Quản lý trình tự, thủ tục lập dự án (Báo cáo kinh tế Kỹ thuật) đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hạ long (Trang 53 - 61)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Quản lý trình tự, thủ tục lập dự án (Báo cáo kinh tế Kỹ thuật) đầu

tư xây dựng công trình

Việc lập dự án (Báo cáo kinh tế - Kỹ thuật) đầu tư XDCT tại thành phố Hạ Long (gọi chung là dự án đầu tư) trên cơ sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật của thành phố, phù hợp với quy

hoạch xây dựng, đảm bảo an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo đánh giá tác động môi trường, vấn đề quy hoạch sử dụng đất và yêu cầu về bố trí nguồn vốn đầu tư hàng năm.

Trong những năm qua, công tác chuẩn bị đầu tư của thành phố đã bám sát quy hoạch chung phát triển của tỉnh, các bước từ đề xuất chuẩn bị dự án, chủ động chỉ đạo UBND các xã, phường trong công tác bố trí GPMB, quy hoạch định hướng, phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các dự án của thành phố được thực hiện nghiêm túc. Căn cứ các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã tiến hành đúng quy trình và thực hiện tốt quy trình lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình của Chủ đầu tư bảo đảm các quy định của pháp luật bao gồm:

+ Sự cần thiết phải đầu tư công trình, nêu được các thuận lợi, khó khăn khi thực hiện dự án. Công tác bố trí nguồn vốn đầu tư, thời hạn thanh toán vốn đầu tư, công tác quản lý dự án.

+ Dự kiến quy mô đầu tư: Diện tích xây dựng, quy mô thiết kế, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất, các hạng mục của công trình thuộc dự án đầu tư, các thông số kỹ thuật chủ yếu.

+ Các điều kiện cung cấp thiết bị vật tư, nguyên liệu, các dịch vụ thiết yếu đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, phương án GPMB bối thường tái định cư (nếu có). Các ảnh hưởng của dự án đến môi trường, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ.

+ Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện dự án, hình thức và phương pháp huy động vốn, tiến độ và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.

Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ. + Phần thuyết minh thiết kế cơ sở:

- Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế, vị trí, quy mô xây dựng các công trình, hạng mục công trình, khả năng đấu nối với các dự án và hạ tầng kỹ thuật của khu vực.

- Phương án công nghệ, nhu cầu sử dụng thiết bị công nghệ. - Phương án kiến trúc.

- Phương án kết cấu chính, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình xây dựng.

- Phương án bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định. - Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.

+ Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:

- Bản vẽ tổng thể mặt bằng công trình hoặc bình đồ phương án tuyến đối với dự án công trình xây dựng theo tuyến.

- Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu sử dụng công nghệ.

- Bản vẽ kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc.

- Bản vẽ phương án kết cấu chính, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, phương án kết nối với khu vực.

+ Công tác thẩm định dự án đầu tư

- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án bao gồm: sự cần thiết phải đầu tư; Các yếu tố đầu vào của dự án; Quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; Phân tích khả năng tài chính, nguồn vốn đầu tư của dự án, tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án bao gồm: Khả năng bố trí vốn và thời hạn thanh toán; Sự phù hợp với quy hoạch, nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên; Khả năng GPMB, tiến độ dự án với khả năng về nguồn ngân sách bố trí theo tiến độ; các giải pháp phòng chống cháy nổ, các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như an ninh quốc phòng, tác động môi trường và các quy định khác của Pháp luật có liên quan đế dự án.

+ Xem xét đến thiết kế cơ sở gồm:

- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết đã xây dựng hoặc tổng mặt bằng đã được phê duyệt, sự phù hợp của TKCS với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến, sự phù hợp của TKCS với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp

thuận đối với công trình xây dựng tại những vị trí chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt,

- Sự phù hợp trong việc kết nối, các vị trí đấu nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.

- Sự phù hợp của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ.

- Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ.

- Điều kiện, trình độ, năng lực hoạt động của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở.

