Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh phú thọ (Trang 41)

5. Kết cấu luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Để phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá trong luận văn này tác giả đã sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng số liệu thống kê về số thu

BHXH, số đơn vị sử dụng lao động… được thu thập từ cơ quan: BHXH tỉnh Phú Thọ để mô tả, đánh giá thực trạng, phân tích biến động và mối liên hệ... tìm ra quy luật biến thiên của các chủ thể nghiên cứu, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến các quy luật này. Mục đích là thông qua các hiện tượng bên

vấn đề, cuối cùng là đưa ra các hướng tác động, khắc phục sao cho đạt được yêu cầu đặt ra.

- Phương pháp so sánh: phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các

tiêu chí khác nhau sau đó đem kết quả so sánh với nhau, so sánh với các chỉ tiêu đã định: So sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh các điểm nghiên cứu khác nhau trong cùng một vấn đề. Trong đề tài này, tôi sử dụng phương pháp thống kê so sánh với các thông tin thu thập được trên cơ sở các số liệu điều tra các đối tượng các nhóm đối tượng tham gia BHXH. Sau đó, số liệu được phân nhóm so sánh với nhau để đưa ra được các nhận xét về thực trạng của hoạt động thu BHXH trên địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội

ngũ chuyên gia để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu. Phương pháp này được dùng để tham vấn và kiểm nghiệm các luận chứng, phân tích, đánh giá thông qua các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu về chính sách bảo hiểm xã hội.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng hệ thống thông tin nghiên cứu chủ yếu sau: Nhóm chỉ tiêu về quản lý thu bảo hiểm xã hội

- Chỉ tiêu phản ánh về công tác tổ chức thu BHXH: phân cấp quản lý, lập kế hoạch thu, quản lý tiền thu, thông tin báo cáo, và hồ sơ dữ liệu…

- Các chỉ tiêu về số lượng, tỷ lệ của đối tượng tham gia BHXH

Số lao động tham gia BHXH là số lượng lao động đang tham gia BHXH tính đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Các chỉ tiêu về tỷ trọng đơn vị tham gia BHXH

- Chỉ tiêu về quản lý đối tượng tham gia BHXH Đối tượng tham gia BHXH phản ánh cơ cấu số lượng, loại hình mà BHXH tỉnh Phú Thọ

Đối tượng tham gia BHXH cần xác định đầy đủ, để tránh các trường hợp thất thoát gây tổn thất ngân sách và mất quyền lợi của người lao động.

- Chỉ tiêu về quản lý mức thu BHXH

+ Đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo cấp bậc, quân hàm và các khoản chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu chung.

+ Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quy định tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động cùng với các khoản phụ cấp (nếu có) nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.

Từ ngày 1/1/2014, mức quy định đóng BHXH là 26%, trong đó NLĐ đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 18%.

- Chỉ tiêu phản ánh về công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý thu bảo hiểm xã hội.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Giới thiệu khái quát về BHXH tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

BHXH tỉnh Phú Thọ được thành lập trên cơ sở 2 ngành Lao động thương binh và xã hội và Liên đoàn lao động sát nhập lại. BHXH tỉnh Phú Thọ được thành lập theo Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1608 ngày 16/9/1997 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. BHXH tỉnh Phú Thọ chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 10 năm 1997. Qua 20 năm hình thành và phát triển, BHXH tỉnh Phú Thọ đã thực hiện triển khai công tác thu BHXH với phương châm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời đã mang lại những kết quả khá khả quan. Số tổng thu hàng năm đều vượt chỉ tiêu được giao trên 100%, số doanh nghiệp có lao động tham gia đóng BHXH ngày càng tăng nhiều, phạm vi được mở rộng. BHXH tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc thu, chi quỹ BHXH theo quy định, kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chính sách trên địa bàn tỉnh, đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ cho người lao động.

