tại Khối Vận hành của Ngân hàng TMCP Quân đội
Nghiên cứu học tập và vận dụng kinh nghiệm của các tổ chức tài chính lớn tại Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực sử dụng quản lý nhân lực là một công việc hết sức cần thiết. Tuy nhiên việc tham khảo và lựa chọn cần phải tiến hành một cách thận trọng khoa học phù hợp với thực tiễn tại chính MB.
Tuyển dụng nhân viên: tuyển nhân viên theo yêu cầu cụ thể, không giới hạn các độ tuổi các ứng cử viên tham dự để có nhân lực phong phú. Tuyển theo phương thức thức cạnh tranh mở trên thị trường tạo cơ hội tuyển được số lượng cũng như chất lượng. Tổ chức các lớp đào tạo hội nhập sau tuyển dụng cho phù hợp với nhân viên mới.
Đào tạo phát triển nhân lực: có mục tiêu chiến lược phát triển nhân lực rõ ràng hiệu quả, có trình độ chuyên môn cao. Kế hoạch hóa đa dạng các loại hình đào tạo khuyến khích người lao động tự học trong điều kiện cho phép, bổ sung cập nhật kiến thức cho cán bộ nâng cao khả năng tiếp cận với các phương pháp, kỹ năng quản lý hiện đại, tiên tiến, hoàn thành sứ mệnh và giá trị của đơn vị. Đặc biệt, tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia giỏi trong một số lĩnh vực then chốt.
Công tác đãi ngộ nhân lực: xây dựng quy chế trả lương theo hiệu quả, kết quả công việc, có tác dụng kích thích động viên người lao động. Giữ chân người tài giỏi trong đơn vị quan tâm đến quyền lợi về vật chất và tinh thần cho người lao động đồng thời thu hút nhân tài từ bên ngoài.
Bên cạnh đó, ngân hàng cần xây dựng môi trường làm việc thân thiện hiệu quả, chia sẽ và tin tưởng lẫn nhau. Phát huy hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp nhằm tăng cường sự ổn định, phát triển và đảm bảo quyền lợi người lao động. Thực hiện chính sách nâng cao thể lực và đạo đức người lao động. Cần quan tâm phát huy những tiềm năng hiện có và tăng cường năng lực cho đội ngũ lao động chất lượng giỏi. Hỗ trợ tích cực các hoạt động đoàn thể xã hội và hoạt động cộng đồng xây dựng niềm tin tích cực.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Để thực hiện đề tài, tác giả đã thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau, từ các giáo trình về quản lý nhân lực, các công trình khoa học đã công bố về quản lý nhân lực tại các NHTM, từ các các báo cáo hàng năm của MB, các quy định liên quan về công tác nhân sự của MB, các báo cáo nhân sự nội bộ của Khối Vận hành tại MB… Các tài liệu này được phân loại thành 2 nhóm là Tài liệu sơ cấp và Tài liệu thứ cấp.
2.1.1. Tài liệu sơ cấp
Là loại tài liệu mà tác giả tự thu thập, phỏng vấn trực tiếp hoặc nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chưa được chú giải. Một số vấn đề nghiên cứu có rất ít tài liệu, vì vậy cần phải điều tra để tìm và khám phá ra các nguồn tài liệu chưa được biết, tác giả cần phải tổ chức, thiết lập phương pháp để ghi chép, thu thập số liệu. Trong khuôn khổ luận văn này, tài liệu sơ cấp được tác giả thu thập là kết quả khảo sát mức độ hài lòng của CBNV về các hoạt động quản lý nhân lực của Khối Vận hành.
2.1.2. Tài liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp là tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp chủ yếu gồm: sách giáo khoa, công trình nghiên cứu, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, sách tham khảo, luận án, luận văn, thông tin thống kê, tài liệu văn thư, bản thảo viết tay, Internet...
Luận cứ khoa học, khái niệm, quy luật, định luật thu thập được từ các sách như giáo trình Khoa học quản lý; Quản trị học – Trường Đại học kinh tế – ĐHQG Hà nội; Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công; Kinh tế nguồn nhân lực - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân...
Báo cáo công bố trên internet của một số doanh nghiệp đại chúng, tham khảo một số luận văn, luận án Thạc sĩ quản lý NNL của một số tác giả trong nước.
Số liệu thống kê được thu thập từ các báo cáo thường niên của MB các năm (2016- 2018), báo cáo tài chính, báo cáo nhân sự của MB và của Khối Vận hành.
Tài liệu, hồ sơ lưu trữ, các văn bản về luật, chính sách…thu thập từ các cơ quan quản lý Nhà nước, MB: Bộ luật lao động, chính sách nhân sự, chính sách đào tạo đãi ngộ …
2.2. Phương pháp xử lý thông tin
2.2.1. Phương pháp xử lý logic và xử lý toán học
Có hai dạng thông tin đề tài thu nhập từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế gồm: thông tin định tính và thông tin định lượng. Do đó, có hai hướng xử lý thông tin như sau: (1) xử lý logic đối với thông tin định tính, đây là việc đưa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện; và (2) xử lý toán học đối với các thông tin định lượng, đây là việc sử dụng phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được.
(1) Xử lý thông tin định tính
Quy trình thực hiện xử lý thông tin định tính của đề tài được thực hiện bắt đầu từ việc thu thập thông tin đã có, nhận biết thông tin qua các phương pháp quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu…từ nhiều nguồn khác nhau: cấp lãnh đạo cao nhất, ngang cấp, cấp dưới, người lao động, bên trong hay bên ngoài tổ chức... nhằm có thông tin chính xác kịp thời để có thể xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện, thông tin rời rạc đã thu thập được. Bước tiếp theo là xử lý logic đối với các thông tin định tính về lượng thông tin, độ tin cậy, tính thời sự, tính mới. Đặc biệt thông tin sử dụng cần khách quan. Tiếp đến cần thăm dò nội dung thông tin về nguồn, lựa chọn nội dung; mô tả tài liệu sơ cấp hay thứ cấp; mục tiêu của thông tin đó phục vụ cấp quản lý nào, mang tính ngắn hạn hay dài hạn... và tức là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện, đối chiếu, chọn lọc, chỉnh lý thông tin theo mục đích yêu cầu đã xác định đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện thông tin, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét.
(2) Xử lý thông tin định lượng
Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm; sau đó sắp xếp chúng lại để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và
xu thế của sự vật. Các số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng, từ thấp đến cao: những con số rời rạc; bảng số liệu; biểu đồ; đồ thị; ...
Tóm lại, để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn có sử dụng cả hai dạng thông tin: định tính và định lượng, trong đó chủ yếu xử lý thông tin định lượng để sắp xếp các con số rời rạc liên quan đến quản lý nhân lực trong doanh nghiệp; từ đó xây dựng các bảng số liệu, xây dựng các biểu đồ, đồ thị để tìm ra mối liên hệ và xu hướng chung của các nội dung nghiên cứu.
Các kết quả tác giả thu thập được từ các nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp được xử lý, phân loại và được tổng hợp sử dụng trong quá trình phân tích tài liệu về công tác Quản lý nhân lực.
Phương pháp này được tác giả sử dụng chủ yếu trong chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực và chương 3: Thực trạng quản lý nhân lực tại Khối Vận hành của Ngân hàng TMCP Quân đội, qua các biểu đồ/bảng tổng hợp cơ cấu tổ chức, số lượng và chất lượng nhân lực, cơ cấu lao động theo giới tính độ tuổi ... Dựa trên khung lý thuyết trình bày trong chương 1. Từ đó tác giả có cơ sở đánh giá phân tích các nội dung làm tốt, nội dung còn tồn tại, dựa trên những đánh giá đó sẽ đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác về Quản lý nhân lực trong chương 4.
Trong chương 3, tác giả thực hiện khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên về các hoạt động quản lý nhân lực tại Khối Vận hành, cụ thể: tác giả cũng đã tiến hành xây dựng và phát phiếu điều tra đến các cán bộ của Khối Vận hành. Có 100 phiếu điều tra hợp lệ đã được xử lý trên SPSS 20.0
Phân tích đánh giá
Các chỉ tiêu đánh giá trong phiếu khảo sát được chấm bằng thang đo Likert có 05 mức độ (từ mức 1 đến mức 5) cụ thể như sau: 1 là Hoàn toàn không hài lòng/hoàn toàn không đồng ý. 2 là Không hài lòng/không đồng ý. 3 là Không có ý kiến. 4 là Hài lòng/đồng ý. 5 là Hoàn toàn hài lòng/hoàn toàn đồng ý
2.2.2. Phương pháp thống kê, mô tả
Phương pháp thông kê, mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những hiện tượng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phương pháp điều tra thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu được thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất.
Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng phổ biến trong chương 3. Số liệu thống kê về biến động lao động, cơ cấu lao động qua các năm; số liệu về tuyển dụng lao động, cơ cấu lao động, quỹ lương, thưởng; Các số liệu về kết quả kinh doanh nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung quản lý nhân lực.
