Thanh tra, kiểm tra công tác thu BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh phú thọ (Trang 62 - 76)

5. Kết cấu luận văn

3.2.4. Thanh tra, kiểm tra công tác thu BHXH

Công tác kiểm tra được thực hiện nhằm xác định xem quá trình quản lý đối tượng tham gia, quản lý quỹ lương của các đơn vị và quản lý tiền thu

BHXH có được thực hiện đúng quy định hay không. Công tác thanh kiểm tra được tiến hành trong nội bộ của cơ quan BHXH, nội bộ của đơn vị SDLĐ theo định kỳ: quý, 6 tháng đầu năm, 9 tháng, một năm. Trong những năm qua, công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã từng bước đi vào nề nếp.

Bảng 3.6. Tình hình kiểm tra đóng BHXH của BHXH tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị: Lần Hình thức Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ Kiểm tra định kỳ 48 51 54 108,51 105,88 107,20

Kiểm tra đột xuất 39 44 48 112,82 109,09 110,96

Kiểm tra liên ngành 17 18 21 105,88 116,67 111,27

Tổng 104 113 123 109,71 108,85 109,28

Nguồn: phòng kiểm tra của BHXH tỉnh Phú Thọ

Từ năm 2015 đến 2017 BHXH tỉnh Phú Thọ tổ chức và phối hợp với các sở ban ngành tiền hành 340 cuộc kiểm tra. Qua quá trình kiểm tra công tác thu tại BHXH tỉnh Phú Thọ nhận thấy vẫn còn những tồn tại vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH và tiến hành xử phạt theo nghị định 135/2007/NĐ-CP và nghị định 86/2010/ NĐ-CP ngày 13/8/2010: Năm 2015 qua kiểm tra Đoàn đã xử phạt 05 đơn vị với số tiền 16.000.000 đồng; xử phạt một số đơn vị có số nợ đọng lớn và kéo dài với số tiền là 37.408.000 đồng. Truy thu số tiền 29.727.284 đồng do tính sai, thiếu của người lao động. Năm 2016 qua kiểm tra đoàn xử phạt 4 đơn vị với số tiền 34.000.000đ. Truy thu số tiền 185.929.932 đồng do phụ cấp chức vụ lãnh đạo Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn trong các cơ sở giáo dục theo Thông tư số 33/2005/TTBGD & ĐT. Thoái thu cho đơn vị với số tiền 19.054.103 đồng.

diện tham gia BHXH, kê khai mức lương đóng BHXH thấp hơn mức lương thực tế, ký hợp đồng nhiều lần dưới 3 tháng để né tránh việc đóng BHXH cho người lao động.

3.2.5. Đánh giá quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm Xã hội tỉnh Phú Thọ qua số liệu điều tra

Ngoài việc tiến hành đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH dựa trên những nguồn số liệu thứ cấp khách quan được thu thập tại BHXH tỉnh Phú Thọ cũng như các nguồn tài liệu khác của niên giám thống kê của tỉnh, các giáo trình, báo chí… tôi tiến hành khảo sát các CBVC BHXH tỉnh Phú Thọ, dựa trên những đánh giá chủ quan của họ về các nội dung của công tác quản lý thu BHXH.

3.2.5.1. Thông tin về đối tượng điều tra

Trong tổng số 195 cán bộ phản hồi phỏng vấn thì số nam là 92 người chiếm đến 47,18% và 52,82% là nữ với 103 người. Do đặc thù của công việc nên đa phần cán bộ ở BHXH tỉnh Phú Thọ là nữ giới.

Bảng 3.7. Thông tin về đối tượng điều tra

STT Nhóm Số phiếu % 1 Giới tính Nam 92 47,18 Nữ 103 52,82 2 Tuổi 22- 35 tuổi 100 51,28 36 - 50 tuổi 84 43,08 Trên 50 tuổi 11 5,64

3 Thời gian công tác

< 3 năm 84 43,08 3- 5 năm 86 44,10 Trên 5 năm 25 12,82 4 Trình độ học vấn Đại học 77 39,49 Cao đẳng 95 48,72 Trung cấp 23 11,79

Cán bộ viên chức trực tiếp quản lý thu BHXH bắt buộc và cán bộ kiểm tra tại BHXH tỉnh Phú Thọ tương đối trẻ.

