Phát triển bền vững NNL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững nguồn nhân lực tại chi cục thuế quận thanh xuân, thành phố hà nội​ (Trang 31)

Để phát triển bền vững nguồn nhân lực thì chúng ta phải đảm bảo 2 chỉ tiêu: đủ số lƣợng nhân lực để sử dụng và chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc yêu cầu. Cụ thể:

Về số lượng nhân lực: lực lƣợng lao động của ngƣời trong độ tuổi lao động có tỷ lệ cao trong lực lƣợng lao động,…

Về chất lượng nguồn nhân lực: Chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc thể hiện qua nhiều chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau:

+ Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực. + Chỉ tiêu trình độ văn hoá của nguồn nhân lực.

+ Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực.

23

+ Chỉ số phát triển con nguời (HDI).

Bên cạnh những chỉ tiêu có thể lƣợng hoá đƣợc nhƣ trên, ngƣời ta còn xem xét đến các chỉ tiêu định tính thể hiện năng lực phẩm chất của ngƣời lao động thể hiện qua các mặt nhƣ truyền thống dân tộc bảo vệ Tổ quốc; Truyền thống về văn hoá văn minh dân tộc; Phong tục tập quán, lối sống,…

Trong điều kiện xã hội phát triển nhƣ ngày nay, tổ chức luôn phải đảm bảo có đội ngũ nhân viên năng động, kịp thời đáp ứng nhanh nhất yêu cầu của tổ chức và xã hội. Một lực lƣợng lao động chất lƣợng cao luôn là lợi thế cạnh tranh vững chắc cho tổ chức. Ở một khía cạnh khác, đầu tƣ vào con ngƣời đƣợc xem là cách đầu tƣ hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trƣởng nhanh, bền vững của một tổ chức, đảm bảo tay nghề của đội ngũ nhân viên, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm bớt tai nạn lao động.

Muốn nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phải kết hợp đƣợc đồng thời hiệu quả của 3 quá trình: Thu hút, sử dụng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong đó đặc biệt coi trọng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Có thể nói rằng phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng cao chính là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của một tổ chức trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.

1.2.2. An ninh phi truyền thống và an ninh con người

An ninh quốc gia bao hàm an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. An ninh quốc gia không chỉ giới hạn trong việc ngăn chặn, ứng phó với các nguy cơ chiến tranh mà còn bao hàm nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống nhƣ biến đổi khí hậu, ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng, cạn kiệt nguồn nƣớc, sử dụng các vũ khí sinh thái, khủng bố, dịch bệnh, di cƣ tự do, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao… Các thách thức an ninh phi truyền thống vẫn có thể khiến một quốc gia, thể chế xã hội sụp đổ mà không cần bất kỳ một hoạt động quân sự nào. Mặt khác, các thách thức an ninh phi truyền thống cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề an ninh truyền thống.

24

An ninh phi truyền thống không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà còn mang tính xuyên quốc gia, đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung của nhiều quốc gia để ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, an ninh phi truyền thống đã trở thành chủ đề quan trọng, mối quan tâm lớn của các quốc gia trên thế giới và đƣợc đề cập trong chiến lƣợc quốc phòng, an ninh của nhiều quốc gia trên thế giới.

Có thể thấy, một trong những vấn đề an ninh phi truyền thống nổi cộm hiện nay và đƣợc nhiều học giả trên thế giới thống nhất, quan tâm nghiên cứu là vấn đề an ninh con ngƣời.

An ninh con ngƣời là một thành tố thuộc an ninh phi truyền thống. Các vấn đề an ninh con ngƣời có mối quan hệ đan xen giữa con ngƣời, xã hội, kinh tế và chính trị, diễn ra rất phức tạp, khó lƣờng, lan tỏa nhanh trong phạm vi rộng và để lại hậu quả lâu dài. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi vấn đề về con ngƣời đều dẫn đến vấn đề an ninh, và hầu hết các vấn đề an ninh đƣợc tạo ra từ các tình huống phức tạp liên quan đến con ngƣời, chính trị, xã hội và kinh tế. Bên cạnh những vấn đề an ninh con ngƣời nổi cộm trong phạm vi một quốc gia phải xử lý, còn có một số vấn đề an ninh con ngƣời có tính chất xuyên quốc gia rất phức tạp, hệ trọng, đòi hỏi các quốc gia phải cùng hợp tác, chia sẻ, nỗ lực tham gia trong việc ứng phó với các mối đe dọa này.