2.2.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 3, đặc biệt trong chương 3 - Thực trạng quản lý nhân lực tại Khối Vận hành của Ngân hàng TMCP Quân đội. Từ các thông tin được thu thập, tiến hành phân tích những cơ hội , thách thức hay điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý nhân lực.
2.2.4. Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế được thực hiện bằng nhiều cách như: trao đổi qua điện thoại, email, phát phiếu thăm dò, điều tra chọn mẫu, quan sát, kinh nghiệm ...
Phương pháp điều tra bằng trao đổi, đàm thoại: Là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc trao đổi, đàm thoại trực tiếp với người được khảo sát. Phương pháp này tác giả áp dụng chủ yếu với các cá nhân là trưởng các bộ phận trong Khối Vận hành, để thu thập thông tin về tình hình quản lý nhân lực tại các bộ phận, đánh giá mức độ hài lòng chung của người lao động… từ đó có thêm thông tin hỗ trợ việc phân tích dữ kiện liên quan.
Trong chương 3, tác giả đã thực hiện khảo sát 100 đối tượng là CBNV của Khối Vận hành về công tác quản lý nhân lực, chi tiết đối tượng như sau:
Bảng 2.1 - Bảng Thông tin chung về đối tượng được khảo sát
TT Tiêu chí Số quan sát %
Tống số mẫu điều tra 100
I Giới tính 1 Nam 15 15 2 Nữ 85 85 II Độ tuổi 1 Dưới 22 1 1 2 Từ 22 - 25 27 27 3 Từ 25 - 30 43 43 4 Từ 30 - 40 28 28 5 Từ 40 trở lên 1 1 III Trình độ học vấn 1 Cao đẳng 1 1 2 Đại học 74 74 3 Thạc sĩ 23 23 4 Tiến sỹ 2 2 IV Mức thu nhập bình quân tháng 1 Dưới 15 triệu 1 1 2 Từ 15 đến 20 triệu 14 14 3 Từ 20 - 25 triệu 46 46 4 Từ 25 - 30 triệu 34 34 Trên 30 triệu
V Thời gian làm việc bình quân tại Khối Vận hành 1 Dưới 1 năm 7 7 2 Từ 1 đến 3 năm 19 19 3 Từ 3 đến 5 năm 39 39 4 Trên 5 năm 35 35
Số lượng cán bộ tham gia khảo sát đều là những cán bộ có trình độ từ đại học trở lên khá lớn chiếm hơn 99 % số khảo sát. Số người trên 25 tuổi chiếm tỷ trọng khá lớn (trên 70 %), và thời gian làm việc trên 3 năm cũng đạt hơn 74%, những đối tượng này là nhũng người có kinh nghiệm lâu năm tại ngân hàng, do vậy đối tượng khảo sát của tác giả là phù hợp.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI KHỐI VẬN HÀNH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 3.1. Tổng quan về Khối vận hành của Ngân hàng TMCP Quân đội
3.1.1. Khái quát về lịch sử hình thành, chức năng và nhiệm vụ Khối vận hành của Ngân hàng TMCP Quân đội của Ngân hàng TMCP Quân đội
3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Quân đội
Với mục tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu các dịch vụ tài chính cho các Doanh nghiệp Quân đội, ngày 4 tháng 11 năm 1994, theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, MB đã ra đời và chính thức đi vào hoạt động theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0100283873 ngày 30 tháng 9 năm 1994 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp và Giấy phép số 0054/NH-GP ngày 14 tháng 9 năm 1994 của NHNN Việt Nam. Trụ sở tại số 28 Điện Biên Phủ, Hà Nội với số vốn điều lệ 20 tỷ đồng và 25 cán bộ nhân viên.
Trải qua 21 năm hình thành và phát triển, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt khó, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của các thế hệ cán bộ, nhân viên cùng với sự hỗ trợ tích cực, có hiệu quả của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, các cơ quan đơn vị Quân đội, Ngân hàng Nhà nước và sự tin tưởng của khách hàng, MB không ngừng lớn mạnh, không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp Quân đội, mà còn cung cấp các dịch vụ tài chính trọn gói, đa dạng cho các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong nhiều năm liền, MB giữ vững vị trí TOP 5 ngân hàng Thương mại hàng đầu tại Việt Nam về lợi nhuận và hiệu quả hoạt động, được đánh giá là một định chế tài chính vững vàng, tin cậy, phát triển an toàn bền vững, có uy tín cao, với 5 công ty con hoạt động có hiệu quả trên các lĩnh vực khác nhau gồm: Công ty quản