Nhóm tuổi từ 22 đến 35 tuổi có 9 cán bộ chiếm tỷ lệ là 51,28%, chủ yếu là các cán bộ trẻ mới được tuyển dụng.

Nhóm tuổi từ 36 đến 50 tuổi gồm có 6 cán bộ chiếm tỷ lệ là 43,08%. Nhóm tuổi này là những cán bộ có kinh nghiệm trong công tác, tuy nhiên do tuổi tác nên cũng thiếu sự nhạy bén trước những thay đổi của chính sách nói chung và chính sách BHXH nói riêng.

Trong toàn thể cán bộ của BHXH tỉnh thì có 11 người từ 50 tuổi trở lên, chiếm tỷ lệ 5,64%, chủ yếu công tác tại phòng kiểm tra.

Hiện tại thì đây là những cán bộ rất giàu nhiệt huyết, am hiểu sâu về chuyên môn nghiệp vụ và đóng góp rất nhiều công sức cho công tác quản lý thu BHXH của BHXH tỉnh Phú Thọ.

Thời gian công tác

Nhóm có thâm niên làm việc dưới 3 năm chiếm 43,08 %. Nhóm có thâm niên từ 3-5 năm chiếm đại đa số, tỷ lệ 44,10%, còn lại là nhóm trên 5 năm.

Trình độ học vấn

Trong số 195 CBVC được điều tra phỏng vấn, có 39,49% người có trình độ đại học; 48,72% người có trình độ cao đẳng; 11,79% người có trình trung cấp.

3.2.5.2. Thiết kế bảng hỏi

Để đánh giá công tác quản lý thu BHXH. Ngoài việc tiến hành đánh giá thực trạng công tác quản lý thu hiện nay, luận văn đã sử dụng phiếu khảo sát CBVC BHXH theo các tiêu chí như:

- Sự tuân thủ của các đơn vị tham gia BHXH.

- Sự hài lòng về công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH. - Sự phù hợp của công tác quản lý mức thu BHXH.

Dựa trên các tiêu chí đó, chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi gồm 20 câu hỏi cho các CBVC BHXH nhằm biết được sự đánh giá của nhóm khảo sát. Trong đó, 17 câu hỏi liên quan đến đánh giá của các CBVC BHXH về các hoạt động của công tác quản lý thu BHXH, 1 câu hỏi đánh giá chung về sự phù hợp của công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ và 3 câu hỏi về mức độ tuân thủ Luật BHXH của các đơn vị. Phương pháp đánh giá theo thang điểm Likert với 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý. Những câu hỏi được sử dụng khảo sát là những câu hỏi đã được điều chỉnh sao cho dễ hiểu, dễ trả lời và phù hợp với thực tế.

3.2.5.3. Đánh giá của cán bộ viên chức BHXH về mức độ tuân thủ luật BHXH của các đơn vị

Lợi dụng kẽ hở về quy định của pháp luật BHXH, một số doanh nghiệp cố tình trốn đóng, chiếm dụng tiền BHXH dưới nhiều hình thức như đăng ký số người lao động không đúng thực tế, kê khai mức lương thấp hơn thực tế.

Đứng dưới góc độ người quản lý, tôi đã lấy ý kiến đánh giá của CBVC BHXH về vấn đề này. Kết quả phỏng vấn được xử lý với những câu hỏi được mã hóa như sau:

C1. Bao nhiêu % đơn vị kê khai mức lương thấp hơn so với thực tế. C2. Bao nhiêu % đơn vị đóng BHXH không đủ số người lao động thuộc diện tham gia đóng BHXH bắt buộc.

C3. Bao nhiêu % đơn vị chậm đóng BHXH trên địa bàn tỉnh.

Bảng 3.8. Ý kiến đánh giá của cán bộ về mức độ tuân thủ pháp luật BHXH của các đơn vị