Từ khi thành lập cho đến nay BHXH tỉnh Phú Thọ hiện đang có 374 cán bộ đang công tác. Đội ngũ cán bộ đến nay 100% đều đã có trình độ đại học và trên đại học, số cán bộ có kinh nghiệm và trải qua công tác thực tế BHXH chiếm trên 60%, số cán bộ trẻ tuổi đời dưới 40 và có trình độ chiếm tỷ lệ cao, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lâu dài về công tác tổ chức cán bộ qua đó phân công nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn thành công việc đúng, chính xác nhằm phát huy khả năng của từng cán bộ trong các công tác thực hiện công việc.

3.1.2. Tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Phú Thọ

Cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống BHXH tỉnh Phú Thọ gồm 11 phòng chức năng, nghiệp vụ và BHXH 13 huyện, thành thị trực thuộc.

Hình 2.1. Tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Phú Thọ BHXH TP Việt Trì BHXH thị xã Phú Thọ BHXH huyện Thanh Ba BHXH h. Tân Sơn BHXH huyện Yên Lập BHXH h.Thanh Sơn BHXH huyện Phù Ninh BHXH h. Hạ Hòa BHXH h. Tam Nông BHXH h.Thanh Thủy BHXH h.Lâm Thao BHXH h.Cẩm Khê BHXH h.Đoan Hùng GI ÁM Đ Ố C PH Ó GI ÁM Đ Ố C PH Ó GI ÁM Đ Ố C PH Ó GI ÁM Đ Ố C Phòng Quản lý Thu

Phòng Thanh tra- Ktra P.TN và TKQTTHC

P. Kế hoạch tài chính P. Giám định BHYT

Phòng Cấp sổ thẻ

P. Tổ chức cán bộ P. Công nghệ thông tin

Phòng chế độ BHXH Văn phòng

Chức năng cụ thể của từng phòng:

1/ Phòng Tổ chức cán bộ:

Phòng Tổ chức cán bộ có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện các công tác tổ chức, biên chế, công tác cán bộ, công tác kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thi đua, khen thưởng, công tác quân sự địa phương, công tác thanh niên, công tác bình đẳng giới, thực hiện quy chế dân chủ; tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2/ Văn Phòng:

Văn phòng Bảo hiểm xã hội tỉnh, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện các công tác: Tổng hợp, hành chính, văn thư, quản trị, ISO, tuyên truyền, pháp chế theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Văn phòng có con dấu, nhưng không có tài khoản riêng.

3/ Phòng quản lý thu:

Phòng Quản lý thu có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

4/ Phòng chế độ BHXH:

Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) tổ chức thực hiện và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội); quản lý đối tượng hưởng các chế độ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

5/ Phòng Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính:

Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết; tư vấn chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; lưu trữ hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội và hồ sơ nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

6/ Phòng Kế hoạch tài chính:

Phòng Kế hoạch - Tài chính có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tài sản, tổ chức công tác kế toán của Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

7/ Phòng cấp sổ, thẻ:

Phòng Cấp sổ, thẻ có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; việc ghi, xác nhận quá trình đóng, chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và những thay đổi trong việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

8/ Phòng Công nghệ thông tin:

Phòng Công nghệ thông tin có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

9/ Phòng Giám định BHYT:

Phòng Giám định bảo hiểm y tế có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm y

10/ Phòng Thanh tra- Kiểm tra:

Phòng Thanh tra - Kiểm tra có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý tài chính trong hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

11/ Phòng Khai thác và thu nợ:

Phòng Khai thác và thu nợ có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác phát triển đối tượng tham gia và công tác quản lý nợ, đôn đốc thu hồi nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