Bên cạnh đó, vấn đề an ninh con ngƣời trong tổ chức là một vấn đề mới nảy sinh trong thời gian gần đây và đƣợc nhóm tác giả Nguyễn Văn Hƣởng, Bùi Văn Nam, Hoàng Đình Phi đề cập đến năm 2017. Đây thực sự là một khía cạnh mới cần bổ sung khi chúng ta xem xét sự phát triển bền vững nguồn nhân lực trong tổ chức hiện đại ngày nay. Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin thì con ngƣời là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã hội. Trong đó, yếu tố sinh học trong con ngƣời là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con ngƣời và gắn kết con ngƣời nhƣ là một bộ phận của tự nhiên. Tuy nhiên, đặc trƣng quy định sự khác biệt giữa con ngƣời với thế giới loài vật là mặt xã hội của nó. Tính xã hội của con ngƣời đƣợc biểu hiện trƣớc hết qua

25

các lao động sản xuất ra của cải vật chất. Thông qua các hoạt động này, con ngƣời sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tƣ duy; xác lập quan hệ xã hội và con ngƣời chính là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Vì vậy, đã hình thành nên khái niệm an ninh con ngƣời. Thực tế, có rất nhiều nghiên cứu và cách nhìn nhận khác nhau về khái niệm an ninh con ngƣời.

Theo Chƣơng trình Phát triển của liên hiệp quốc UNDP (1994) an ninh con ngƣời hiểu theo nghĩa rộng là hàm ý về một tình trạng ngƣời dân không bị những đe dọa kinh niên nhƣ đói nghèo, bệnh tật, sự trấn áp, những thứ cần đầu tƣ phát triển trong dài hạn, và những tai nạn bất ngờ, đòi hỏi sự can thiệp tức thời từ bên ngoài. Quan điểm này đƣợc xem là sự phát triển rộng về mặt nội hàm so với quan điểm theo nghĩa hẹp trƣớc đây, dừng lại ở an ninh lãnh thổ trƣớc sự xâm lƣợc từ bên ngoài, ở việc bảo vệ lợi ích dân tộc trong chính sách đối ngoại và ở an ninh toàn cầu trƣớc đe dọa hủy diệt hạt nhân. Quan điểm về an ninh con ngƣời của UNDP (1994) cũng liệt kê 7 thành tố của an ninh con ngƣời, bao gồm: (i) An ninh kinh tế trƣớc mối đe dọa nghèo khổ; (ii) An ninh lƣơng thực trƣớc mối đe dọa đói kém; (iii) An ninh sức khỏe trƣớc mối đe dọa thƣơng tích và bệnh tật; (iv) An ninh môi trƣờng trƣớc mối đe dọa ô nhiễm, xuống cấp môi trƣờng và cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên; (v) An ninh cá nhân trƣớc các hình thức đe dọa bạo hành khác nhau; (vi) An ninh cộng đồng trƣớc các mối đe dọa từ văn hóa; (vii) An ninh chính trị trƣớc sự bị trấn áp về chính trị.

Từ những quan điểm về an ninh con ngƣời của giới học giả trên Thế giới, các học giả và nhà nghiên cứu tại Việt Nam cũng đƣa ra những quan điểm khác nhau về nội hàm khái niệm an ninh con ngƣời. Theo Vũ Dƣơng Ninh (2009) an ninh con ngƣời đƣợc nhìn nhận từ hai góc độ: (1) sự an toàn của con ngƣời trƣớc những nguy cơ lâu dài nhƣ đói khát, dịch bệnh, chiến tranh và sự áp bức; (2) sự bảo vệ con ngƣời trƣớc những đe doạ bất thƣờng và nguy hại trong khuôn khổ gia đình, nơi làm việc hay cộng đồng. Nó không chỉ là không có xung đột bạo lực mà còn phải bảo đảm quyền con ngƣời, sự quản lý tốt của nhà nƣớc, cơ hội tiếp cận với các điều kiện thuận lợi về giáo dục, y tế và sự lựa

26

chọn điều kiện phát huy năng lực của mỗi cá nhân. Mặc dù còn nhiều quan điểm tranh luận khác nhau, nhƣng theo tác giả hầu nhƣ các nhà nghiên cứu dễ dàng gặp nhau trong quan niệm về nội hàm của an ninh con ngƣời bao gồm 7 lĩnh vực là kinh tế, lƣơng thực, sức khoẻ, môi trƣờng, cá nhân, cộng đồng và chính trị.

