5. Kết cấu luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm của một địa phương trong nước về quản lý thu BHXH
1.2.1.1. Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Thái Bình
Theo báo cáo của BHXH tỉnh: qua khảo sát đầu năm 2016, trên địa bàn tỉnh có 4.842 đơn vị đang sử dụng 310.074 lao động, nhưng thực tế mới có 3.342 đơn vị với 240.294 lao động đóng BHXH; một số đơn vị nợ đọng BHXH kéo dài với số tiền trên 3 tỷ đồng. Kết quả công tác thu BHXH 9 tháng năm 2016 số thu đạt 2.267,7 tỷ đồng đạt 105.7% kế hoạch được giao.
Để giải quyết vấn đề này, BHXH tỉnh đã có nhiều biện pháp thực hiện có hiệu quả, đó là: hàng năm, trên Báo địa phương, Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh đều có chuyên trang, chuyên mục giải đáp chế độ, chính sách BHXH, kể cả các Đài Truyền thanh địa phương. Trên một số trục đường lớn, khu công nghiệp đều có pa nô, áp phích; in các tài liệu phát tay, các văn bản hướng dẫn gửi các doanh nghiệp. Thực hiện ký kết công tác phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp về việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH nắm bắt được chính xác số doanh nghiệp và lao động để có biện pháp tích cực vận động; đồng thời phối hợp với sở LĐTB&XH và LĐLĐ tỉnh tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành để chấn chỉnh kịp thời các vi phạm; những đơn vị cố tình vi phạm thì lập Biên bản xử lý hành chính hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền can thiệp. Đối với những doanh nghiệp nợ đọng BHXH có thể sử dụng biện pháp ngừng giao dịch, không giải quyết các quyền lợi mà người lao động được hưởng, nhờ đó mà việc đăng ký tham gia BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được chấn chỉnh và tình trạng nợ đọng BHXH cơ bản được giải quyết.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Hải Dương
Tính đến cuối năm 2015, tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã đạt 88% kế hoạch năm với số thu là 1.153 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 30 tháng 09 năm 2015, BHXH tỉnh Hải Dương quản lý thu 4.911 đơn vị tham gia BHXH, BHYT bắt buộc với 186.056 lao động. Công tác khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH được BHXH tỉnh quan tâm, lao động tham gia BHXH năm 2015 tăng gấp 3 lần năm 1998 với số thu năm 2015 tăng gấp 14 lần năm 1998. Riêng 09 tháng đầu năm 2015 đã khai thác mở rộng được 135 đơn vị với 1.415 lao động tham gia BHXH. Hầu hết các đơn vị đã thực hiện khá tốt về thu, nộp BHXH, BHYT, tham gia đầy đủ cho NLĐ. Đa số các doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc quy định về nộp BHXH, cơ bản không còn doanh nghiệp nợ tiền BHXH kéo dài. Việc ký kết HĐLĐ và đăng ký tiền lương đóng BHXH, BHYT cho người lao động đúng với công việc, chức danh nghề đang làm. Để có được kết quả trên BHXH tỉnh Hải Dương đã thực hiện nhiều giải pháp như: Cùng các ngành tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, các ngành thực hiện Luật BHXH; BHXH tỉnh đã chủ động, tích cực tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH, giải đáp kịp thời những vướng mắc của nhân dân về các chế độ chính sách BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1.2.1.3. Kinh nghiệm của BHXH thành phố Hải Phòng
Theo thống kê của BHXH thành phố, trong số hơn 332 tỷ đồng tiền nợ bảo hiểm (bao gồm BHXH, BHYT, BHTN) tính đến hết tháng 5-2015 thì có tới 247,971 tỷ đồng là của các đơn vị, doanh nghiệp nợ bảo hiểm từ 3 tháng trở lên. Cụ thể: doanh nghiệp ngoài quốc doanh nợ 113,065 tỷ đồng; doanh nghiệp nhà nước nợ 121,827 tỷ đồng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nợ 5,039 tỷ đồng; Hành chính sự nghiệp nợ 3,937 tỷ đồng; khối hợp tác xã bợ 1,245 tỷ đồng; hội nghề nghiệp, hộ kinh doanh cá thể nợ 1,203 tỷ đồng…
Ngoài ra có thể kể đến một số đơn vị có số tiền nợ lớn, thời gian nợ kéo dài (tính đến 31/5/2016), như: Công ty CP Lisemco nợ 31,317 tỷ đồng (tương đương 34 tháng); Công ty CP Thép Việt Nhật nợ 11,633 tỷ đồng (tương đương 33 tháng); Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long nợ 10,889 tỷ đồng (tương đương 38 tháng); Công ty Chế biến thủy sản xuất khẩu Hải Phòng nợ 8,7 tỷ đồng (tương đương 36 tháng)…
Từ những con số trên, có thể thấy tình xu hướng nợ đọng bảo hiểm ngày càng gia tăng cả về số đơn vị sử dụng lao động và cả tổng số nợ đọng. Đây đang là một vấn đầy sự thách thức đối với ngành bảo hiểm, vậy đâu là nguyên nhân?
Trước hết, thành phố Hải Phòng với đặc trưng là một thành phố Cảng biển tập trung các ngành: cơ khí, đóng tàu, vận tải đường biển, sản xuất gang, thép, xây dựng, giày dép, may mặc... và được Trung ương giao tự cân đối ngân sách. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế khủng hoảng kéo dài, đặc biệt là của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam - Vinashin (sau khi tái cơ cấu thành Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy - SBIC) và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam -Vinalines, kéo theo nhiều doanh nghiệp thuộc ngành đóng tàu, vận tải đường thủy và các ngành khác gặp nhiều khó khăn, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạm đóng mã số thuế, nhiều đơn vị có nguy cơ phá sản và liên tiếp có doanh nghiệp phá sản, bị thu hồi giấy phép kinh doanh...
