5. Kết cấu luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với BHXH tỉnh Phú Thọ
Trên cơ sở các kinh nghiệm về quản lý thu BHXH của một số địa phương nước ta có thể rút ta một số bài học kinh nghiệm về quản lý thu BHXH đối với BHXH tỉnh Phú Thọ đó là:
- Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương trong công tác BHXH. Thực hiện phương châm cấp uỷ Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, cơ quan BHXH làm tham mưu, có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan hữu trách, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong công tác BHXH mà trọng tâm là khắc phục nợ tồn đọng BHXH và phát triển đối tượng tham gia BHXH.
- Công tác dự báo phải đi trước một bước để có những căn cứ khoa học, số liệu sát thực, nhằm xây dựng kế hoạch phát triển nguồn thu một cách vững chắc, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời thường xuyên có sự điều chỉnh để có dự báo sát với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nhằm đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời, không bỏ sót nguồn thu.
- Cơ quan BHXH phải chủ động các biện pháp công tác, đặc biệt coi trọng năng lực xây dựng các phương án tổ chức thực hiện, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu, làm cho đối tượng tham gia BHXH tin tưởng, phấn khởi và yên tâm khi tham gia BHXH, biến quá trình nhận thức từ bắt buộc sang tự giác thực hiện.
- Tổ chức tốt công tác phối hợp liên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đóng BHXH; phương châm là đề cao công tác thông tin, tuyên truyền, vận động thuyết phục là chủ yếu, nhưng không xem nhẹ xử lý vi phạm, đặc biệt chọn một đến hai đơn vị điển hình, lập hồ sơ kiến nghị khởi tố ra Toà án để răn đe, giáo dục chung.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ thực hiện như thể nào?
- Những nhân tố nào tác động đến công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ.
- Cần thực hiện những giải pháp nào nhằm tăng cường công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thông tin thứ cấp
Thông tin, tư liệu thứ cấp là những thông tin đã có sẵn, được các cơ quan, đơn vị tổng hợp từ trước và đã được công bố. Luận văn này sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp. Trong luận văn thông tin thứ cấp bao gồm các thông tin về số doanh nghiệp, số lao động, số NLĐ tham gia BHXH, số thu BHXH. Thông qua các sách, tạp chí, niên giám Thống kê, các báo cáo tổng kết của cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ, mạng Internets... Số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn này còn bao gồm: đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ, tình hình thu BHXH trong giai đoạn 2015-2017 theo dự toán và số thực thu được thu thập từ các đơn vị như UBND tỉnh Phú Thọ, BHXH tỉnh Phú Thọ, Chi cục Thống kê tỉnh Phú Thọ...
2.2.1.2. Thông tin sơ cấp
Phương pháp chọn mẫu điều tra:
+ Đối tượng điều tra: Cán bộ, nhân viên đang làm việc tại BHXH tỉnh Phú Thọ.
- Xác định cỡ mẫu điều tra: Đề tài sử dụng công thức chọn mẫu Slovin: N
n =
(1+N*e^2)
Trong đó: N: Tổng mẫu; n: số mẫu nghiên cứu; Cỡ mẫu sai số cho phép e là 5%; Độ tin cậy 95%.
Với số lượng cán bộ, nhân viên tại BHXH tỉnh Phú Thọ năm 2017 là 374 người. Thay vào công thức trên ta được
n = 374/(374*0.05^2+1)= 193,28 => quy mô mẫu là 195người. Cấu trúc bảng hỏi:
- Phần mở đầu gồm 2 phần;
+ Phần I.Thông tin đối tượng điều tra
+ Phần II. Đánh giá hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thông qua các bảng biểu và sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu điều tra.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Để phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá trong luận văn này tác giả đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng số liệu thống kê về số thu
BHXH, số đơn vị sử dụng lao động… được thu thập từ cơ quan: BHXH tỉnh Phú Thọ để mô tả, đánh giá thực trạng, phân tích biến động và mối liên hệ... tìm ra quy luật biến thiên của các chủ thể nghiên cứu, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến các quy luật này. Mục đích là thông qua các hiện tượng bên
vấn đề, cuối cùng là đưa ra các hướng tác động, khắc phục sao cho đạt được yêu cầu đặt ra.
- Phương pháp so sánh: phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các
tiêu chí khác nhau sau đó đem kết quả so sánh với nhau, so sánh với các chỉ tiêu đã định: So sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh các điểm nghiên cứu khác nhau trong cùng một vấn đề. Trong đề tài này, tôi sử dụng phương pháp thống kê so sánh với các thông tin thu thập được trên cơ sở các số liệu điều tra các đối tượng các nhóm đối tượng tham gia BHXH. Sau đó, số liệu được phân nhóm so sánh với nhau để đưa ra được các nhận xét về thực trạng của hoạt động thu BHXH trên địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội
ngũ chuyên gia để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu. Phương pháp này được dùng để tham vấn và kiểm nghiệm các luận chứng, phân tích, đánh giá thông qua các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu về chính sách bảo hiểm xã hội.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng hệ thống thông tin nghiên cứu chủ yếu sau: Nhóm chỉ tiêu về quản lý thu bảo hiểm xã hội
- Chỉ tiêu phản ánh về công tác tổ chức thu BHXH: phân cấp quản lý, lập kế hoạch thu, quản lý tiền thu, thông tin báo cáo, và hồ sơ dữ liệu…
- Các chỉ tiêu về số lượng, tỷ lệ của đối tượng tham gia BHXH
Số lao động tham gia BHXH là số lượng lao động đang tham gia BHXH tính đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Các chỉ tiêu về tỷ trọng đơn vị tham gia BHXH
- Chỉ tiêu về quản lý đối tượng tham gia BHXH Đối tượng tham gia BHXH phản ánh cơ cấu số lượng, loại hình mà BHXH tỉnh Phú Thọ
Đối tượng tham gia BHXH cần xác định đầy đủ, để tránh các trường hợp thất thoát gây tổn thất ngân sách và mất quyền lợi của người lao động.
