Bài học kinh nghiệm đối với công tác quản lý nhà nước các dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hạ long (Trang 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với công tác quản lý nhà nước các dự án

XDCB sử dụng NSNN trên địa bàn thành phố Hạ Long

Những yếu kém nội tại của việc đầu tư từ nguồn NSNN không hiệu quả chủ yếu xuất phát từ việc quản lý vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư từ nguồn NSNN nói riêng chưa tốt. Quản lý vốn đầu tư từ nguồn NSNN được hiểu là quá trình Nhà nước điều khiển và hướng dẫn hoạt động đầu tư từ nguồn vốn NSNN để đạt được mục tiêu Nhà nước đề ra. Mối quan hệ giữa quản lý vốn đầu tư từ nguồn NSNN được biểu diễn bằng các chính sách mang tầm quốc gia, nhất là chính sách kinh tế vĩ mô sẽ làm căn cứ xác định mục tiêu NSNN. Vì thế, để nâng cao chất lượng quản lý đầu tư, phải lưu ý đến những vấn đề sau:

- Phương thức quản lý chi phí ĐTXDCB sử dụng nguồn vốn NSNN phải quán triệt mục tiêu tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, để làm được việc khống chế chi phí ĐTXDCB dự án không phá vỡ hạn mức chi phí được duyệt ở mỗi giai đoạn. Điều này phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể và sự giám sát lẫn nhau của toàn xã hội. Từng bước hòa nhập thông lệ quốc tế, phù hợp với cơ chế thị trường, với xu hướng là quản lý theo sản phẩm đầu ra với những kế hoạch dài, trung hạn và đầu tư theo chương trình mục tiêu của Nhà nước. Đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong quản lý vốn đầu tư xây dựng nói chung và đầu tư NSNN nói riêng.

- Công tác sử dụng và đào tạo cán bộ hợp lý, bố trí đúng người, đúng việc phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ. Coi trọng việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, động viên khuyến khích cán bộ nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ, coi việc tổ chức, học tập chế độ chính sách, cập nhật kiến thức mới là một yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ, tiến tới tổ chức các buổi học tập như một buổi sinh hoạt thường xuyên của cơ quan.

- Xây dựng bộ máy quản lý điều hành, quản lý vốn đầu tư XDCB sử dụng nguồn NSNN phải phân định trách nhiệm rõ ràng, thực hiện nghiêm

theo luật pháp quy định. Đối với KBNN việc kiểm soát thanh toán trên cơ sở căn cứ pháp lý rõ ràng và đầy đủ, được cung cấp thông tin về giá cả xây dựng ngay từ đầu. Quy định rõ về việc kiểm soát thanh toán theo những nội dung cụ thể theo dự toán năm, nghiệm thu, trách nhiệm chuyển tiền và thời hạn giải quyết công việc thanh toán. Nhìn chung trách nhiệm của KBNN trong bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là hợp lý, rõ ràng, thuận tiện và dễ thực hiện.

- Định kỳ tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, phối hợp với các đơn vị chủ đầu tư tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi những vấn đề phát sinh, những vướng mắc cần tháo gỡ, những nảy sinh trong quá trình kiểm soát chi đầu tư, tổ chức tốt công tác thông tin báo cáo.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư phát triển, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình. Xây dựng tiêu chí phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản; phân cấp quản lý và công tác kế hoạch vốn đầu tư phù hợp; thực hiện tốt công tác đánh giá đầu tư (đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và tác động).

- Nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý sau đầu tư một cách hiệu quả, bền vững, phù hợp với từng loại công trình; ban hành bộ chỉ số giá hàng tháng; xây dựng điều chỉnh, bổ sung bộ đơn giá xây dựng theo từng khu vực, địa phương để tham khảo áp dụng vào điều chỉnh tổng mức đầu tư và điều chỉnh hợp đồng xây dựng.

- Tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước về đầu tư từ nguồn NSNN. Sớm hoàn thành việc rà soát, phân loại đối với những dự án, công trình đang được đầu tư từ nguồn vốn NSNN, nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai và những dự án đã quyết định đầu tư chưa được bố trí vốn; đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án, như: chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác, huy động các nguồn vốn

hợp pháp khác để thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện đến khi có điều kiện cân đối, bố trí vốn, thì phải có biện pháp bảo toàn giá trị công trình dở dang.

- Giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức đấu thầu và thi công.

- Đảm bảo quy hoạch đầu tư: Quy hoạch đầu tư là nội dung hết sức quan trọng, nhằm xác định lĩnh vực cần đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư…; đảm bảo mối liên kết giữa các dự án đầu tư và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Nội dung này cũng xác định các nguồn vốn đầu tư, trên cơ sở đó phân định lĩnh vực đầu tư thuộc phần vốn nhà nước (trong đó có vốn ngân sách và các nguồn vốn khác). Từ đó, có cơ sở hướng các nguồn lực bên ngoài vào các lĩnh vực cần ưu tiên. Đồng thời, hỗ trợ công tác quản lý tài chính công nói chung trong việc cân đối giữa các cam kết và nguồn lực trong dài hạn. Thiết lập một khung khổ cho việc chuẩn bị, thực hiện và giám sát các dự án đầu tư.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm những vấn đề cơ bản nào?

- Trong các năm từ năm 2015 - 2017 thực trạng công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh diễn biến ra sao? Những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân hạn chế như thế nào?

- Để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cần những giải pháp nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để đánh giá được thực trạng công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin bao gồm: thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.

- Thu thập thông tin thứ cấp:

+ Thu thập thông tin thứ cấp bao gồm các loại văn bản mang tính Pháp luật, Thông tư, các Nghị quyết báo cáo của cơ quan, tổ chức... đã được công bố; các loại tài liệu, các báo cáo của cơ quan về công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong các năm.

+ Thu thập thông tin từ các loại sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học, các loại tài liệu liên quan đến công trình nghiên cứu, các tài liệu đăng tải trên webside và internet...

- Thu thập thông tin sơ cấp:

Đề tài thu thập thông tin sơ cấp từ quá trình khảo sát cán bộ công nhân viên thuộc Ban quản lý dự án thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Ðiều tra, khảo sát qua bảng hỏi để thu thập thông tin và lấy ý kiến của một số cán bộ thuộc Ban quản lý dự án thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB sử dụng NSNN trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Mục tiêu: Nhằm thu thập thông tin có cơ sở khoa học về thực trạng quản lý quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Nhận xét đánh giá tìm ra nguyên nhân hạn chế của công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn NSNN từ đó đưa ra các kiến nghị thích hợp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn NSNN trên địa bàn nghiên cứu.

- Nội dung khảo sát: Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm:

+ Đánh giá về công tác quản lý dự án XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN.

+ Đánh giá về tính kịp thời của công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB.

+ Nguyên nhân của việc quyết toán chậm.

+ Đánh giá về mức độ hoạt động của công tác giám sát dự án XDCB sử dụng nguồn NSNN.

+ Công tác bảo vệ an toàn lao động cho người lao động tại các công trình XDCB.

+ Quản lý trình tự, thủ tục lập dự án XDCB .

+ Việc quản lý và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động XDCB. + Quản lý công tác thi công xây dựng công trình XDCB.

+ Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán vốn đầu tư XDCB.

+ Khảo sát kiến nghị của nhân dân đối với các cấp để hoàn thiện công tác quản lý dự án XDCB sử dụng nguồn NSNN.

+ Khảo sát giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư XDCB. - Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cán bộ chuyên môn và các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu. Trước khi tiến hành phỏng vấn tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn thử để điều chỉnh nội phiếu điều tra cho phù hợp.

