Huy động các nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hạ long (Trang 97 - 101)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Huy động các nguồn vốn đầu tư

Những năm gần đây, cùng với nỗ lực thu hút đầu tư của tỉnh, TP Hạ Long đã tích cực triển khai nhiều giải pháp quan trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Nhờ đó, nhiều dự án nghìn tỷ của các nhà đầu tư lớn đã “đổ” vào Hạ Long, làm thay đổi diện mạo thành phố thủ phủ.

Điển hình là các dự án của các tập đoàn kinh tế lớn Vingroup, Sun Group, FLC, My Way... như Công viên hoa Hạ Long, phường Bạch Đằng; dự án khu dịch vụ cao cấp Bến Đoan, phường Hồng Gai; dự án Nhà thi đấu đa năng 5.000 chỗ thuộc Trung tâm Thể thao vùng Đông Bắc, phường Đại Yên; Công viên Hạ Long; Quần thể du lịch, nghỉ dưỡng FLC Hạ Long; Khu hỗn hợp chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại và nhà ở kết hợp phố mua sắm tại phường Bạch Đằng... đang được tích cực thi công. Có thể thấy, những dự án nghìn tỷ khi hoàn thiện, đưa vào sử dụng hứa hẹn sẽ tạo ra sức hút đặc biệt cho vùng đất du lịch Hạ Long.

Có được kết quả đó là do thành phố đã xác định nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng trong cải thiện môi trường đầu tư. Để tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, nhà đầu tư, thành phố đã áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, lựa chọn nhà đầu tư theo Luật Đấu thầu. Nhằm giúp các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thông tin, UBND thành phố đã phê duyệt danh sách, danh mục dự án thu hút đầu tư

và đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử thành phố; xây dựng bộ tài liệu xúc tiến đầu tư riêng của thành phố theo chuẩn quốc tế bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Dự kiến năm 2017, thành phố sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư 18 dự án có sử dụng đất và 1 dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP). Tổng mức đầu tư của các dự án là 5.236 tỷ đồng; tiền sử dụng đất dự kiến thu được 848 tỷ đồng. Điển hình như dự án Khách sạn Lô C1, Quy hoạch toàn tuyến dự án Mở rộng đường du lịch Hạ Long (đoạn từ ngã ba Bưu điện đến bến phà Bãi Cháy cũ), phường Bãi Cháy; Dự án Toà nhà đa năng, phường Hồng Hải; Dự án Cảng khách du lịch tại Cột 3, phường Hồng Hải; Dự án Chung cư 5 tầng Cột 8, phường Hồng Hà. Đồng thời, TP Hạ Long cũng triển khai nhiều quy hoạch chiến lược và công bố công khai theo đúng quy định để doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất. Không chờ đợi nhà đầu tư đến, Hạ Long đã năng động trong các hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức Lễ hội hoa Anh đào - Mai vàng Yên Tử, Carnaval Hạ Long... nhằm thu hút, thúc đẩy giao dịch thương mại.

Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp theo Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ, thành phố thường xuyên tổ chức đối thoại, tiếp xúc doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc... Trong công tác GPMB, thành phố đã tổ chức hàng trăm cuộc họp phổ biến về cơ chế, chính sách bồi thường cho hàng nghìn hộ dân thuộc diện GPMB các dự án trên địa bàn thành phố; đối thoại trực tiếp với các hộ dân có đất thu hồi để đưa ra các phương án bồi thường hợp lý, tạo sự đồng thuận của nhân dân nhanh nhất. Qua đó, đã góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB để giao đất cho nhiều dự án. Cùng với đó, thành phố cũng triển khai nhiều công trình kết cấu hạ tầng quan trọng khi đi vào sử dụng sẽ tác động lớn đến thu hút đầu tư.

Công tác cải cách thủ tục hành chính được coi là chìa khoá mở cửa thu hút đầu tư, thành phố đã đưa 100% thủ tục hành chính vào Trung tâm Hành chính công Hạ Long nhằm công khai, minh bạch hoá các thủ tục hành chính,

loại bỏ các hành vi sách nhiễu doanh nghiệp, giảm chi phí không chính thức. Việc giải quyết các thủ tục tại đây đều được báo cáo UBND thành phố trong ngày; thủ tục nào chưa giải quyết được, trả chậm phải có báo cáo giải trình; các trường hợp vi phạm đều được xử lý nghiêm minh.