Câu hỏi

Ý kiến đánh giá

<20% 21-40% 41 - 60%

SL % SL % SL %

% ĐV kê khai mức lương thấp

hơn thực tế 62 31,79 95 48,72 38 19,49

% ĐV kê khai không đủ số lao

động thực tế 54 27,69 74 37,95 67 34,36

% đơn vị chậm đóng BHXH trên

địa bàn tỉnh 25 12,83 62 31,79 108 55,38

- Đơn vị kê khai mức lương thấp hơn mức lương thực tế

Ở câu hỏi này, theo bảng phân tích chúng ta thấy mức độ kê khai mức lương thấp hơn thực tế dưới 20% là 31,79% và từ 21 đến 40% là 48,72%, từ 41 đến 60% là 19,49%. Điều này cho thấy, cán bộ viên chức BHXH nhận định rằng số lượng đơn vị kê khai mức lương thấp hơn mức lương thức tế hiện nay là khá cao và tập trung ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thực tế cho thấy, đối với các cán bộ công chức viên chức làm việc trong khu vực Hành chính Sự nghiệp, Đảng, đoàn thể được trả lương theo mức lương quy định của Nhà nước. Nhưng đối với những người lao động làm việc ở khối ngoài Nhà nước đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì người sử dụng lao động quy định mức lương trả cho người lao động ghi trên hợp đồng và mức lương này luôn thấp hơn so với mức lương thực tế mà người lao động được nhận. Trong khi đó, tiền đóng BHXH được tính theo mức lượng ghi trên hợp đồng lao động. Vì vậy mà người lao động chỉ được đóng BHXH ở mức thấp, dẫn đến mức hưởng thấp, gây ảnh hưởng đến quyền lợi về lâu dài của người lao động.

- Đơn vị kê khai không đủ số lượng người lao động thuộc diện tham gia BHXH

Theo kết quả phân tích ở trên, mức độ kê khai số lượng người lao động thấp hơn so với thực tế trong khoảng từ 41% đến 60% và từ 21% đến 40% là 34,36 % và 37,95%, dưới 20% là 27,69%. Như vậy, cán bộ viên chức BHXH đánh giá mức độ vi phạm ở các đơn vị trên địa bàn tỉnh là khá cao tập trung ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước. Trên thực tế, tình trạng các doanh nghiệp tư nhân và ngay cả doanh nghiệp nhà nước cũng gian lận trong việc kê khai số lượng lao động tham gia BHXH xảy ra khá phổ biến. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, mức lương trả cho NLĐ do Nhà nước quy định vì vậy để giảm số tiền đóng BHXH họ chỉ còn cách giảm số lao động tham gia BHXH. Hành vi này dẫn đến tình trạng thất thu BHXH trong suốt thời gian dài.

- Đơn vị chậm đóng tiền BHXH

Về vấn đề này55,38% CBVC BHXH tỉnh Phú Thọ cho rằng có khoảng 41% đến 60% số đơn vị chậm nộp tiền BHXH, 12,82% cán bộ cho rằng số đơn vị vi phạm điều này chỉ dưới 20% và 31,79% đánh giá mức độ vi phạm trong khoảng từ 21% đến 40%. Việc chậm nộp tiền BHXH đang là hành vi vi phạm luật BHXH diễn ra thường xuyên ở trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân là do mức lãi phạt nộp chậm là 0,988%/tháng (11,6%/năm) , quá thấp so với lãi suất vay ngân hàng. Vì vậy, các đơn vị chiếm dụng tiền BHXH làm vốn sản xuất kinh doanh còn hơn đi vay ngân hàng.

3.2.5.4. Đánh giá của cán bộ viên chức BHXH về công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH

Bảng 3.9. Ý kiến đánh giá CBVC BHXH về công tác quản lý đối tượng

Câu hỏi Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý SL % SL % SL % SL % SL % Thủ tục đăng ký tham gia BHXH là đơn giản và dễ thực hiện. Thủ tục đăng ký tham gia BHXH là đơn giản và dễ thực hiện 0 0 0 0 112 57,44 83 42,56 0 0

Các mẫu biểu thu BHXH hiện nay là phù hợp.

0 0 104 53,33 91 46,67 0 0 0 0

Quy định về đối

tượng tham gia

BHXH là phù hợp

58 29,74 137 70,26 0 0,00 0 0 0 58

Cán bộ thu BHXH nắm rõ số lượng đối

tượng tham gia

BHXH bắt buộc thực tế trên địa bàn

0 0 110 56,41 85 43,59 0 0 0 0

Sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các sở ban ngành trong điều tra số đơn vị tham gia BHXH thực tế trên địa bàn

0 0 51 26,15 144 73,85 0 0 0 0

Về thủ tục đăng ký tham gia BHXH

Theo kết quả số liệu ở trên, ta thấy 57,44% cán bộ cho rằng thủ tục đăng ký tham gia BHXH hiện nay bình thường và 42,56% cán bộ đánh giá thủ tục đăng ký tham gia BHXH là đơn giản và dễ thực hiện. Vì vậy, nhìn chung đại đa số cán bộ đều cho rằng thủ tục đăng ký tham gia BHXH là khá đơn giản và dễ thực hiện.