- Quy mô khảo sát: Phiếu khảo sát gửi đến các cán bộ của Ban quản lý dự án thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Trong Ban quan lý dự án thành phố Hạ Long có tổng là 60 cán bộ công nhân viên, tác giả tiến hành phát đủ 60 phiếu, thời gian phát phiếu là 1 ngày. Kết quả: số phiếu thu về 53 phiếu, số phiếu hợp lệ 50 phiếu (do có cán bộ, công nhân viên chưa hiểu ý câu hỏi của tác giả đề tài).

2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các loại lao động bao gồm: Loại hình doanh nghiệp, loại công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng ngân sách nhà nước, cán bộ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình phân theo giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn. Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích như loại công trình, dự án xây dựng công trình ưu tiên, thời gian giải ngân vốn, khối lượng vốn đầu tư...

- Phương pháp thống kê so sánh

Công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng NSNN được nghiên cứu trong đề tài sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về kết quả bố trí dự án xây dựng cơ bản theo các năm, so sánh cơ cấu kế hoạch dự án xây dựng cơ bản theo các năm và theo các lĩnh vực, ngành kinh tế.

Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan, những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN. Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng NSNN trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp tham khảo ý kiến của các cán bộ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và ý kiến của các chuyên gia, các thầy cô giáo các trường Đại học về những nội dung có liên quan công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng NSNN trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Trong phạm vi và quy mô một cuộc điều tra, các câu hỏi được thiết kế đơn giản, tác giả sử dụng các phương pháp tính toán, phân tích sau:

- Thống kê số phiếu cho mỗi phương án trả lời trong mỗi câu hỏi khảo sát. - Phương pháp tính toán và so sánh tỉ lệ phần trăm (%).

+ Thống kê số phiếu cho mỗi phương án trả lời trong mỗi câu hỏi khảo sát. + Tỉ lệ phần trăm (%) giữa số phiếu lựa chọn mỗi phương án trả lời cụ thể trên tổng số phiếu trả lời cho câu hỏi tương ứng.

+ Sử dụng phương pháp so sánh tỉ lệ phần trăm (%) để phân tích, đánh giá nội dung liên quan.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu về thực trạng công tác quản lý trình tự, thủ tục lập dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước.

- Chỉ tiêu về thực trạng công tác quản lý và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước.

+ Công tác mời thầu thực hiện theo quy định như của nhà nước.

+ Tổ chức đấu thầu tuân thủ đúng quy trình.

+ Tình hình thực hiện việc đăng tài thông tin trong đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng.

+ Năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu. + Kết quả thanh tra, kiểm tra về đấu thầu.

+ Đánh giá chung về năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu trúng thầu và tiến độ triến khai các gói thâu trên địa bàn.

+ Thẩm tra, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của các đơn vị có liên quan đến các dự án xây dựng cơ bản.

- Chỉ tiêu về thực trạng quản lý công tác thi công xây dựng cơ bản. +Quản lý chất lượng.

+ Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình. + Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình. + Quản lý an toàn lao động trên công trường.

- Chỉ tiêu về quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB sử dụng NSNN. - Chỉ tiêu về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

- Chỉ tiêu về quản lý nguồn nhân lực làm nhiệm vụ quản lý nhà nước các dự án đầu tư XDCB sử dụngNSNN.

- Chỉ tiêu về các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước các dự án XDCB sử dụng ngân sách nhà nước.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG 3.1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Hạ Long

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển thành phố Hạ Long

Thành phố Hạ Long là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 271,95 km², với chiều dài bờ biển dài gần 50 km. Phía đông Hạ Long giáp thành phố Cẩm Phả, tây giáp thị xã Quảng Yên, bắc giáp huyện Hoành Bồ, nam là vịnh Hạ Long. Thành phố nằm dọc theo bờ Vịnh Hạ Long với chiều dài 50 km, cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía Tây, thành phố Cảng Hải Phòng 60 km về phía Tây Nam, cửa khẩu Móng Cái 184 km về phía Đông Bắc, phía nam thông ra Biển Đông. Hạ Long có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vực và quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hạ long (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)