Liên (2008). Một hướng tiếp cận văn hóa Việt Nam. NXB Văn Học
2 Cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật.
26
cũng có tính phong phú và đa dạng, mang nét riêng của từng siêu thị Co.opmart nhưng tất cả thống nhất trong một hệ thống Co.opmart.
Thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng. Văn hóa Co.opmart thừa hưởng đặc trưng này nên hệ thống Co.opmart ở TP. Hồ Chí Minh có nét riêng so với hệ thống siêu thị Co.opmart ở các tỉnh, thành phố khác vì TP. Hồ Chí Minh là mảnh đất năng động, trẻ trung với nền kinh tế hàng hoá được hình thành khá sớm và đây cũng là nơi hội tụ nhiều nguồn lực phát triển đất nước.
Thứ ba: Với một lịch sử lâu đời của dân tộc cùng với sự hội nhập về sau của các dân tộc khác làm cho văn hóa Việt mang tính dung hợp sâu sắc. Văn hóa Co.opmart thừa hưởng đặc trưng này nên từ khi hình thành, văn hóa Co.opmart đã mang tính thích ứng cao từ sự chuyển mình của các HTX kiểu cũ sang mô hình kinh doanh mới. Văn hóa Co.opmart vừa có tính ổn định, không dễ bị biến đổi lại vừa có khả năng thích ứng nhanh chóng với những dấu hiệu từ môi trường bên ngoài để luôn thấu hiểu và đáp ứng được nhu cầu hiện tại của khách hàng cũng như nắm bắt và thay đổi để hoàn toàn có thể đáp ứng được các nhu cầu tương lai của họ.
2.2.1.2. Nhà quản lý
Nhà quản lý không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức, chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin… của Co.opmart. Qua quá trình hoạt động và quản lý, hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo sẽ được phản chiếu lên văn hóa Co.opmart. Nhà lãnh đạo là người góp phần chính tạo nên giá trị Co.opmart, quyết định việc hình thành hệ thống giá trị văn hóa căn bản của Co.opmart và là người tạo dựng, truyền thông, quán triệt các giá trị văn hóa Co.opmart.
Từ ngày Co.opmart Cống Quỳnh ra đời (siêu thị HTX đầu tiên) thì văn hóa Co.opmart cũng được khai sinh. Bà Nguyễn Thị Nghĩa1 là người thuyền trưởng đầu tiên định hướng cho văn hóa Co.opmart, nét tính cách của người đặt nền móng này có ảnh hưởng không nhỏ đến tính chất của văn hóa Co.opmart sau này. Đến nay, thế
27
hệ lãnh đạo thứ hai của SaigonCo.op đã kế tục xuất sắc thế hệ đầu tiên, đưa Co.opmart trở thành nhà bán lẻ hàng đầu, văn hóa Co.opmart trong tiến trình ấy cũng liên tục được bổ sung, phát triển trên cơ sở đặc điểm ngày đầu hình thành.
Văn hóa Co.opmart được hình thành bởi một quá trình dài lâu diễn ra với sự tham gia của hệ thống vật chất là “phần cứng”, hệ thống hành động là “phần mềm” và hệ thống giá trị nhận thức là “hệ điều hành”1 trong mỗi siêu thị. (1) Hệ thống vật chất thể hiện thông qua một cơ cấu tổ chức hoàn thiện từ cấp bậc tổ chức, xác định tầm hạn quản trị cho đến việc qui định cụ thể các tiêu chuẩn và bản mô tả công việc bảo đảm sự phối hợp hài hoà với nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của các siêu thị và phát triển văn hóa Co.opmart. (2) Hệ thống hành động là những chuẩn mực hành vi phản ánh đầy đủ, chính xác và rõ ràng các giá trị, triết lý và phương pháp ra quyết định trong văn hoá Co.opmart làm cơ sở cho việc hướng dẫn người lao động, lãnh đạo siêu thị trong quá trình ra quyết định và hành động. (3) Hệ thống điều hành hướng đến việc xây dựng một phương pháp ra quyết định và phong cách lãnh đạo điển hình cho nhà quản lý là rất quan trọng. Với vai trò tấm gương, ở những vị trí lãnh đạo, hành vi của lãnh đạo các siêu thị, cụ thể là Giám đốc, Phó Giám đốc luôn được coi là “khuôn mẫu” về hành vi đạo đức để các thành viên khác noi theo.
