Đối với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố Hạ Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hạ long (Trang 112 - 119)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Đối với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố Hạ Long

- Để giải ngân các nguồn vốn hàng năm đúng kế hoạch, đề nghị Thành phố bố trí nguồn vốn theo kế hoạch chi trả công tác GPMB và thanh toán khối lượng hoàn thành.

- Tiếp tục quan tâm, đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng để thành

phố Hạ Long ngày một phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân, giảm dần sự chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn.

- Chỉ đạo triển khai mạnh mẽ Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí,

Luật phòng chống tham nhũng, xây dựng và hoàn thiện các chế độ chính sách thuộc thâm quyền của địa phương cho phù hợp.

- Tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị

chủ đầu tư, một số công trình xây dựng cơ bản, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước theo quy định, nhằm kịp thời chấn chỉnh và uốn nắn những sai phạm trong công tác quản lý vốn đầu tư trong xây dựng cơ bản.

- Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng

cao trình độ quản lý đầu tư, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Chỉ đạo các sở chuyên ngành nâng cao chất lượng công tác thầm định

báo cáo đầu tư, dự toán thiết kế, đảm bảo chặt chẽ đúng chế độ.

- Thường xuyên rà soát các tiêu chuân, định mức, đơn giá để ban hành

kịp thời, tạo điều kiện cho khâu quyết toán vốn đầu tư.

- Khắc phục tình trạng bố trí vốn dàn trải, ưu tiên vốn để trả nợ xây dựng

KẾT LUẬN

Vốn đầu tư là cái cốt lõi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong cả nước nói chung và của thành phố Hạ Long nói riêng. Dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước là một nguồn vốn quan trọng. Bởi đây chính là nguồn vốn để tiến hành đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng, từ đó tạo động lực để thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực khác trong nền kinh tế phát triển theo. Bên cạnh đó, việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước thông qua việc vận hành các giá trị sử dụng của các công trình, hạng mục công trình trong đời sống thực tiễn sẽ góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu về mặt xã hội.

Tuy nhiên, trong công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập. Tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư, thời gian xây dựng kéo dài.vẫn còn xảy ra, làm giảm hiệu quả đầu tư đang là vấn đề được quan tâm.

Đề tài Luận văn “Tăng cường công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hạ Long” đã đánh giá toàn diện công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước thời gian qua trên địa bàn thành phố. Đề tài đã nêu lên thực trạng quản lý, đánh giá những thuận lợi, khó khăn và thách thức, những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, từ đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước các dự án XDCB sử dụng ngân sách nhà nước.

Luận văn kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, có ý nghĩa vận dụng thiết thực trong công tác quản lý nguồn vốn ngân sách cho đầu tư phát triển, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI,Nxb Chính trị Quốc gia,Hà Nội.

2. Bộ kế hoạch đầu tư (2004), Trung tâm bồi dưỡng cán bộ kinh tế - kế hoạch Bài giảng nghiệp vụ kế hoạch và đầu tư; Quản lý dự án, đấu thầu trong hoạt động XDCB.

3. Bộ tài chính, Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/8/2007; Số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước và các hướng dẫn thanh toán vốn ĐTXDCB hàng năm.

4. Bộ Xây dựng, Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2009/NĐ-CP; Số 04/2010/TT0-BCD ngày 26/5/2010.

5. Ban QLDA công trình thành phố Hạ Long (2017), Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2016.

6. Ban QLDA công trình thành phố Hạ Long (2017), Báo cáo kết quả triển khai chương trình hành động số 2259/CTr-UBND ngày 30/3/2017 của UBND thành phố.

7. Ban QLDA công trình thành phố Hạ Long (2016), Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2016.

8. Ban QLDA công trình thành phố Hạ Long, Báo cáo đánh giá tình hình công tác 6 tháng đầu năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017.

9. Ban QLDA công trình thành phố Hạ Long, Báo cáo danh sách chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của Ban QLDA công trình thành phố Hạ Long năm 2016.

10. Ban QLDA công trình thành phố Hạ Long, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2016 của Ban QLDA công trình thành phố Hạ Long.

11. Chính phủ, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/022009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

12. Chính phủ, Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP;

13. Chính phủ, Nghị định số 112/2010/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng;

14. Chính phủ, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình; Số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP.

15. Nguyễn Văn Đáng (2002), Quản lý dự án, Nxb Thống kê, Hà Nội. 16. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng.

