Quản lý mức tiền lương đóng BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh phú thọ (Trang 51 - 55)

5. Kết cấu luận văn

3.2.2. Quản lý mức tiền lương đóng BHXH

Thời gian qua, việc quy định về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được đảm bảo thực hiện hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt và thống nhất trong toàn bộ lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế. Cụ thể:

- Đối với khu vực Nhà nước

cơ quan Hành chính sự nghiệp, Đảng đoàn thể và trong các doanh nghiệp nhà nước, với các bảng lương, thang lương rất cụ thể và chi tiết để áp dụng. Mỗi bảng lương có các ngạch bậc và điều kiện để được xếp vào chức danh tương ứng; có thời gian giữ bậc, nâng lương… cụ thể tương ứng. Các bậc lương được quy thành hệ số một cách thống nhất để dùng ra quyết định hoặc ký hợp đồng lao động.

Mức tiền lương và phụ cấp làm căn cứ đóng BHXH được tính bằng hệ số (Bao gồm các khoản phụ cấp nếu có) nhân với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

Trên thực tế, các doanh nghiệp thường không chú ý đến các quy định về tiền lương vì không có gì liên quan (hoặc liên quan rất ít) đến tiền lương và thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, do đây là căn cứ để thực hiện nghĩa vụ đóng góp BHXH và giải quyết các chế độ về BHXH cho người lao động nên đơn vị phải thực hiện nghiêm túc theo quy định, bất kể làm ăn có lãi, hay thua lỗ. Mặt khác, các loại lương và phụ cấp do Nhà nước quy định thống nhất và mọi đơn vị phải thực hiện một cách bắt buộc.

- Đối với khu vực ngoài Nhà nước

Mức tiền lương căn cứ đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động và tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp (nếu có) được thỏa thuận ghi trên hợp đồng lao động của người lao động.

Mặt khác, tiền lương, tiền công và phụ cấp thực hiện theo thang lương bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng, theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ- CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ.

Có một thực tế là, hiện nay các doanh nghiệp này, nhất là những doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp thường chậm tuân thủ, hoặc tuân thủ rất hạn chế quy định của Pháp luật về hợp đồng lao động, do đó cơ quan BHXH cũng như các cơ quan pháp luật khi thực hiện việc kiểm tra thường gặp rất nhiều khó khăn vì không có hợp đồng lao động. Mặt khác, do doanh

nghiệp được sử dụng mức tiền lương hợp đồng làm căn cứ trích nộp BHXH mà không có gì ràng buộc, ngoại trừ quy định về mức tiền lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu theo vùng, dẫn đến nếu doanh nghiệp buộc phải ký hợp đồng lao động thì cũng chỉ ký với mức lương rất thấp so với thực tế trả người lao động để giảm nghĩa vụ trích nộp BHXH theo quy định.

Trong thực tế các doanh nghiệp khi thực hiện Luật BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động đã lách luật bằng cách trả lương cho người lao động gồm 2 phần: Lương tối thiểu và các khoản thu nhập khác (như lương kinh doanh, phụ cấp công việc…), khi đóng BHXH, BHYT, BHTN chỉ đóng theo mức lương cơ bản ghi trong hợp đồng, sự chênh lệch giữa thu nhập thực tế và lương cơ bản là rất lớn có khi gấp gần chục lần. Như vậy, có thể nói quy định về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hiện nay đã bộc lộ một số điểm bất hợp lý sau:

- Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thấp hơn nhiều so với tiền lương thực tế trong các đơn vị trả cho người lao động. Vì cơ sở trích nộp BHXH là mức lương ghi trong hợp đồng lao động của từng người lao động, không có điểm nào chung với thu nhập, dẫn đến tình trạng chủ doanh nghiệp muốn đóng BHXH cho người lao động làm, với mức lương cao, thấp ra sao là hoàn toàn do hảo tâm của các chủ doanh nghiệp.

- Đối với những doanh nghiệp ngoài Nhà nước xảy ra những bất cập như vậy, còn đối với khu vực Nhà nước cũng xảy ra những bất cập khác. Doanh nghiệp Nhà nước người lao động được hưởng lương theo thang, bảng lương do Nhà nước quy định được sử dụng 5 năm cuối để làm căn cứ tính hưởng chế độ hưu trí, các đơn vị, khu vực Nhà nước để nâng lương sớm, lên lương nhảy bậc, nâng bậc trong những năm chuẩn bị về hưu để được đóng và hưởng hưu trí với mức cao. Do vậy tạo ra sự so sánh, phân bì của các doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật BHXH với nhiều hình thức khác nhau.

Thời gian qua, BHXH tỉnh Phú Thọ đã thực hiên tốt các quy định về ̣ mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, đảm bảo hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt và thống nhất trong toàn bộ lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế.

Bảng 3.2. Tổng hợp mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: 1000 đồng/người/tháng

Khối/Loại hình

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 TNBQ thực tế Lương BQ đóng BHXH TNBQ thực tế Lương BQ đóng BHXH TNBQ thực tế Lương BQ đóng BHXH DNNN 4.320 3.640 4.580 3.720 4.715 3.780 DNNQD 3.380 2.124 3.640 2.541 3.847 2.655 HCSN 3.350 2.856 3.652 3.325 3.844 3.541 Phường, xã 2.623 2.312 2.867 2.754 3.125 2.824

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả thu của BHXH tỉnh Phú Thọ)

Qua bảng 3.2 tổng hợp số liệu mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH từ năm 2015 đến năm 2017 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho thấy mức lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH ở các khối đều thấp hơn mức thu nhập bình quân thực tế của người lao động. Vì quy định về tiền lương của người lao động dùng để làm cơ sở đóng BHXH trong các đơn vị thuộc khối HCSN, DNNN và các tổ chức chính trị - xã hội của Nhà nước vẫn căn cứ vào hệ số thang, bảng lương do Nhà nước ban hành mà không căn cứ vào thu nhập thực tế của người lao động. Việc quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hiện nay còn bộc lộ một số điểm bất hợp lý sau:

- Tiền lương làm căn cứ thực hiện nghĩa vụ đóng góp BHXH không phải là tiền lương thực tế của người lao động, dẫn đến tình trạng:

+ Đối với khu vực áp dụng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định tạo ra tính bình quân trong việc đóng và hưởng BHXH. Mức đóng thấp so với

lương thực tế tạo ra sự so sánh của các đơn vị khác, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật BHXH.

+ Đối với khu vực ngoài quốc doanh: Không minh bạch trong việc thực hiên ̣ chế độ trích nộp BHXH, các doanh nghiệp không ký HĐLĐ hoặc chỉ ghi mức lương rất thấp trên HĐLĐ để trốn hoặc giảm nghĩa vụ đóng góp BHXH.

Tóm lại, quy định hiện hành về tiền lương đóng BHXH phù hợp với giai đoạn đầu, khi mà hầu hết người tham gia BHXH chủ yếu ở khu vực Nhà nước, đến nay khi mà nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần, quỹ BHXH từng bước tự cân đối nhưng vẫn chưa mang tính áp đặt chủ quan của người hoạch định chính sách. Do vậy, cần phải nghiên cứu và quy định mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo mức lương thực tế của người lao động hoặc nâng tỷ lệ đóng góp từ 26% như hiện nay lên mức cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh phú thọ (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)