2.2.1.3. Những giá trị văn hoá hội nhập
Giao lưu và hội nhập văn hoá là quy luật tất yếu của văn hoá và mang tính chất phổ biến trên toàn thế giới. “Ngày nay, giao lưu và hội nhập văn hoá là vấn đề hết sức nóng bỏng không chỉ riêng gì ở Việt Nam mà còn diễn ra phổ biến ở các quốc gia, các dân tộc khác khi nhân loại ngày càng đang tìm cách xích lại gần nhau hơn, cùng học hỏi lẫn nhau trong xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá cũng như là sự phát triển một cách vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ“2.
Những giá trị văn hóa hội nhập mang đến cho văn hóa Co.opmart nhiều thay đổi để thích ứng với hoạt động quản trị doanh nghiệp hiện đại như các mục tiêu
1 Nguyễn Mạnh Quân (2011). Vận dụng văn hoá doanh nghiệp vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu mang đạm đà bản sắc dân tộc cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ, Đại học Kinh tế quốc dân, tr. 25-38.
28
được vạch ra rõ ràng và thường xuyên được xem xét, môi trường làm việc khuyến khích người lao động làm việc nhiệt tình và hiệu quả, chế độ khen thưởng người lao động dựa trên cơ sở làm việc tốt, đối xử công bằng; Quản lý có mục tiêu, mục đích rõ ràng, liên tục lập kế hoạch và đổi mới mô hình, khuyến khích phát triển NNL, khuyến khích những người có sáng kiến và sáng tạo, tạo môi trường kích thích khả năng làm việc của người lao động; Quyền lực được chia sẻ với cấp quản lý thấp hơn; Không ngừng cải thiện điều kiện làm việc cả về mặt thể chất và tâm lý, nhất quán trong chính sách hoạt động của hệ thống Co.opmart.
Tuy nhiên giao lưu, hội nhập văn hoá cũng mang lại thách thức không nhỏ cho văn hóa Co.opmart từ giá trị văn hoá ngoại lai như lối sống đề cao các giá trị vật chất, hưởng thụ, coi thường những giá trị truyền thống như lòng trung thành của người lao động, nhân nghĩa tâm lý hướng ngoại, sính ngoại...
2.2.1.4. Môi trường kinh doanh
Văn hóa Co.opmart cũng chịu ảnh hưởng tổng thể của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh. Năm 2014 thị trường bán lẻ chứng kiến nhiều thay đổi với nhiều thách thức. Theo số liệu thống kê mới nhất, doanh nghiệp bán lẻ ngoại đã chiếm tới 50% thị phần, so với 25% của các doanh nghiệp trong nước, thị phần còn lại dành cho hơn 8.500 chợ kiểu cũ và các cửa hàng dân sinh1, tuy nhiên nhu cầu tiêu dùng của người dân luôn tồn tại và phát triển đa dạng. Với chủ đề hành động năm 2014 là “Tái cấu trúc – Vượt thử thách – tạo thành công”, tập thể người lao động trong các siêu thị Co.opmart trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã không ngừng nỗ lực từng bước thay đổi và thích ứng, vượt khó để phát triển.
Để phù hợp với Luật HTX sửa đổi cũng như những thay đổi nhanh chóng của thị trường, đề án tái cấu trúc SaigonCo.op được triển khai sâu rộng, thực hiện thủ tục pháp lý chuyển đổi và chuẩn bị các điều kiện thành lập HTX tiêu dùng. Triển khai đồng bộ các qui chế làm việc phù hợp với mô hình làm việc và cấu trúc mới, xây dựng hệ thống các giải pháp đồng bộ để nâng cao năng lực quản trị, thực hiện phân cấp, phân quyền nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt và nâng tầm
1 Hà Mai (2014). Thị trường bán lẻ Việt Nam: Thị phần nghiêng về phía doanh nghiệp nước ngoài. Thông tin Tài chính số 20 kỳ 2 tháng 10/2014
29
hoạt động tham mưu cho phòng ban và các đơn vị trực thuộc. Môi trường kinh doanh ngày càng diễn biến theo chiều hướng bất lợi đòi hỏi văn hóa Co.opmart cũng cần được hoàn thiện liên tục để thích ứng.