17. UBND thành phố Hạ Long (2012), Quyết định phê duyệt quy chế làm việc của Ban QLDA công trình thành phố Hạ Long.

18. UBND tỉnh Quảng Ninh (2015), Quyết định số1188/QĐ-UBND “Về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.

19. Ngô Thắng Lợi (2006), Giáo trình “Kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội”, Nxb Thống kê, Hà Nội.

20. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2005), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

21. http://www.baoquangninh.com.vn 22. http://www.halongcity.gov.vn 23. http://www.google.vn

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN XDCB SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG Thông tin về người trả lời

Họ và tên ... ; Nam/nữ ... ; Tuổi ... ; Chức vụ công tác hiện tại ...

Số năm ở chức vụ công tác này: ... năm; Số năm tham gia công tác ở địa phương ... năm

Xin Ông/Bà vui lòng cung cấp cho chúng tôi một số thông tin sau:

Câu 1. Ông/ Bà đánh giá như thế nào về công tác quản lý dự án XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Hạ Long hiện nay?

 Rất tốt

 Tốt

 Bình thường

 Kém

Câu 2. Ông/Bà đánh giá như thế nào về tính kịp thời của công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB?

 Nhanh

 Kịp thời

 Bình thường

 Chậm Rất chậm

Câu 3. Theo Ông/Bà nguyên nhân của việc quyết toán chậm là do đâu?

 Số lượng dự án nhiều

 Lượng vốn đầu tư lớn

 Cán bộ quyết toán phải kiêm nhiệm nhiều công việc

 Cán bộ quyết toán thiếu chuyên môn

-Ý kiến khác:……… ……… Câu 4. Ông/Bà đánh giá như thế nào về mức độ hoạt động của công tác giám sát dự án XDCB sử dụng nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Hạ Long trong thời gian vừa qua?

 Rất thường xuyên

 Thường xuyên

 Bình thường

 Không thường xuyên

Câu 5. Theo Ông/Bà công tác bảo vệ an toàn loa động cho người lao động tại các công trình XDCB trên địa bàn thành phố Hạ Long như thế nào?

 Được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo vệ ATLĐ

 Được trang bị một số dụng cụ bảo vệ ATLĐ

 Không được trang bị dụng cụ bảo vệ ATLĐ

Câu 6. Theo Ông/Bà công tác bảo vệ môi trường xây dựng của dự án XDCB trên địa bàn thành phố Hạ Long như thế nào?

 Tốt

 Bình thường

 Không tốt

Câu 7. Theo Ông/Bà quản lý trình tự, thủ tục lập dự án XDCB của thành phố Hạ Long hiện nay như thế nào?

a. Những mặt đạt được của công tác này?

……… ……… b. Những mặt hạn chế của công tác này?

……… ……… c. Nguyên nhân của những hạn chế trên?

……… ………

Câu 8. Theo Ông/Bà việc lập kế hoạch cho dự án XDCB của thành phố Hạ Long hiện nay nên trú trọng vào những lĩnh vực nào dưới đây?

 Cơ sở hạ tầng giao thông

 Sự nghiệp văn hóa - giáo dục - y tế

 Cơ sở hạ tầng du lịch

- Sự nghiệp khác: ……… Câu 9. Theo Ông/Bà việc quản lý và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động XDCB của thành phố Hạ Long hiện nay như thế nào?

a. Những mặt tích cực? ……… ……… b. Những hạn chế, tồn tại? ……… ……… c. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại?

……… ……… Câu 10. Theo Ông/Bà quản lý công tác thi công xây dựng công trình XDCB của thành phố Hạ Long hiện nay như thế nào?

a. Những mặt tích cực? ……… ……… b. Những hạn chế, tồn tại? ……… ……… c. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại?

……… ………

Câu 11. Theo Ông/Bà công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán vốn đầu tư XDCB của thành phố Hạ Long hiện nay như thế nào?

a. Những mặt tích cực? ……… ……… b. Những hạn chế, tồn tại? ……… ……… c. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại?

……… ……… 12. Theo Ông/Bà để hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư XDCB ở thành phố Hạ Long cần có những giải pháp cụ thể nào?

a. Giải pháp đối với công tác xây dựng dự toán và phân bổ vốn:

……… ……… b. Giải pháp đối với công tác nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ:

……… ……… c. Giải pháp đối với công tác đấu thầu:

……… ……… Câu 13. Ông/Bà có kiến nghị gì đối với các cấp để hoàn thiện công tác quản lý dự án XDCB sử dụng nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Hạ Long?

a. Kiến nghị với tỉnh Quảng Ninh:

……… ……… b. Kiến nghị với thành phố Hạ Long:

……… ………

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hạ long (Trang 112 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)