- Chỉ tiêu về quản lý mức thu BHXH
+ Đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo cấp bậc, quân hàm và các khoản chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu chung.
+ Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quy định tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động cùng với các khoản phụ cấp (nếu có) nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.
Từ ngày 1/1/2014, mức quy định đóng BHXH là 26%, trong đó NLĐ đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 18%.
- Chỉ tiêu phản ánh về công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý thu bảo hiểm xã hội.
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Giới thiệu khái quát về BHXH tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
BHXH tỉnh Phú Thọ được thành lập trên cơ sở 2 ngành Lao động thương binh và xã hội và Liên đoàn lao động sát nhập lại. BHXH tỉnh Phú Thọ được thành lập theo Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1608 ngày 16/9/1997 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. BHXH tỉnh Phú Thọ chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 10 năm 1997. Qua 20 năm hình thành và phát triển, BHXH tỉnh Phú Thọ đã thực hiện triển khai công tác thu BHXH với phương châm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời đã mang lại những kết quả khá khả quan. Số tổng thu hàng năm đều vượt chỉ tiêu được giao trên 100%, số doanh nghiệp có lao động tham gia đóng BHXH ngày càng tăng nhiều, phạm vi được mở rộng. BHXH tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc thu, chi quỹ BHXH theo quy định, kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chính sách trên địa bàn tỉnh, đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ cho người lao động.
Từ khi thành lập cho đến nay BHXH tỉnh Phú Thọ hiện đang có 374 cán bộ đang công tác. Đội ngũ cán bộ đến nay 100% đều đã có trình độ đại học và trên đại học, số cán bộ có kinh nghiệm và trải qua công tác thực tế BHXH chiếm trên 60%, số cán bộ trẻ tuổi đời dưới 40 và có trình độ chiếm tỷ lệ cao, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lâu dài về công tác tổ chức cán bộ qua đó phân công nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn thành công việc đúng, chính xác nhằm phát huy khả năng của từng cán bộ trong các công tác thực hiện công việc.
3.1.2. Tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Phú Thọ
Cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống BHXH tỉnh Phú Thọ gồm 11 phòng chức năng, nghiệp vụ và BHXH 13 huyện, thành thị trực thuộc.
Hình 2.1. Tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Phú Thọ BHXH TP Việt Trì BHXH thị xã Phú Thọ BHXH huyện Thanh Ba BHXH h. Tân Sơn BHXH huyện Yên Lập BHXH h.Thanh Sơn BHXH huyện Phù Ninh BHXH h. Hạ Hòa BHXH h. Tam Nông BHXH h.Thanh Thủy BHXH h.Lâm Thao BHXH h.Cẩm Khê BHXH h.Đoan Hùng GI ÁM Đ Ố C PH Ó GI ÁM Đ Ố C PH Ó GI ÁM Đ Ố C PH Ó GI ÁM Đ Ố C Phòng Quản lý Thu
Phòng Thanh tra- Ktra P.TN và TKQTTHC
P. Kế hoạch tài chính P. Giám định BHYT
Phòng Cấp sổ thẻ
P. Tổ chức cán bộ P. Công nghệ thông tin
Phòng chế độ BHXH Văn phòng
Chức năng cụ thể của từng phòng:
1/ Phòng Tổ chức cán bộ:
Phòng Tổ chức cán bộ có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện các công tác tổ chức, biên chế, công tác cán bộ, công tác kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thi đua, khen thưởng, công tác quân sự địa phương, công tác thanh niên, công tác bình đẳng giới, thực hiện quy chế dân chủ; tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2/ Văn Phòng:
Văn phòng Bảo hiểm xã hội tỉnh, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện các công tác: Tổng hợp, hành chính, văn thư, quản trị, ISO, tuyên truyền, pháp chế theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Văn phòng có con dấu, nhưng không có tài khoản riêng.
3/ Phòng quản lý thu:
Phòng Quản lý thu có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
4/ Phòng chế độ BHXH:
Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) tổ chức thực hiện và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội); quản lý đối tượng hưởng các chế độ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
5/ Phòng Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính:
Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết; tư vấn chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; lưu trữ hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội và hồ sơ nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
6/ Phòng Kế hoạch tài chính:
Phòng Kế hoạch - Tài chính có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tài sản, tổ chức công tác kế toán của Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
7/ Phòng cấp sổ, thẻ:
Phòng Cấp sổ, thẻ có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; việc ghi, xác nhận quá trình đóng, chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và những thay đổi trong việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
8/ Phòng Công nghệ thông tin:
Phòng Công nghệ thông tin có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
9/ Phòng Giám định BHYT:
Phòng Giám định bảo hiểm y tế có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm y
10/ Phòng Thanh tra- Kiểm tra:
Phòng Thanh tra - Kiểm tra có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý tài chính trong hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
11/ Phòng Khai thác và thu nợ:
Phòng Khai thác và thu nợ có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác phát triển đối tượng tham gia và công tác quản lý nợ, đôn đốc thu hồi nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất