Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hạ long (Trang 43)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu về thực trạng công tác quản lý trình tự, thủ tục lập dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước.

- Chỉ tiêu về thực trạng công tác quản lý và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước.

+ Công tác mời thầu thực hiện theo quy định như của nhà nước.

+ Tổ chức đấu thầu tuân thủ đúng quy trình.

+ Tình hình thực hiện việc đăng tài thông tin trong đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng.

+ Năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu. + Kết quả thanh tra, kiểm tra về đấu thầu.

+ Đánh giá chung về năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu trúng thầu và tiến độ triến khai các gói thâu trên địa bàn.

+ Thẩm tra, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của các đơn vị có liên quan đến các dự án xây dựng cơ bản.

- Chỉ tiêu về thực trạng quản lý công tác thi công xây dựng cơ bản. +Quản lý chất lượng.

+ Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình. + Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình. + Quản lý an toàn lao động trên công trường.

- Chỉ tiêu về quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB sử dụng NSNN. - Chỉ tiêu về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

- Chỉ tiêu về quản lý nguồn nhân lực làm nhiệm vụ quản lý nhà nước các dự án đầu tư XDCB sử dụngNSNN.

- Chỉ tiêu về các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước các dự án XDCB sử dụng ngân sách nhà nước.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG 3.1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Hạ Long

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển thành phố Hạ Long

Thành phố Hạ Long là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 271,95 km², với chiều dài bờ biển dài gần 50 km. Phía đông Hạ Long giáp thành phố Cẩm Phả, tây giáp thị xã Quảng Yên, bắc giáp huyện Hoành Bồ, nam là vịnh Hạ Long. Thành phố nằm dọc theo bờ Vịnh Hạ Long với chiều dài 50 km, cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía Tây, thành phố Cảng Hải Phòng 60 km về phía Tây Nam, cửa khẩu Móng Cái 184 km về phía Đông Bắc, phía nam thông ra Biển Đông. Hạ Long có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vực và quốc gia.

Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, đây cũng là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, địa hình ở đây bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt gồm có: Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc, Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A cuối cùng là Vùng hải đảo.

Ngày 10 tháng 10 năm 2013, Chính phủ ban hành Quyết định số 1838/QĐ-TTg công nhận thành phố Hạ Long là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.

( Nguồn: halongcity.gov.vn)

Thành phố Hạ Long hiện nay bao gồm: 20 đơn vị hành chính cấp phường: Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu, Hồng Hải, Cao Thắng, Cao Xanh, Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hồng Gai, Bãi Cháy, Hồng Hà, Hà Khẩu, Giếng Đáy, Hùng Thắng, Tuần Châu, Việt Hưng, Đại Yên [22].

3.1.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long

3.1.2.1. Địa hình và địa chất

Thành phố Hạ Long trải dài và chia làm hai khu vực Đông và Tây ngăn cách bằng eo biển Cửa Lục, trước đây, có phà nối đôi bờ Hòn Gai - Bãi Cháy, nay đã có cầu Bãi Cháy vừa tiện lợi lưu thông, vừa làm tăng thêm vẻ đẹp của thành phố. Phía Đông thành phố là trung tâm chính trị và công nghiệp than của tỉnh. Phía Tây thành phố là trung tâm du lịch - dịch vụ, đồng thời cũng là khu công nghiệp đóng tàu và cảng biển nổi tiếng của cả nước.

Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo. Vùng đồi núi bao bọc phía Bắc và Đông Bắc của thành phố chiếm 70% diện tích, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m. Vùng ven biển ở phía Nam, độ cao trung bình từ 0.5 đến 5m. Vùng hải đảo, bao gồm

hàng ngàn hòn đảo và hang động lớn nhỏ, đa phần là đảo đá, nằm trong vịnh Hạ Long. Riêng đảo Tuần Châu, rộng trên 400ha được xem là thiên đường du lịch của Việt Nam [22].

3.1.2.2. Khí hậu, thủy văn

Khí hậu ở Hạ Long thuộc kiểu khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.70C, dao động không lớn, từ 16.70C đến 28,60C. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34.90C, nóng nhất đến 380C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp là 13.70C rét nhất là 50C.

