5. Kết cấu luận văn
3.2.1. Quản lý đối tượng tham gia BHXH
Bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động, Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ rất chú trọng đến công tác quản lý và phát triển đối tượng tham gia BHXH. Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH được thực hiện trên cơ sở rà soát, nắm chắc số lượng, quy mô và tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ quan, doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, đối tượng tham gia BHXH, phối hợp chặt chẽ với các ngành và tổ chức Công đoàn tuyên truyền sâu rộng chính sách BHXH, triển khai Luật BHXH và các văn bản chỉ đạo của BHXH Việt Nam. Trong thời gian qua, do có nhiều nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động và một bộ phận doanh nghiệp mới đã đăng ký tham gia BHXH. Các doanh nghiệp cần sử dụng nhiều lao động. Vì vậy, mặc dù chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường, cuộc khủng
hoảng nền kinh tế thế giới, khối sản xuất kinh doanh có một số đơn vị làm ăn không hiệu quả, đơn vị phải giải thể, thu nhập của NLĐ không đảm bảo ảnh hưởng đến việc tham gia đóng BHXH nhưng số đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn ngày một tăng.
a. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảng 3.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc giai đoạn 2015 - 2017
TT Loại đơn vị
Số lượng đơn vị tham gia (đơn vị) Số lao động (người) 2015 2016 2017 2015 2016 2017 1 DNNQD 1.259 1.378 1.465 24.638 26.864 28.115 2 DN nhà nước 107 105 106 13.930 13.805 13.917 3 HCSN, DĐT 1.363 1.349 1.354 38.859 38.624 38.736 4 Phường, xã 277 277 277 5.675 7.672 5.674 5 Đối tượng khác 518 725 863 41.584 48.689 54.738 6 Tổng 3.524 3.834 4.065 124.686 135.654 141.180
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp các năm của BHXH tỉnh Phú Thọ)
Qua bảng số liệu 3.1 cho thấy:
+ Số đơn vị tham gia đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ tăng dần theo từng năm. Năm 2015 có 3.524 đơn vị tham gia, năm 2016 tăng lên 3.834 đơn vị (tăng 310 đơn vị so với năm 2015, tương ứng tăng 8,80%) và đến năm 2017 đã tăng lên 4.065đơn vị (tăng 231 đơn vị, tương ứng tăng 6,03% so với năm 2016).
+ Số lao động được tham gia cũng tăng tương ứng. Năm 2015 có 124.686 người tham gia BHXH bắt buộc, năm 2016 có 135.654 người tham gia (tăng 10.968 người tương ứng với tăng trên 7,78% so với năm 2015), sang năm 2017 có 141.180 người tham gia (tăng 5.526 người tương ứng với tăng trên 4,07% so với năm 2016).
nhân và các doanh nghiệp trong thành phố, nhất là khối ngoài quốc doanh. Tình trạng này chủ yếu do một số nguyên nhân sau đây:
+ Các cơ sở kinh tế tư nhân chủ yếu hoạt động với quy mô nhỏ, khả năng tài chính có hạn, sử dụng ít lao động và lao động lại không ổn định, thường xuyên biến động. Hơn nữa, nhận thức về BHXH của NLĐ và người SDLĐ thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn nhiều hạn chế, người SDLĐ và NLĐ chưa nhận thức đúng về BHXH, chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, vẫn cố tình trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho NLĐ. Mặt khác, NLĐ làm việc ở khu vực này có tư tưởng không gắn bó lâu dài nên cũng không muốn tham gia đóng BHXH.
+ Mặt khác, một số doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng lao động tượng trưng đối với một số lao động quản lý chủ chốt của doanh nghiệp, khai giảm số lao động hoặc hoàn toàn không ký hợp đồng lao động với NLĐ.
+ Ngoài ra, một số doanh nghiệp làm ăn không đạt kết quả như mong muốn, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn làm ăn thua lỗ, lâm vào cảnh nợ nần và tìm cách trốn đóng BHXH cho NLĐ.
b.Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
BHXH tự nguyện lũy kế đến năm 2017 toàn tỉnh Phú Thọ có 5.129 đối tượng tham gia với số tiền thu được là 20,78 tỷ đồng. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho công tác triển khai BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh trong những năm tới.
Bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động, Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ rất chú trọng đến công tác quản lý và phát triển đối tượng tham gia BHXH. Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH được thực hiện trên cơ sở rà soát, nắm chắc số lượng, quy mô và tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ quan, doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, đối tượng tham gia BHXH, phối hợp chặt chẽ với các ngành và tổ chức Công đoàn tuyên truyền sâu rộng chính sách BHXH, triển khai Luật BHXH và các văn bản chỉ đạo của BHXH Việt Nam.
Trong thời gian qua, do có nhiều nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động và một bộ phận doanh nghiệp mới đã đăng ký tham gia BHXH. Các doanh nghiệp cần sử dụng nhiều lao động. Vì vậy, mặc dù chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường, cuộc khủng hoảng nền kinh tế thế giới, khối sản xuất kinh doanh có một số đơn vị làm ăn không hiệu quả, đơn vị phải giải thể, thu nhập của NLĐ không đảm bảo ảnh hưởng đến việc tham gia đóng BHXH nhưng số đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn ngày một tăng.
+ Các cơ sở kinh tế tư nhân chủ yếu hoạt động với quy mô nhỏ, khả năng tài chính có hạn, sử dụng ít lao động và lao động lại không ổn định, thường xuyên biến động. Hơn nữa, nhận thức về BHXH của NLĐ và người SDLĐ thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn nhiều hạn chế, người SDLĐ và NLĐ chưa nhận thức đúng về BHXH, chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, vẫn cố tình trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho NLĐ. Mặt khác, NLĐ làm việc ở khu vực này có tư tưởng không gắn bó lâu dài nên cũng không muốn tham gia đóng BHXH.
+ Mặt khác, một số doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng lao động tượng trưng đối với một số lao động quản lý chủ chốt của doanh nghiệp, khai giảm số lao động hoặc hoàn toàn không ký hợp đồng lao động với NLĐ.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp làm ăn không đạt kết quả như mong muốn, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn làm ăn thua lỗ, lâm vào cảnh nợ nần và tìm cách trốn đóng BHXH cho NLĐ.