- Về biểu mẫu thu và tờ khai BHXH

Đánh giá về vấn đề này, 53,33% CBVC cho rằng biểu mẫu thu và tờ khai BHXH chưa thực sự phù hợp và 46,67% CBVC cho rằng biểu mẫu thu và tờ khai là bình thường, có thể sử dụng được. Từ khi đi vào hoạt động đến bây giờ, ngành BHXH đã thay đổi nhiều biểu mẫu thu để ngày càng tiện lợi dễ sử dụng cho các cán bộ cũng như các đối tượng tham gia BHXH. Tuy nhiên phần lớn CBVC BHXH vẫn chưa thực sự hài lòng về hệ thống biểu mẫu thu hiện nay.

- Về quy định đối tượng tham gia BHXH

Dựa vào kết quả điều tra ta thấy, 70,26% CBVC không đồng ý với quy định về đối tượng tham gia BHXH hiện nay và 29,74% CBVC hoàn toàn không đồng ý về quy định này. Theo quy định hiện hành, “NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng trở lên và HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật lao động” thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Thực tế cho thấy quy định này đang tạo nhiều kẻ hở cho các doanh nghiệp lợi dụng để lách luật như ký HĐLĐ dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ để trốn đóng BHXH. Bên cạnh đó, diện bao phủ của đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hiện nay chưa rộng dẫn đến tình trạng chưa khai thác hết tiềm năng và nguồn lực thu BHXH trên địa bàn. Vì vậy, cần có những quy định mới cụ thể, rõ ràng và bám sát tình hình thực tiễn hơn nữa để mở rộng đối tượng tham gia BHXH trong thời gian tới.

- Về việc nắm rõ số lượng lao động trên địa bàn

Dựa vào số liệu trên, ta thấy 56,41% cán bộ viên chức BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ cho rằng họ chưa nắm rõ số lượng lao động thuộc diên tham gia BHXH thực tế trên địa bàn tỉnh và 43,59% nắm khá rõ số lượng lao động thuộc diện tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh. Thực tế cho thấy đối với các cán bộ quản lý thu BHXH cho khối doanh nghiệp đang còn bị động trong quản lý số lượng lao động thuộc diện tham gia BHXH mà chủ yếu dựa trên danh sách đăng ký tham gia BHXH của các đơn vị nộp lên. Trong quá trình hoạt động, hầu như các doanh nghiệp viện ra nhiều lý do không báo cáo tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp kịp thời. Do vậy, các cơ quan chức năng và cơ quan BHXH gặp nhiều khó khăn trong việc thống kê lao động và quỹ tiền lương,dẫn đến tình trạng không khai thác hết tiềm năng thu BHXH. Trong khi đó, các đơn vị thuộc khu vực Hành chính, Sự nghiệp, Đảng, Đoàn và Ngoài công lập thể đều thực hiện nghiêm túc việc kê khai số lượng lao động nên các cán bộ quản lý thu nắm rõ về số lượng lao động tham gia BHXH thuộc 2 khu vực này.

- Về việc phối hợp giữa cơ quan BHXH với các Sở ban ngành trong việc điều tra số đối tượng tham gia BHXH thực tế trên địa bàn.

26,15% cán bộ viên chức BHXH đánh giá rằng thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các sở ban ngành về vấn đề này và 73,85% đánh giá sự phối hợp ở mức bình thường. Thực tế cho thấy, đã có sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với các cơ quan quản lý lao động như cơ quan thuế, Sở Lao động thương binh Xã hội, Sở Kế hoạch đầu tư để nắm số đơn vị đăng ký kinh doanh trên địa bàn. Tuy nhiên, các cơ quan này chưa thực sự hợp tác, phối hợp một cách tích cực và chặt chẽ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH.

3.2.5.5. Đánh giá của cán bộ viên chức BHXH về công tác quản lý mức thu BHXH

Bảng 3.10. Ý kiến đánh giá của CBVC về Công tác quản lý mức thu

Câu hỏi Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý SL % SL % SL % SL % SL % Quy định về mức thu BHXH hiện nay là phù hợp

0 0 0 0 82 42,05 113 57,95 0 0

Quy định thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh phú thọ (Trang 62 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)