Kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước các dự án đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hạ long (Trang 34 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước các dự án đầu tư XDCB

sử dụng NSNN của một số địa phương

1.2.1. Kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước các dự án đầu tư XDCB sử dụng NSNN của một số địa phương dụng NSNN của một số địa phương

Để nâng cao chất lượng xây dựng, hiệu quả đầu tư, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí, đặc biệt là đối với các hoạt động đầu tư xây dựng có sử dụng vốn nhà nước. Do đó, việc đưa ra các giải pháp tăng cường các quy định pháp luật để điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng sử dụng các loại nguồn vốn khác nhau, bảo đảm cho các hoạt động đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch và được kiểm soát chặt chẽ; tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng đối với toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng kết hợp với việc xác lập quan hệ bình đẳng, phân định rõ trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng. Do vậy, công tác tăng cường quản lý các dự án đầu tư XDCB là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm.

1.2.1.1. Quản lý dự án đầu tư XDCB ở Thái Thụy, Thái Bình

Mặc dù còn nhiều khó khăn, trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011, huyện Thái Thụy đã huy động tổng nguồn vốn đầu tư 88.255,5 triệu đồng thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).

Trong quản lý vốn đầu tư XDCB, huyện Thái Thụy đã giao quyền chủ động cho các địa phương trong việc huy động vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn huy động được. Nhờ các giải pháp về huy động vốn và quản lý vốn đó, đến cuối quý III năm 2012, Thái Thụy đã tích cực vận động nhân dân tự nguyện đóng góp tiền, công lao động để phục vụ trong công tác chỉnh trang đồng ruộng. Mức huy động được đưa ra bàn bạc công khai, dân chủ trong các cuộc họp từ xã đến thôn nên hầu hết bà con đồng tình với số tiền thu được khoảng 32,4 tỷ đồng. Ngoài ra, từ nguồn cấp bù do miễn thuỷ lợi phí trong 2 năm (2010 và 2011), huyện đã chỉ đạo các xã, HTX đầu tư xây dựng,

kiên cố được 12.790 m kênh mương, 15 cống đập, 4 trạm bơm và nạo vét được 46.050 m sông trục các loại cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất.[23]

1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư XDCB Quảng Nam

Liên tục trong thời gian quan, tỉnh Quảng Nam đã có báo cáo đáng lo ngại về tình hình thực hiện hoàn ứng vốn đầu tư thuộc nguồn ngân sách địa phương, khiến Quảng Nam trở thành “điển hình” về số dư tạm ứng vốn xây dựng cơ bản của cả nước. Tháng 8 năm 2012, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức cuộc họp nhằm tìm cách tháo gỡ việc quyết toán vốn và tiến độ thu hồi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng (nguồn trái phiếu Chính phủ, hỗ trợ có mục tiêu, ngân sách tập trung, tạm ứng ngân sách) một số dự án trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của KBNN Quảng Nam, đến đầu tháng 6 năm 2012 số dư tạm ứng từ năm 2010 trở về trước còn tồn đọng hơn 548 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hơn 464 tỷ đồng, ngân sách huyện, thành phố 78 tỷ đồng... Một số đơn vị còn tồn đọng vốn tạm ứng lớn như Ban quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai (295 tỷ đồng), dẫn đầu và chiếm 53% toàn tỉnh. Kế đến là các huyện Nam Trà My (44 tỷ đồng), Tiên Phước (30 tỷ đồng), Phước Sơn (24 tỷ đồng), TP.Hội An (16 tỷ đồng), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (12 tỷ đồng), Sở VH-TT&DL (12 tỷ đồng)... Chưa kể nguồn vốn tạm ứng kế hoạch năm 2011, đến nay toàn tỉnh vẫn còn 22 dự án đã quá thời hạn quy định nhưng vẫn chưa hoàn ứng với tổng số tiền 242 tỷ đồng...

Công tác kiểm tra, giám sát các công trình XDCB trên địa bàn tỉnh cũng đã được sự quan tâm, chỉ đạo lớn từ phía lãnh đạo. Qua kiểm tra của UBND tỉnh, nhà thầu thi công một số công trình xây dựng cơ sở hạ tầng đã dừng thi công hoặc thi công cầm chừng. Hàng chục tỷ đồng ngân sách đã tạm ứng nhiều năm vẫn không có khối lượng để thanh toán. Kết quả các cuộc kiểm tra cho thấy tiến độ của hàng loạt công trình do ban làm chủ đầu tư diễn ra quá chậm. Tại công trình 2 dự án đường cứu hộ, cứu nạn Tam Kỳ và Núi Thành (nguồn trái phiếu Chính phủ) hiện có nhà thầu thi công, nhưng lực

lượng thi công trên công trường quá mỏng, chưa tương xứng với quy mô dự án, trong khi đó dự án đường cứu hộ, cứu nạn tại huyện Thăng Bình chưa triển khai thi công. Theo báo cáo của KBNN tỉnh, tổng giá trị khối lượng nhà thầu thi công tại hai dự án này mới thực hiện được khoảng 60 tỷ đồng, trong khi trước đó, chủ đầu tư đã ứng đến hơn 160 tỷ đồng... Chưa hết, tổng số tiền ngân sách đã tạm ứng cho Tập đoàn Xuân Thành để thi công 3 dự án đường cứu nạn, cứu hộ và dự án nạo vét thoát lũ khẩn cấp sông Trường Giang là hơn 330 tỷ đồng đã quá thời gian quy định, nhưng chủ đầu tư và nhà thầu chưa thực hiện nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành. Trong đó, 2 dự án nạo vét thoát lũ khẩn cấp sông Trường Giang và đường cứu hộ, cứu nạn tại huyện Thăng Bình chưa triển khai thi công với tổng số vốn tạm ứng hơn 170 tỷ đồng. Đối với nguồn vốn tạm ứng cho các dự án đã trễ hạn quá lâu (từ trước năm 2004), việc thu hồi là khó khả thi vì liên quan đến nhiều vấn đề, nếu sự việc bắt buộc phải giải quyết cần triệu tập nhiều cá nhân liên quan, nhờ đến tòa án...

Giải quyết tình trạng này, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp các chủ đầu tư tiến hành rà soát và triển khai các biện pháp hoàn ứng vốn đầu tư. Để chấn chỉnh việc phát sinh tạm ứng, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm chủ trương có mặt bằng mới tạm ứng vốn thi công; hạn chế bố trí vốn cho các chủ đầu tư, dự án có số dư tạm ứng quá thời gian quy định và có số dư lớn; tăng cường giám sát việc thi công sau khi phân bổ nhằm ngăn chặn nhà thầu chiếm dụng vốn ngân sách; thực hiện cắt giảm, chuyển vốn đối với những dự án triển khai chậm. Trước mắt, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, KBNN tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn ngân sách; đồng thời phối hợp với chủ đầu tư và nhà thầu tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công, nghiệm thu khối lượng hoàn thành để thanh toán, hoàn trả nguồn vốn tạm ứng đã quá thời gian quy định lại cho ngân sách trước ngày 30/6.[23]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hạ long (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)