Mấy năm qua, tại thành phố Hải Phòng, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội tăng trưởng chưa đạt yêu cầu đề ra; số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới vẫn giảm cả về số lượng và vốn đăng ký; các cơ chế, chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả. Năm 2013 và năm 2014, tiền ngân sách nợ các doanh nghiệp thực hiện các dự án, công trình của thành phố, nợ lương cán bộ,công chức, viên chức... ảnh hưởng trực tiếp đến việc nộp tiền bảo hiểm xã hội của các đơn vị hành chính sự nghiệp,
doanh nghiệp và tiền đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng theo quy định.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan kể trên, phần nhiều doanh nghiệp cố tình dây dưa, chậm nộp bảo hiểm để trục lợi. Do quy định mức lãi suất chậm đóng BHXH thấp hơn mức lãi suất vay ngân hàng nên doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng quỹ BHXH. Mặt khác, chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT còn nhiều bất cập, như mức xử phạt thấp, thủ tục xử phạt phức tạp, không quy định xử lý hình sự khi chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động. Trong khi đó, cơ quan BHXH không có chức năng thanh tra, xử phạt vi phạm BHXH, do đó khi kiểm tra, phát hiện các đơn vị sử dụng lao động vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT chỉ nhắc nhở đề nghị doanh nghiệp chấp hành, sau đó phản ánh với các cơ quan chức năng khác để xử lý.
Chính vì vậy: Giám đốc BHXH Hải Phòng, Ông Nguyễn Ngọc Toan cho rằng, nợ bảo hiểm xã hội đang là vấn đề khá “nóng”. Hệ thống BHXH các cấp đã triển khai nhiều biện pháp để thu nợ, kể cả việc khởi kiện doanh nghiệp ra tòa, song thực thế vẫn còn không ít doanh nghiệp tiếp tục có những biểu hiện chây ỳ trong việc đóng bảo hiểm xã hội. Cho nên, để đạt hiệu quả hơn trong việc phòng chống nợ đọng bảo hiểm, ngoài sự nỗ lực của BHXH thành phố, cần lắm sự phối hợp của các cơ quan chức năng, đặc biệt phía doanh nghiệp phải nhận thức đúng đắn hơn đối với việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Song song với đó, ngành bảo hiểm phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền đã đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị nợ đọng BHXH. Trong năm 2014, cơ quan BHXH đã phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Thanh tra thành phố, Công an thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố và tự thành lập đoàn kiểm tra tiến hành thanh kiểm tra 453 đơn vị. Bên cạnh các hoạt động thanh kiểm tra, BHXH còn thể hiện được vai trò tham mưu cho các cấp chính quyền đối với việc thực hiện các
luật bảo hiểm. Trong đó, tham mưu với UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo các sở, ngành có liên quan và đơn vị, doanh nghiệp tăng cường thực hiện nghiêm Luật BHXH, Luật BHYT. Tham mưu cho thành phố chỉ đạo các quận, thành phố thành lập đoàn kiểm tra liên ngành: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động quận, thành phố và BHXH quận, thành phố kiểm tra và đôn đốc thu nợ tại các đơn vị nợ đọng và phát triển lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đối với các quận, thành phố ngân sách nợ chưa thanh toán hết, BHXH thành phố có văn bản đôn đốc gửi bí thư, chủ tịch UBND quận, thành phố để chỉ đạo các phòng có liên quan thực hiện chuyển tiền. Chính vì vậy tình trạng nợ đọng BHXH cơ bản được giải quyết.
1.2.2.4.Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Bắc Ninh
Năm 2011 tỉnh Bắc Ninh có hơn 117.400 người tham gia BHXH bắt buộc. Việc giải quyết các chế độ trợ cấp và trả lương hưu cho đối tượng thụ hưởng BHXH được kịp thời. Số người tham gia và thụ hưởng BHXH ngày càng tăng.
Tuy nhiên việc thực hiện Luật BHXH ở một số tổ chức trên địa bàn tỉnh chưa nghiêm. Tình trạng vi phạm Luật BHXH khá phổ biến với tính chất ngày càng tinh vi và phức tạp, như: Trốn đóng, chiếm dụng tiền BHXH kéo dài, đóng không đủ số người thuộc diện phải đóng, chia nhỏ mức lương của người lao động để tiền lương giảm xuống thấp hơn nhiều so với mức lương thực tế làm căn cứ đóng BHXH....là thực trạng đang diễn ra ở một số DNNQD và một số DN nhà nước sau khi cổ phần hóa. Tính đến ngày 31 tháng 11 năm 2011 số tiền nợ BHXH trên toàn tỉnh là 90 tỷ đồng, chiếm 11,54% kế hoạch giao. Trong đó số đơn vị BHXH từ 3 tháng trở lên có 373 đơn vị, với số tiền nợ là 59 tỷ đồng, chiếm 7,53% kế hoạch. Một số đơn vị nợ BHXH kéo dài làm ảnh hưởng đến công tác thu và quyền lợi của người lao động.
Để giải quyết vấn đề trên BHXH tỉnh Bắc Ninh đã đưa ra nhiều biện pháp thực hiện đó là: Phối hợp với Đài truyền hình Bắc Ninh, Báo Bắc Ninh, tuyên truyền chính sách đến người dân; Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu từ, Sở Công thương, Cục Thuế tỉnh để chấn chỉnh kịp thời các vi phạm