Tuy nhiên, để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, thành phố Hạ Long cần tiếp thực hiện một số giải pháp huy động vốn đầu tư sau:

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2014-2020 dự kiến khoảng 152 nghìn tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 13%, nguồn vốn này chủ yếu tập trung đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm để củng cố phát triển kinh tế, giáo dục và đào tạo, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khoa học kỹ thuật, trong hoạt động cấp điện nước và quản lý chất thải.

- Trong quá trình triển khai quy hoạch cần rà soát tổng thể các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch cho phù hợp với khả năng huy động nguồn lực. Xem xét, cụ thể hóa và phải có các giải pháp thực hiện quy hoạch, thực hiện sâu rộng và triệt để cải cách hành chính, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tập trung huy động vốn đầu tư từ bên ngoài theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu quy hoạch đề ra.

- Chủ động phối hợp với Ban xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư của tỉnh để nâng cao năng lực hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố, củng cố các lợi thế sẵn có để xây dựng một môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi; nâng cao cách thức tiếp cận mang tính hệ thống cho việc lựa chọn và tiếp cận các nhà đầu tư, tăng tỷ trọng vốn FDI trong tổng đầu tư toàn xã hội. Tranh thủ sự hỗ trợ ở cấp quốc gia và cấp tỉnh để thực hiện một cách hiệu quả các dự án quan trọng theo hình thức đối tác “Công - Tư”.

- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các lĩnh vực, ngành chủ đạo tạo điều kiện để phát triển ngành khác. Từ đó, thực hiện tốt các các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra.

- Ngành công nghiệp và xây dựng: Với mục tiêu phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, có chất lượng và hiệu quả. Muốn vậy cần có những giải pháp chủ yếu về huy động vốn và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư vào công nghiệp và xây dựng.

Phân phối vốn đầu tư hợp lý cho ngành công nghiệp, xây dựng. Sử dụng vốn đầu tư XDCB của tỉnh vào xây dựng cơ sở hạ tầng của các ngành mũi nhọn, chủ đạo, có lợi thế, có truyền thống. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách đầu tư cần huy động các nguồn vốn khác từ khu vực tư nhân, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã. Khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn môi trường xung quanh.

- Dịch vụ: Sử dụng vốn đầu tư XDCB của trung ương, của tỉnh để đầu tư phát triển ngành dịch vụ. Đầu tư vào các dịch vụ chủ lực, hình thành các sản phẩm dịch vụ có giá trị gia tăng cao phù hợp với lợi thế của huyện, phù hợp với yêu cầu phát triển của vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Cụ thể, sử dụng vốn đầu tư XDCB để xây dựng các công trình tôn tạo, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn giá và phát huy các giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa lịch sử.

Sử dụng vốn để xây dựng hệ thống trung tâm thương mại và hệ thống giao thông vận tải để đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu buôn bán, mua sắm của người dân trong huyện cũng như giao lưu buôn bán giữa các tỉnh và địa phương khác trong khu vực.

Huy động sự đóng góp, đầu tư từ khu vực dân cư và tư nhân để có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư XDCB của huyện cũng như khai thác tốt nguồn tài nguyên và các giá trị văn hoá.

- Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn: Giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB cho nông nghiệp và phát triển nông thôn đó là: Tiếp tục thực hiện xây dựng hệ thống kênh mương, hồ chứa

nước, đập, kè... để có được hệ thống thuỷ lợi đồng bộ, phát huy được giá trị sử dụng của nó trong thực tế, giúp người dân có thể chủ động được công tác tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời đầu tư xây dựng các trại sản xuất để cung câp giống cây trồng, vật nuôi: trại cá giống, trại bò giống, nâng cao chất lượng giống lúa và cây ăn quả, và các phương pháp diệt trừ sâu bệnh, dịch bệnh.Đưa khoa học kĩ thuật hiện đại tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy nhanh tốc độ cơ giới hoá trong nông nghiệp. Từ đó, tăng năng suất lao động của ngành nông nghiệp, cải thiện đời sống cho nhân dân.

Kết hợp nguồn vốn đầu tư XDCB của trung ương, của tỉnh với nguồn vốn đóng góp của dân cư thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: Xây dựng hệ thống giao thông đường nhựa, bê tông trong các khắp các ngõ xóm, làng bản để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, thuận tiện cho việc trao đổi, buôn bán, và các hoạt động khác. Xây dựng các mạng lưới điện quốc gia, đem ánh sáng đến từng nhà, ở các nơi vùng sâu, vùng xa. Đồng thời tiếp tục sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB để xây dựng hệ thống nước sạch, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân những xã miền núi khó khăn, đảm bảo nhu cầu về nước sạch và sức khoẻ cho người dân sống ở vùng nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hạ long (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)