3.2. Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Phú Thọ

3.2.1. Quản lý đối tượng tham gia BHXH

Bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động, Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ rất chú trọng đến công tác quản lý và phát triển đối tượng tham gia BHXH. Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH được thực hiện trên cơ sở rà soát, nắm chắc số lượng, quy mô và tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ quan, doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, đối tượng tham gia BHXH, phối hợp chặt chẽ với các ngành và tổ chức Công đoàn tuyên truyền sâu rộng chính sách BHXH, triển khai Luật BHXH và các văn bản chỉ đạo của BHXH Việt Nam. Trong thời gian qua, do có nhiều nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động và một bộ phận doanh nghiệp mới đã đăng ký tham gia BHXH. Các doanh nghiệp cần sử dụng nhiều lao động. Vì vậy, mặc dù chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường, cuộc khủng

hoảng nền kinh tế thế giới, khối sản xuất kinh doanh có một số đơn vị làm ăn không hiệu quả, đơn vị phải giải thể, thu nhập của NLĐ không đảm bảo ảnh hưởng đến việc tham gia đóng BHXH nhưng số đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn ngày một tăng.

a. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bảng 3.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc giai đoạn 2015 - 2017

TT Loại đơn vị

Số lượng đơn vị tham gia (đơn vị) Số lao động (người) 2015 2016 2017 2015 2016 2017 1 DNNQD 1.259 1.378 1.465 24.638 26.864 28.115 2 DN nhà nước 107 105 106 13.930 13.805 13.917 3 HCSN, DĐT 1.363 1.349 1.354 38.859 38.624 38.736 4 Phường, xã 277 277 277 5.675 7.672 5.674 5 Đối tượng khác 518 725 863 41.584 48.689 54.738 6 Tổng 3.524 3.834 4.065 124.686 135.654 141.180

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp các năm của BHXH tỉnh Phú Thọ)

Qua bảng số liệu 3.1 cho thấy:

+ Số đơn vị tham gia đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ tăng dần theo từng năm. Năm 2015 có 3.524 đơn vị tham gia, năm 2016 tăng lên 3.834 đơn vị (tăng 310 đơn vị so với năm 2015, tương ứng tăng 8,80%) và đến năm 2017 đã tăng lên 4.065đơn vị (tăng 231 đơn vị, tương ứng tăng 6,03% so với năm 2016).

+ Số lao động được tham gia cũng tăng tương ứng. Năm 2015 có 124.686 người tham gia BHXH bắt buộc, năm 2016 có 135.654 người tham gia (tăng 10.968 người tương ứng với tăng trên 7,78% so với năm 2015), sang năm 2017 có 141.180 người tham gia (tăng 5.526 người tương ứng với tăng trên 4,07% so với năm 2016).

nhân và các doanh nghiệp trong thành phố, nhất là khối ngoài quốc doanh. Tình trạng này chủ yếu do một số nguyên nhân sau đây:

+ Các cơ sở kinh tế tư nhân chủ yếu hoạt động với quy mô nhỏ, khả năng tài chính có hạn, sử dụng ít lao động và lao động lại không ổn định, thường xuyên biến động. Hơn nữa, nhận thức về BHXH của NLĐ và người SDLĐ thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn nhiều hạn chế, người SDLĐ và NLĐ chưa nhận thức đúng về BHXH, chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, vẫn cố tình trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho NLĐ. Mặt khác, NLĐ làm việc ở khu vực này có tư tưởng không gắn bó lâu dài nên cũng không muốn tham gia đóng BHXH.

+ Mặt khác, một số doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng lao động tượng trưng đối với một số lao động quản lý chủ chốt của doanh nghiệp, khai giảm số lao động hoặc hoàn toàn không ký hợp đồng lao động với NLĐ.

+ Ngoài ra, một số doanh nghiệp làm ăn không đạt kết quả như mong muốn, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn làm ăn thua lỗ, lâm vào cảnh nợ nần và tìm cách trốn đóng BHXH cho NLĐ.

b.Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

BHXH tự nguyện lũy kế đến năm 2017 toàn tỉnh Phú Thọ có 5.129 đối tượng tham gia với số tiền thu được là 20,78 tỷ đồng. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho công tác triển khai BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh trong những năm tới.

Bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động, Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ rất chú trọng đến công tác quản lý và phát triển đối tượng tham gia BHXH. Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH được thực hiện trên cơ sở rà soát, nắm chắc số lượng, quy mô và tình hình sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh phú thọ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)