Trong giai đoạn 2015 - 2017 số lượng dự án ĐTXDCB sử dụng NSNN trên địa bàn thành phố Hạ Long đã thực hiện đầu tư cho các công trình, dự án thuộc các lĩnh vực công trình dân dụng, công trình giao thông - hạ tầng - thoát nước, công trình cấp điện, nước…

(Đơn vị: công trình) 45 61 73 97 109 133 8 7 7 5 6 35 0 20 40 60 80 100 120 140

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Công trình dân dụng

Công trình giao thông -thoát nước Công trình cấp điện, cấp nước

Công trình đầu tư xây dựng trên vịnh Hạ Long Công trình UBND phường đề xuất

Biểu đồ 3.1: Số lượng công trình đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN giai đoạn 2015 - 2017

Sơ đồ trên cho thấy số công trình đầu tư XDCB sử dụng nguồn NSNN được phê duyệt trên địa bàn thành phố Hạ Long trong giai đoạn 2015 - 2017 tăng dần qua các năm. Năm 2015 có 153 công trình được phê duyệt đến năm 2016 là 184 công trình được phê duyệt tốc độ tăng 1,23 lần so với năm 2015 và bước sang năm 2017 là 252 công trình, tăng gấp 1,68 lần so với năm 2015. Đây là một dấu hiệu tốt vì trong thời gian qua tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến mọi ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là ngành xây dựng. Các công trình thi công gián đoạn, không thực hiện được vì không có vốn đầu tư. Điều này cho thấy thành phố Hạ Long rất chú trọng đến hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN, từ đó góp phần nâng cao và cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân.

Hiện nay, TP Hạ Long đang tích cực chuẩn bị, sẵn sàng về cơ sở hạ tầng đô thị, chất lượng nguồn nhân lực và các dịch vụ du lịch…tích cực xúc tiến quảng bá hình ảnh Thành phố tới du khách trong nước và quốc tế, hướng tới phát triển du lịch chuyên nghiệp. Từ trước đó, Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 đã xác định rất rõ mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Hạ Long trở thành thành phố du lịch hiện đại và văn minh. Vì thế, TP Hạ Long đã tập trung đầu tư, từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng du lịch, dịch vụ cùng với việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa và di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Mục tiêu là đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

Thành phố luôn chú trọng huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, du lịch đồng bộ, hiện đại. Đặc biệt, tập trung phối hợp với các ngành của tỉnh, các nhà đầu tư để khẩn trương giải phóng mặt bằng, dành quỹ đất sạch, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư chiến lược đẩy nhanh các công trình, dự án trọng điểm phát triển hạ tầng du lịch trên địa bàn. Nhờ được quy hoạch, đầu tư đồng bộ, các dịch vụ du lịch của thành phố phát triển khá nhanh. Điển hình như sau:

Công trình dân dụng: năm 2015 số công trình dân dụng là 45 công trình chiếm 30% trong tổng số công trình được phê duyệt, năm 2016 tăng lên 1,35 lần (61 công trình) chiếm 33,2%, trong đó chủ yếu là tập trung đầu tư cho xây dựng các cơ sở giáo dục - đào tạo; năm 2017 tăng lên đến 73 công trình. Điều này chứng tỏ thành phố rất chú trọng đầu tư cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

Công trình giao thông - hạ tầng - thoát nước: năm 2015 là 97 công trình chiếm 64,7%, năm 2016 là 109 công trình chiếm 59,2%. Như vậy, nếu tính số lượng công trình thì tổng thể năm 2016 tăng 1,12 lần, nhưng xét về tỉ lệ cơ cấu trong 1 năm thì tỉ lệ công trình giao thông - hạ tầng - thoát nước thì lại giảm so với năm 2015. Tuy nhiên, đáng giá chung thì số lượng công trình này luôn chiếm tỉ lệ rất cao (trung bình 61,95%). Số công trình này vẫn tiếp tục tăng trong năm 2017 (133 công trình tăng gấp 1,37 lần so với năm 2015 chiếm tới 52,8% tổng số lượng công trình). Con số này chứng tỏ 1 điều rằng UBND thành phố luôn đặc biệt chú trọng công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông- hạ tầng - thoát nước, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại, tham quan, nghỉ dưỡng của khách du lịch.

Công trình cấp điện, cấp nước và công trình đầu tư xây dựng trên vịnh Hạ Long: chiếm tỉ trọng rất thấp trong tổng dự án công trình được phê duyệt và về cơ bản không có sự biến động lớn qua các năm. Năm 2015 là 08 công trình chiếm 5,3%, năm 2016 là 07 công trình chiếm 3,8% và năm 2017, công trình cấp điện, cấp nước là 5 công trình (1,98%), công trình đầu tư xây dựng vịnh Hạ Long là 6 công trình, chiếm tỉ lệ 2,38% tổng số công trình trong năm. Đặc biệt, trong năm 2017 có thêm 35 công trình do UBND phường đề xuất, chiếm tỉ lệ không cao trong tổng số công trình (13,9%).

Nhìn chung, trong giai đoạn 2015 - 2017, số công trình được phê duyệt không ngừng tăng lên, nhất là đối với công trình giao thông - hạ tầng - thoát

nước. Nguyên nhân là TP Hạ Long luôn xác định, du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Chính vì vậy, thành phố đã tập trung đầu tư, từng bước hiện đại hoá cơ sở hạ tầng du lịch. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 595 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có trên 100 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 5 sao; 500 tàu du lịch (trong đó có 169 tàu lưu trú nghỉ đêm) hoạt động trên Vịnh Hạ Long; 30 điểm mua sắm và nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Cùng với đó, các khu vui chơi giải trí của thành phố được chú trọng đầu tư phát triển mang tính đặc trưng như: Casino Hoàng Gia, sân khấu biểu diễn cá heo, hải cẩu, sư tử và công viên nhạc nước Tuần Châu, trung tâm thương mại và giải trí Marine Plaza, Big C, Vincom Hạ Long, dịch vụ thuỷ phi cơ ngắm Vịnh Hạ Long... Đặc biệt, thời gian qua tỉnh và thành phố đã thu hút nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư vào thành phố như: Sun Group với dự án công viên Đại dương Hạ Long; Vingroup với dự án Trung tâm Thương mại Vincom center, khu tổng hợp nghỉ dưỡng khách sạn resort 5 sao tại đảo Rều; My Way với dự án Times Garden - khu hỗn hợp chung cư cao tầng và nhà phố TM mua sắm cao cấp... Bên cạnh đó, thành phố được uỷ quyền tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch quy mô lớn như: Lễ hội Hoa anh đào và Carnaval Hạ Long. Để phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh về du lịch, thành phố đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh và Trung ương. Cơ sở vật chất trên địa bàn thành phố được đầu tư hoàn thiện theo hướng hiện đại, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao, nhất là ngành Du lịch đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh” và cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội; bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá; đẩy mạnh quan hệ hữu nghị hợp tác, hội nhập quốc tế.

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tình hình quản lý trình tự, thủ tục lập dự án XDCB

Công tác quản lý trình tự, thủ tục lập dự án XDCB của thành phố Hạ Long hiện nay như thế nào?

Tỉ lệ % 1 a. Những mặt đạt được của công tác này:

- Công tác quản lý sát sao, trình tự, thủ tục quản lý đúng quy trình thông qua các phòng, ban đảm bảo tiến độ và môi trường.

100

2 b. Những mặt hạn chế của công tác này:

- Giám sát đôi khi không chặt chẽ. 60

- Thủ tục quản lý thông qua nhiều phòng ban gây mất thời gian. 85

- Công tác lập dự án XDCB chậm, bị kéo dài. 60

- Một số công trình còn chậm tiến độ. 80

- Một số dự án công tác chuẩn bị đầu tư còn chậm. 75 3 c. Nguyên nhân của những hạn chế trên:

- Trình tự quản lý còn qua nhiều cửa, nhiều phòng ban. 75

- Vướng mắc trong quá trình lập dự án. 80

- Công tác chuẩn bị đầu tư còn nhiều bất cập. 90

- Công tác quản lý, quy hoạch còn nhiều hạn chế. 95

- Thủ tục hành chính rườm rà, các văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi, các co quan ban ngành chưa thống nhất.

95

- Còn có nhiều nguyên nhân phát sinh. 60

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)

Như vậy, thông qua kết quả khảo sát trên của tác giả có thể nhận thấy công tác quản lý dự án XDCB trên địa bàn thành phố Hạ Long luôn được thực hiện đúng quy trình, thủ tục quy định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và nguyên nhân kể trên. Do đó, để thực hiện mục tiêu xây dựng TP Hạ Long thành thành phố du lịch đáng sống, điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước, thành phố cần khác phục những hạn chế nêu trên và đẩy mạnh tập

trung đầu tư vào hạ tầng giao thông, đô thị, hạ tầng du lịch, thương mại, văn hoá và tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn về bảo vệ môi trường, thị trường kinh doanh du lịch lành mạnh, quản lý vệ sinh, trật tự đô thị, nếp sống văn hoá để tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt bạn bè và du khách...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hạ long (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)