3.2.6.1. Chính sách trả công và đãi ngộ của Ngân hàng
Chính sách lương thưởng của MB được xây dựng trên nguyên tắc hiệu quả công việc căn cứ theo mô tả công việc của các cá nhân, tập thể và đóng góp của từng thành viên vào sự phát triển của MB. Trong những năm qua, MB đã thường xuyên điều chỉnh lương của cán bộ nhân viên phù hợp với mức lương trên thị trường lao động và hiệu quả kinh doanh của MB, mang tính cạnh tranh đồng thời đảm bảo tốt đời sống cho cán bộ nhân viên. Ngoài ra, MB còn có nhiều chính sách phúc lợi dành cho người lao động như: cổ phiếu mua ưu đãi, các gói đãi ngộ dành cho người lao động và gia đình ở từng chức danh, chính sách thu hút nhân tài; khen thưởng định kỳ và thưởng đột xuất nhằm khuyến khích kịp thời đối với các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh … tạo động lực và sự gắn bó đối với cán bộ nhân viên. Điều này góp phần làm cho MB có nhân lực tốt, ổn định và là Ngân hàng có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc thấp nhất trong các năm qua. Chính sách Lương và đãi ngộ đối với người lao động luôn tính đến kết quả kinh doanh của MB và thành tích của người lao động.
Nguyên tắc về lương và đãi ngộ: (i) Quản lý tập trung, thống nhất toàn hệ thống; (ii) Phân phối đãi ngộ công bằng, cạnh tranh, tạo sự phát triển bền vững, gắn bó theo năng lực, thành tích, hiệu quả; ưu tiên nhân tài; (iii) Gắn kết khen thưởng cá nhân với đóng góp của cá nhân và thành tích của tập thể.
Thu nhập của người lao động bao gồm: Lương cơ bản, Lương hiệu suất, Thưởng thành tích và Đãi ngộ. Tổng thu nhập thuần của người lao động là tổng các khoản thu nhập từ lương cơ bản, phụ cấp, lương hiệu suất, thưởng thành tích, đãi ngộ mà người lao động nhận được sau khi đã đóng góp các khoản theo quy định hiện hành là BHXH, BHYT, BHTN, công đoàn phí .... Cụ thể:
- Lương cơ bản: là mức lương ghi trên hợp đồng lao động, trả cho người lao động hàng tháng, tùy thuộc vào mảng công việc, quy mô công việc, cấp bậc của người lao động trong từng thời kỳ. Lương cơ bản chưa trừ các khoản đóng góp theo quy định như: BHXH, BHYT, BHTN, công đoàn phí …Lương cơ bản được được cơ cấu gồm 6 nhóm lương – 17 dải và 10 bậc lương/dải, cụ thể
Nhóm 1 (Dải 1,2): Nhân viên hỗ trợ/Nghiệp vụ; Nhóm 2 (Dải 3,4,5): Chuyên viên
Nhóm 3 (Dải 6,7,8): Chuyên viên cao cấp và CBQL sơ cấp Nhóm 4 (Dải 9,10,11A,11B,12A,12B): CBQL trung cấp Nhóm 5 (Dải 13,14,15): CBQL trung cấp
Nhóm 6 (Dải 16,17): Ban điều hành (bao gồm Giám đốc các khối Kinh doanh) - Phụ cấp: là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.
Các khoản phụ cấp hiện tại bao gồm: phụ cấp thâm niên, phụ cấp độc hại, phụ cấp thu hút, phụ cấp đi lại, phụ cấp ăn ca và phụ cấp điện thoại.
Trong đó, phụ cấp thu hút giành cho các đối tượng (i) vị trí cần thu hút khi tuyển dụng đầu vào và/hoặc khó tìm kiếm trên thị trường; (ii) cán bộ nhân viên MB được điều động, điều chuyển sang các vị trí chức danh, đơn vị khác theo nhu cầu
của Ngân hàng; (iii) cán bộ nhân viên có năng lực vượt trên mức yêu cầu của chức danh công việc hiện tại mà MB chưa thể thăng bậc, đề bạt, nhưng có kế hoạch phát triển trong tương lai gần; cán bộ nhân viên tiềm năng, kiêm nhiệm.
