Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động và xác lập trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hạ long (Trang 109 - 111)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.8. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động và xác lập trách nhiệm

ràng của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng.

4.2.8.1. Nâng cao hoạt động tư vấn xây dựng

- Việc lựa chọn tư vấn thực hiện các công việc tư vấn xây dựng phải

được công bố công khai để các đơn vị có năng lực đăng ký thực hiện.

- Đối với việc lập dự án đầu tư: Dự án có tính chất sản xuất kinh

doanh, mức độ kỹ thuật phức tạp cao thì phải tuyển chọn đơn vị tư vấn hạng I, II và có đủ năng lực đảm nhận thực hiện.

- Đối với loại hình lập các hồ sơ thầu và thâm định thiết kế, dự toán:

đơn vị lập hồ sơ thiết kế không được thực hiện các công việc này đối với cùng một công trình, gói thầu.

- Đối với công tác giám sát kỹ thuật thi công:

+ Công trình có quy mô nh ỏ: cho phép 01 cán bộ kỹ thuật đã có chứng chỉ hành nghề được thực hiện giám sát 02 công trình trong cùng một thời điểm.

+ Công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp: Đòi hỏi ít nhất phải có 01 cán bộ kỹ thuật có chứng chỉ hành nghề giám sát xuyên suốt quá trình thi công.

- Đối với các đơn vị tư vấn hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh: Phải

đối chiếu với quy định để hoàn thiện, nếu chưa đủ điều kiện về nhân lực và thiết bị để xếp hạng thì phải ngừng hoạt động loại hình tư vấn nào chưa được đáp ứng.

4.2.8.2. Nâng cao hoạt động quản lý dự án

- Đối với dự án có quy mô lớn và mức độ kỹ thuật phức tạp phải áp dụng

hình thức đấu thầu quản lý dự án và lựa chọn nhà thầu tư vấn quản lý dự án có năng lực, đảm bảo về chất lượng xây dựng và tiến độ thi công công trình.

- Đối với các Ban Quản lý dự án hiện hữu: Phải chủ động kiện toàn về

nhân sự để đảm bảo đội ngũ cán bộ kỹ thuật đáp ứng được điều kiện quản lý theo quy định, từng bước nâng cao và hình thành các Ban quản lý dự án chuyên ngành.

4.2.8.3. Xác lập vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư

Thời gian qua, nhiều dự án xây dựng cơ bản triển khai quá chậm. Sự chậm trễ bắt đầu ngay từ công tác chuẩn bị đầu tư, việc thẩm định và phê duyệt dự án chưa bảo đảm, đến bước triển khai thực hiện cũng chậm và phải thay đổi liên tục; chất lượng tư vấn vẫn còn nhiều hạn chế.

Một số dự án lớn, việc chuẩn bị kéo dài tới vài năm, nhưng khi triển khai vẫn gặp nhiều trục trặc phát sinh. Vì sao như vậy? Có thể thấy rõ, nhiều đơn vị đã không hiểu đầy đủ vai trò chủ đầu tư của mình, thiếu sự chỉ đạo, định hướng đối với đơn vị tư vấn. Chủ đầu tư không thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, thiếu sự thẩm định kỹ càng, dẫn đến nhiều sai sót khi triển khai.

Có tình trạng, chủ đầu tư phụ thuộc hoàn toàn vào tư vấn, “bảo sao nghe vậy”, dù biết chưa phù hợp thực tế. Chính vì vậy, một số đơn vị tư vấn có hiện tượng “qua mặt” chủ đầu tư, trực tiếp làm việc với cấp chủ quản cho “thoáng việc”. Khi dự án gặp vướng mắc, chủ đầu tư chỉ cần đổ lỗi cho tư vấn là xong trách nhiệm, nhưng ràng buộc giữa hai bên lại sơ sài, dẫn tới khó khăn khi xử lý. Có nhiều ngành, hồ sơ thiết kế dự toán các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước không bảo đảm chất lượng chiếm tỷ lệ gần một nửa, phải chỉnh sửa tới vài ba lần. Hồ sơ thiết kế dự toán không bảo đảm chất lượng, rõ ràng do lỗi của cả chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế lập tổng dự toán công trình. Trong đó, vai trò của chủ đầu tư quá yếu kém, mờ nhạt.

Nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư cần thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình đối với các dự án theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình hiện hành của Nhà nước. Cụ thể như sau:

- Cần chủ động định hướng, yêu cầu tư vấn thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; tổ chức thẩm định, phê duyệt các dự án theo thẩm quyền phân cấp. Nếu không đảm đương được việc thẩm định dự án và quá trình thực hiện đầu tư, phải thuê tổ chức tư vấn đủ năng lực, nhưng phải kiểm tra kết quả theo

hợp đồng đã ký và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo thẩm định. Hợp đồng dịch vụ tư vấn đầu tư xây dựng phải được quy định cụ thể về trách nhiệm của tư vấn và các điều kiện ràng buộc.

- Đối với các công trình chủ đầu tư tự thực hiện, phải bảo đảm giám sát độc lập theo quy định. Các dự án mà chủ trương, kế hoạch đầu tư, chuẩn bị dự án, tổ chức thực hiện thuộc thẩm quyền quyết định của cấp chủ quản, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ quản về thủ tục pháp lý, chất lượng và hiệu quả của dự án. Chủ đầu tư phải xây dựng, đào tạo đội ngũ làm công tác quản lý đầu tư bảo đảm đủ năng lực quản lý dự án, quản lý đầu tư xây dựng công trình. Đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về chất lượng dịch vụ tư vấn như khảo sát, lập dự án, thiết kế,... nghiêm túc thực hiện việc giám sát tác giả theo quy định và được thể hiện trong hợp đồng, có cam kết rõ ràng. Chất lượng, tiến độ dịch vụ tư vấn được chủ đầu tư xác định cụ thể trong quá trình nghiệm thu thanh toán, buộc giảm trừ nếu chất lượng, tiến độ dịch vụ không đạt yêu cầu.

- Sự minh bạch, có sự ràng buộc chặt chẽ bởi các điều khoản thưởng, phạt nghiêm minh trong hợp đồng, xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm giữa các bên là đòi hỏi có tính tất yếu, nhằm bảo đảm tính hiệu quả và khả thi của dự án, đưa công trình hoàn thành đúng tiến độ.

4.2.8.4. Thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ

Chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án phải thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ cho các cơ quan tổng hợp: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Kho Bạc Nhà nước thành phố, Phòng Tài chính - Kế hoạch chịu trách nhiệm chính, tổng hợp báo cáo và đề xuất xử lý các vướng mắc phát sinh về UBND thành phố Hạ Long và UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét, quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hạ long (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)