Kinh nghiệm quản lý nhân lự cở Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại khối vận hành của ngân hàng tmcp quân đội​ (Trang 53 - 54)

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB). Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, VCB đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nhân lực, trong quá trình thực về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ban lãnh đạo VCB đã luôn luôn chú trọng và triển khai các nội dung liên quan đến quản lý nhân lực như sau:

Chiến lược nhân lực: Thực hiện xây dựng Đề án quản trị và phát triển nhân lực VCB đến năm 2020 với mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng đứng đầu về chất lượng nhân lực. Đề án đã đưa ra các giải pháp thực hiện đồng bộ về kiện toàn mô hình tổ chức, hoàn thiện cơ chế chính sách, đổi mới và tăng cường công tác đào tạo, phát triển hạ tầng công nghệ ứng dụng trong công tác quản trị và phát triển nhân lực.

Chính sách quản lý nhân lực: xây dựng hệ thống văn bản nội bộ về tổ chức nhân lực trong tất cả các khâu từ tuyển dụng tới quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, tạo động lực, đào tạo và phát triển cán bộ… mang lại hiệu quả tích cực trong việc thu hút, quản lý, sử dụng người lao động, tối ưu hóa nhân lực hiện có của VCB.

Tuyển dụng nhân lực: Thực hiện tuyển dụng minh bạch, với các quy trình đầy đủ, rõ ràng, đảm bảo sự công bằng, khách quan. Tất cả các ứng viên đều có cơ hội ngang nhau khi tham gia vào hoạt động tuyển dụng.

Đào tạo và phát triển nhân lực: Khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên phát triển toàn diện cả về trình độ chuyên môn và kỹ năng mềm phù

hợp với từng vị trí, bậc công việc thông qua các khóa đào tạo theo bản đồ học tập chung và bản đồ học tập chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức các khóa học liên tục nhằm bồi dưỡng trình độ CBNV, áp dụng linh hoạt các hình thức đào tạo mới, hiện đại. Bên cạnh đó, ngân hàng khuyến khích các nghiên cứu khoa học, ý tưởng, cái tiến công nghệ, quy trình làm việc làm tăng hiệu quả làm việc.

Bố trí và sử dụng nhân lực: Tạo điều kiện về cơ hội, môi trường để nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực cá nhân trong một môi trường chuyên nghiệp, bình đẳng, thân thiện. Chú trọng công tác đánh giá, quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ kế nhiệm các cấp, tạo nguồn cán bộ lâu dài, ổn định và chủ động bổ sưng, tăng cường đội ngũ cán bộ lãnh đạo khi cần thiết.

Đánh giá kết quả hoàn thành công việc: ngân hàng liên tục hoàn thiện và mở rộng áp dụng hệ thống quản lý hiệu quả làm việc và trả lương theo hiệu quả công việc trong toàn hệ thống.

Công tác đãi ngộ nhân lực: Duy trì chi trả thu nhập gắn liền với yêu cầu công việc, giá trị công việc, hiệu quả làm việc; Đảm bảo công bằng trong nội bộ, cạnh tranh trên thị trường. Duy trì các chế độ phúc lợi như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khỏe toàn diện, bảo hiểm cho người thân, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, ngày hội doanh nghiệp...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại khối vận hành của ngân hàng tmcp quân đội​ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)