- Lương hiệu suất: là phần thu nhập bổ sung hàng tháng, được chi trả có điều kiện theo thời gian làm việc, năng suất lao động cụ thể.
Lương hiệu suất được cơ cấu gồm 6 nhóm lương – 17 dải và 10 bậc lương/dải như lương cơ bản. Mức lương hiệu suất của từng cá nhân được xác định theo thang bảng lương hiệu suất, trong đó dải lương và bậc lương hiệu suất tương ứng dải lương và bậc lương cơ bản, trừ trường hợp đặc biệt khác theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Lương hiệu suất được chi trả hàng tháng cùng đợt với lương cơ bản, căn cứ vào các tiêu chí: (i) Mức lương hiệu suất; (ii) Ngày công làm việc; (iii) Điểm đánh giá thực hiện công việc (Điểm >=60: hệ số hưởng 1.0; Điểm >=: hệ số hưởng 0.9; Điểm <40: hệ số hưởng 0.7
- Đãi ngộ: là khoản chi trả bổ sung theo năng lực, thành tích không cố định và phụ thuộc vào tình hình hoạt động của ngân hàng.
- Thưởng thành tích: là khoản tiền chi trả bổ sung ngoài lương cơ bản, phụ cấp, lương hiệu suất, được chi trả theo kết quả kinh doanh và chính sách của MB trong từng thời kỳ. Thưởng thành tích được chi trả theo các hình thức: (i)Thưởng định kỳ hàng tháng theo kết quả kinh doanh của đơn vị và kết quả thực hiện công việc của cá nhân và/hoặc (ii) Thưởng bổ sung và các dịp lễ tết căn cứ vào kết quả kinh doanh của toàn Ngân hàng và/hoặc (iii) Thưởng các tập thể, cá nhân hoàn thành tốt, xuất sắc nhiệm vụ trong hoạt động kinh doanh, lao động sáng tạo hiệu quả, có sáng kiến, đóng góp giá trị cho MB, góp phần thúc đẩy việc thực hiện tốt công việc của Đơn vị, của toàn Ngân hàng, theo các chương trình thi đua.
Quỹ thưởng thành tích là một phần của Quỹ lương xây dựng theo kế hoạch hàng năm, được trích lập hàng tháng căn cứ vào kết quả kinh doanh của các đơn vị và toàn ngân hàng. Cơ cấu sử dụng quỹ thưởng: dành 40% quỹ thưởng để chi trả hàng tháng theo kết quả kinh doanh của đơn vị và kết quả thực hiện công việc của
cá nhân và dành 60% quỹ thưởng để chi trả vào các dịp lễ tết và chi cho các hoạt động/Chương trình thi đua khuyến khích hoạt động kinh doanh, sáng kiến toàn Ngân hàng.
Ngoài ra, người lao động có thể được hưởng khoản Thưởng vượt kế hoạch kinh doanh hàng năm, cụ thể: (i) Thưởng vượt kế hoạch kinh doanh hàng năm toàn ngân hàng: là hình thức khen thưởng cho cán bộ, nhân viên MB do Hội đồng thi đua khen thưởng phê duyệt vì thành tích hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh toàn hàng được giao, HĐQT Ngân hàng quyết định việc sử dụng quỹ thưởng trên cơ sở đề xuất của Tổng Giám đốc. (ii) Thưởng vượt kế hoạch kinh doanh hàng năm cấp đơn vị: là hình thức khen thưởng khi các đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh nhưng toàn hàng không vượt kế hoạch.
Người lao động tại MB được hưởng những chế độ lương, thưởng, phúc lợi, học tập và phát triển hấp dẫn, tiên tiến.
- Thu nhập bình quân của CBNV MB năm luôn được đảm bảo và cải thiện tốt, gắn chặt với thành tích và năng suất lao động, tăng bình quân từ 10 – 20% đối với CBNV đạt kết quả tốt và thuộc Top đầu ngân hàng có thu nhập cạnh tranh trên thị trường.
- MB thường xuyên được cập nhật các chính sách lương thưởng đãi ngộ phù hợp với quy định của pháp luật và xu hướng thị trường để thu hút, gắn bó người lao động.
- Ngoài các chế độ theo quy định về BHXH, BHYT, BHTN, chế độ khám sức khỏe định kỳ, người lao động tại MB còn được Ngân hàng tham gia Bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm nhân thọ. Các dịp lễ tết, CBNV MB đều có phần thưởng, quà động viên từ Lãnh đạo Ngân hàng.