Các sông chính chảy qua địa phận thành phố gồm: sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Man, Trới, cả 4 sông này đều đổ vào Cửa Lục rồi chảy ra Vịnh Hạ Long. Riêng sông Míp đổ vào hồ Yên Lập. Các con suối chảy dọc sườn núi phía Nam thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu, Hà Phong. Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước không nhiều [22].

3.1.2.3. Giao thông

Hệ thống giao thông của thành phố hiện khá hoàn chỉnh với cả đường bộ lẫn đường thuỷ.

Quốc lộ 18 chạy dọc suốt chiều dài phía Nam của thành phố, qua Hải Dương, lên Móng Cái. Quốc lộ 279 từ Bắc Giang, qua Hoành Bồ, đến Hạ Long. Từ Hà Nội, có 3 tuyến đường bộ đi Hạ Long là: Hà Nội - Bắc Ninh - Hạ Long dài 155km, Hà Nội - Hải Dương - Hạ Long dài 170km, và Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long dài 160km. Từ Hải Phòng, du khách theo quốc lộ 10, qua phà Rừng, đến Yên Hưng rồi đến Hạ Long. Từ Lạng Sơn, du khách theo quốc lộ 1A đến Bắc Ninh, rồi rẽ vào quốc lộ 18 sẽ tới Hạ Long, đường dài 250km. Từ các tỉnh phía Nam, du khách theo quốc lộ 1A đến thành phố Ninh Bình, rồi rẽ vào quốc lộ 10, qua Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, nối vào quốc lộ 18 tại Uông Bí đến Hạ Long.

Ngoài ra, còn có tuyến đường sắt Hà Nội - Kép - Hạ Long, xuất phát từ ga Yên Viên, Hà Nội.

Về đường thuỷ, du khách có thể đi từ các bến tàu trong và ngoài nước để vào Vịnh Hạ Long.

Thành phố Hạ Long là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; có mạng lưới giao thông, cảng biển khá đồng bộ; gần cửa khẩu quốc tế Móng Cái; có cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế một cách toàn diện [22].

3.1.2.4. Công nghiệp

Thành phố Hạ Long có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú: than đá (trữ lượng 592 triệu tấn), đá vôi (trữ lượng 1,3 tỷ tấn, hàm lượng CaO 54,36%), đất sét (trữ lượng 63,5 triệu m3)... thuận lợi cho công nghiệp khai thác than, sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, điện, luyện cán thép, công nghiệp đóng tàu...

3.1.2.5. Nông - lâm - ngư nghiệp

Thành phố có khoảng 1.247,1 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, và khoảng 5.153,57 ha (năm 2003) diện tích rừng. Hệ thống hồ, kênh mương nội đồng khá hoàn thiện, đảm bảo đủ nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Thành phố Hạ Long có 50 km bờ biển và biển. Vùng biển Hạ Long có nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao; ngoài ra Hạ Long có gần 2000 ha diện tích mặt nước và 1553 km2 mặt nước Vịnh có khả năng nuôi trồng thuỷ sản. Đây là một tiềm năng to lớn để phát triển ngành thuỷ sản.

3.1.2.6. Du lịch

So với các thành phố biển khác trên cả nước, Hạ Long có lợi thế rất lớn về du lịch. Vịnh Hạ Long có vẻ đẹp kỳ thú, độc đáo với hàng ngàn hòn đảo đá, hang động nhũ thạch, bãi tắm... đã 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Ngoài ra, Hạ Long còn là vùng đất có nhiều truyền thuyết đặc sắc; có lịch sử phát triển lâu đời với dấu ấn rõ nét của nền văn hoá Hạ Long; nơi tập trung nhiều hệ sinh thái biển nhiệt đới điển hình với tính đa

dạng sinh học cao... đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Hạ Long trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước có tầm cỡ quốc tế.

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDA công trình thành phố Hạ Long

3.1.3.1. Chức năng của Ban QLDA công trình thành phố

Ban QLDACT Thành phố là đơn vị sự nghiệp có chức năng đại diện cho chủ đầu tư là UBND thành phố Hạ Long, thực hiện công tác quản lý đầu tư, giám sát xây dựng và bồi thường hỗ trợ tái định cư các dự án do UBND thành phố Hạ Long giao có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác. Là tư vấn quản lý dự án, giám sát, đấu thầu với các chủ đầu tư khác khi được sự chấp thuận của UBND thành phố Hạ Long.

Ban QLDA công thành phố là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật [17].