- Bên cạnh đó, hàng năm MB đều tổ chức cho CBNV chương trình du lịch, nghỉ mát để gắn kết và tái tạo sức lao động; MB đồng thời ưu tiên chính sách phát hành cổ phiếu ưu đãi với tỷ lệ lớn cho nhóm nhân sự gắn kết lâu năm.
- Không chỉ quan tâm đến CBNV, chính sách của MB còn hướng tới gia đình và người thân của MBer như: Hỗ trợ cho gia đình khó khăn, khen thưởng cho các
bé học giỏi, quà tết thiếu nhi, quà cho bố mẹ trong dịp Lễ tết, chế độ bảo hiểm sức khỏe cho người thân...
3.2.6.2. Thực trạng công tác đãi ngộ người lao động tại Khối Vận hành
Bảng 3.22: Tổng hợp thu nhập bình quân nhân sự của Khối Vận hành giai đoạn 2016 – 2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Loại thu nhập
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Lương cơ bản bình quân 127.84 47% 133.68 45% 137.98 42% Lương hiệu suất bình quân 68.00 25% 77.24 26% 95.27 29% Thưởng thành tích bình quân 48.96 18% 62.38 21% 75.56 23% Thu nhập khác, các khoản chi liên
quan người lao động bình quân 27.20 10% 23.76 8% 19.71 6%
Tổng thu nhập bình quân 272.00 100% 297.06 100% 328.53 100% Thu nhập bình quân/tháng 22.7 24.8 27.4
Qua bảng tổng hợp trên, tổng thu nhập bình quân mỗi người nhân viên Khối Vận hành có chiều hướng tăng khoảng 10%/năm, tính đến cuối năm 2018 là khoảng 328 triệu đồng/năm (~ 27 triệu đồng/tháng), đây là một mức tương đối tốt so với trung bình ngành ngân hàng. Chi tiết về cơ cấu thu nhập bình quân, tỷ trọng Lương cơ bản bình quân có giảm (từ 47% năm 2016 xuống còn 42% năm 2018), ngược lại Lương hiệu suất, Thưởng thành tích có xu hướng tăng (từ 43% năm 2016 lên 52% năm 2018). Việc này có nguyên nhân từ chính sách trả thu theo hiệu quả công việc đã được ban lãnh đạo Ngân hàng xây dựng và triển khai hiệu quả trong các năm gần đây, với mức tăng về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thì phần lương hiệu suất và các khoản thưởng thành tích cũng thăng thêm đáng kể.
Bảng 3.23: Kết quả đánh giá của cán bộ nhân viên về lương thưởng, phúc lợi
Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá trung bình Giá trị (Mean) Độ lệch chuẩn Xác xuất (P- value) 1 2 3 4 5 Thu nhập nhận được phù hợp
với hiệu quả làm việc 0 3 25 58 14 3.83 0.697 0.05
Nhân viên có thể sống chỉ từ thu
nhập từ công ty 0 6 26 51 17 3.79 0.795 0.05
Chế độ phúc lợi của công ty đầy
đủ và thu hút 0 6 16 42 36 4.08 0.872 0.05
Chính sách khen thưởng, chế độ phúc lợi của công ty đã thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo với đời sống người lao động
0 3 10 39 48 4.32 0.777 0.05
Đánh giá về chính sách và chế
độ đãi ngộ của công ty 0 0 13 47 40 4.27 0.679 0.05
Lương và thu nhập được chi
trả công bằng 0 2 25 50 23 3.94 0.75 0.05
(Nguồn: Từ nội dung xử lý phiếu khảo sát)
Theo số liệu khảo sát có kết quả theo bảng nêu trên, trong cách nhận xét của cán bộ nhân viên Khối Vận hành về nhân tố lương thưởng, phúc lợi được đánh giá ở mức khá, chứng tỏ đa số nhân viên hài lòng với chế độ đãi ngộ của đơn vị, tuy nhiên, họ cảm thấy họ mức thu nhập hiện tại chưa tương xứng và chưa đủ trang trải cuộc sống, đây là vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi lãnh đạo đơn vị cần có chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm đảm bảo đời sống cho nhân viên được tốt hơn.