3.1.3.2.Nhiệm vụ của Ban QLDA công trình thành phố

- Quản lý các dự án đầu tư do UBND thành phố Hạ Long giao đối với dự án có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước do thành phố quản lý và những dự án do Bộ, ngành Trung ương uỷ quyền quản lý theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án và chủ nhiệm điều hành dự án theo quy định của luật xây dựng và Nghị định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương có liên quan đến lĩnh vực xây dựng.

- Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các dự án thuộc quyền quản lý của mình và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan giám sát đầu tư của nhà nước ở cấp trực thuộc (Bộ, ngành hoặc Uỷ ban nhân dân thành phố); phát hiện và báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan giám sát đầu tư những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và kiến nghị những giải pháp khắc phục.

- Các nhiệm vụ cụ thể trong quá trình quản lý, giám sát, bồi thường hỗ trợ tái định cư các dự án đầu tư xây dựng.

- Tham mưu đề xuất danh mục chuẩn bị đầu tư hàng năm.

- Thực hiện nhiệm vụ của chủ đầu tư là UBND thành phố Hạ Long, quản lý, giám sát các công trình theo kế hoạch giao, cụ thể như sau.

- Lập và trình phê duyệt kế hoạch đầu tư.

- Trực tiếp tổ chức tuyển chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây lắp, kiểm định bằng hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu theo quy định của pháp luật để thực hiện các công việc sau:

+ Khảo sát thiết kế, lập kế hoạch đầu tư.

+ Lập quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng công trình. + Thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.

+ Kiểm định, đánh giá chất lượng công trình xây dựng xây mới và cải tạo. + Nhà thầu xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị.

+ Giám sát thi công (áp dụng các công trình yêu cầu kỹ thuật cao). - Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký họp đồng tư vấn, xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị, kiểm định công trình theo đúng quy định của pháp luật.

- Quản lý và giám sát công tác khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng công trình:

+ Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.

+ Giám sát, nghiệm thu công tác khảo sát, nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định hiện hành.

+ Tự lập hoặc thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng đối với các công trình phải lập dự án theo quy định.

+ Trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định và phê duyệt thủ tục đầu tư.

+ Nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định hiện hành. + Giám sát thi công xây dựng, lắp đặt công trình.

+ Giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị. Nghiệm thu, thanh quyết toán công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện các quy định về chứng nhận công trình đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

- Bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng. Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành và thực hiện công việc lưu trữ hồ sơ công trình.

- Lập báo cáo thực hiện hàng tháng, hàng quý, hàng năm và gửi báo cáo chất lượng công trình đến cơ quan, phòng ban chức năng.

- Tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án do Ban quản lý đầu tư xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.

- Công khai quy hoạch sử dụng đất và thông báo chủ trương thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.

- Thuê tư vấn đo vẽ bản đồ hiện trạng, bản đồ giải phóng mặt bằng thu hồi đất và trích thửa đơn vị cơ quan tổ chức, hộ dân.

- Trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất.

- Lập phương án bồi thường trình hội đồng bồi thường - thẩm định và UBND thành phố Hạ Long phê duyệt.

- Công khai phương án bồi thường giải phóng mặt bằng của các hộ dân theo quy định.

- Đối thoại và trả lời đơn kiến nghị của các tổ chức, hộ dân. - Chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Phối hợp với các phường xã để tổ chức, cưỡng chế bảo vệ mặt bằng thi công.

3.1.3.3. Tổ chức và biên chế của Ban QLDA công trình thành phố

Sơ đồ 3.1: Tổ chức biên chế của Ban QLDA công trình thành phố

3.1.4. Thực trạng đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước ở địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Trong những năm qua, nhờ cơ chế chính sách đầu tư của Trung ương, của tỉnh cùng với sự năng động của thành phố, chính sách thu hút vốn đầu tư và môi trường đầu tư được cải thiện. Công tác đầu tư trên địa bàn thành phố đã có những bước phát triển nhanh trên tất cả các lĩnh vực kể cả đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, lượng vốn đầu tư đã không ngừng tăng. Việc sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách biểu hiện qua các chương trình, hạng mục công trình, dự án được thực hiện bởi chính nguồn vốn đó.

Nguồn vốn đầu tư XDCB từ hai nguồn vốn ngân sách địa phương cân đối và nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hạ long (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)