Nhóm tác giả Nguyễn Văn Hƣởng, Bùi Văn Nam, Hoàng Đình Phi (2017) trong nghiên cứu của nhóm đã có sự tổng kết đầy đủ và sinh động về khía cạnh an ninh phi truyền thống của tổ chức và đƣợc trình bày chi tiết trong bảng 1.1 dƣới đây.

Bảng 1.1 : Một số vấn đề ANPTT đối với tổ chức

TT AN tài chính của tổ chức AN công nghệ của tổ chức AN con ngƣời của tổ chức AN thƣơng hiệu của tổ chức 1 Khái niệm cơ bản

Khái niệm mới trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, biến đổi toàn cầu

Khái niệm mới trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, biến đổi toàn cầu

Khái niệm mới trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, biến đổi toàn cầu

Khái niệm mới trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, biến đổi toàn cầu 2 Mục tiêu chính Phòng tránh đƣợc các rủi ro tài chính, đảm bảo nguồn lực tài chính để cạnh tranh bền vững Phát triển, bảo vệ và sử dụng hiệu quả các năng lực công nghệ để cạnh tranh bền vững Phát triển, sử dụng an toàn và hiệu quả nguồn nhân lực để cạnh tranh bền vững Xây dựng, sử dụng, bảo vệ, phát triển, thƣơng hiệu để cạnh tranh bền vững 3 Chủ thể chính Các chủ doanh

nghiệp Các chủ doanh nghiệp

Các chủ doanh nghiệp Các chủ doanh nghiệp 4 Công cụ chính

Điều lệ công ty; Chiến lƣợc tài chính của DN; Quy chế kiểm soát thu chi và Quy trình quản trị rủi ro. Chiến lƣợc kinh doanh và chiến lƣợc công nghệ; Quy trình quản trị công nghệ và Quy chế bảo mật công nghệ.

Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực; Quy trình quản trị nguồn nhân lực và Quy trình giám sát nhân lực. Chiến lƣợc kinh doanh và chiến lƣợc thƣơng hiệu; Đăng ký bảo hộ và Quy chế quản trị thƣơng hiệu. 5 Mối đe dọa chính

Mất cân đối thu chi; Khủng hoảng KT- TC lớn nhỏ; Tham nhũng nội bộ; Lừa đảo tài chính, kinh doanh.

Năng lực công nghệ yếu kém; Trộm cắp bí mật công nghệ; Thiếu tiền và nhân lực cho R&D; Công nghệ mới thay thế. (1) Mất an toàn l o động; (2) Mâu thuẫn, xung đột, đình công, phá hoại; (3) Đối thủ câu nhân tài; (4) Nội gián. Hàng giả, hàng nhái; Cạnh tranh không lành mạnh; Thƣơng hiệu không có sức mạnh nhƣ một tài sản trí tuệ; Uy tín lãnh đạo DN giảm.

Nguồn: Nguyễ Vă Hưở , Bù Vă N , Hoà Đì (2017)

27

Theo đó Nguyễn Văn Hƣởng, Bùi Văn Nam, Hoàng Đình Phi (2017) đã có những phát triển sáng tạo trong việc làm rõ khái niệm, nội hàm, bối cảnh ra đời, các mối đe dọa và các công cụ chính góp phần đảm bảo an ninh con ngƣời trong tổ chức. An ninh con ngƣời cũng đƣợc hiểu là trạng thái đảm bảo sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững của con ngƣời trƣớc các mối đe dọa trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập, biến đổi toàn cầu và biến đổi khí hậu. Trong đó tác giả Nguyễn Văn Hƣởng, Bùi Văn Nam, Hoàng Đình Phi (2017) cho rằng có 07 yếu tố cấu thành, tác động đến an ninh con ngƣời từ nhiều góc độ, phƣơng diện khác nhau, tùy theo hoàn cảnh không gian, thời gian, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến từng ngƣời, từng cộng đồng ngƣời nhất định, cụ thể:

- An ninh kinh tế: bảo đảm cho con ngƣời về mặt an sinh xã hội, việc làm, nhất là thu nhập của ngƣời lao động, tạo điều kiện cơ sở vật chất thực hiện, bảo đảm cuộc sống, bảo đảm quyền sống và phát triển;

- An ninh lƣơng thực: bảo đảm cho con ngƣời không bị đói, cung cấp đủ chất dinh dƣỡng cho con ngƣời, bảo đảm mọi ngƣời đều có cơ hội và khả năng cung ứng lƣơng thực;

- An ninh sức khỏe: bảo đảm an toàn cho con ngƣời trƣớc mọi nguy cơ đe dọa về mặt sức khỏe thể chất (thể lực) và sức khỏe tinh thần (trí lực);

- An ninh môi trƣờng: nhằm bảo đảm môi trƣờng sống an toàn và lành mạnh cho con ngƣời;

- An ninh cá nhân: bảo đảm cho mỗi cá nhân trƣớc nguy cơ đe dọa từ hành vi bạo lực;

- An ninh cộng đồng: bảo đảm cho từng công dân sinh sống trong một cộng đồng an toàn;

- An ninh chính trị: bảo đảm sự ổn định chính trị- xã hội, là tiền đề để bảo đảm, thực thi quyền con ngƣời, con ngƣời đƣợc an toàn, tự do phát triển cả về thể chất và tinh thần.

28

Tóm lại, việc đảm bảo an ninh con ngƣời nói chung cũng nhƣ đảm bảo an ninh con ngƣời trong tổ chức nói riêng cũng chính là góp phần đảm bảo ANPTT.

1.2.3. Mối quan hệ giữa phát triển bền vững NNL và an ninh con người trong tổ chức

Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Văn Hƣởng, Bùi Văn Nam, Hoàng Đình Phi (2017), an ninh con ngƣời trong tổ chức đƣợc hiểu là sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững của con ngƣời hay nguồn nhân lực trong tổ chức. Trong đó, mục tiêu chính của việc đảm bảo an ninh con ngƣời trong tổ chức là việc phát triển, sử dụng an toàn và hiệu quả nguồn nhân lực để cạnh tranh bền vững. Thực tế, ngƣời lao động là nguồn lực quan trọng trong bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp. Tổ chức không thể tạo ra hàng hoá dịch vụ mà không có sự tham gia, đóng góp của nguồn lực con ngƣời. Đồng thời, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững thì bên cạnh việc phát huy hiệu quả vai trò của ngƣời lao động thì tổ chức trƣớc hết phải đảm bảo sự an toàn cho họ. Điều này sẽ góp phần đảm bảo an ninh con ngƣời trong doanh nghiệp trƣớc các mối đe dọa nhƣ: (1) Mất an toàn lao động; (2) Mâu thuẫn, xung đột, đình công, phá hoại; (3) Đối thủ câu nhân tài; (4) Nội gián.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ giữa việc đảm bảo an ninh con ngƣời trong tổ chức đóng vai trò rất quan trọng đối với khả năng cạnh tranh bền vững của tổ chức trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Bên cạnh đó, nhóm tác gỉa cũng đã đề xuất các giải pháp trung và dài hạn giúp hạn chế các yếu tố đe doạ đến mất an ninh con ngƣời trong tổ chức bao gồm: Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực; Quy trình quản trị nguồn nhân lực và Quy trình giám sát nhân lực. Thông qua kết quả nghiên cứu này đã chứng minh đƣợc vai trò và tầm quan trọng của yếu tố con ngƣời trong việc phát triển bền vững nguồn nhân lực trong tổ chức ngày nay.

29

1.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực

1.3.1. Yếu tố bên ngoài tổ chức

Đ ều kiện tự nhiên: Nhân tố môi trƣờng tự nhiên đó là vị trí địa lý, quy mô diện tích đất đai, trữ lƣợng tài nguyên khoáng sản của một vùng kinh tế, một quốc gia. Các điều kiện nêu trên, nếu thuận lợi sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế và từ đó phát triển nguồn nhân lực dễ dàng hơn, ngƣợc lại sẽ gặp nhiều khó khăn.

Đ ều kiện xã hội: Quy mô dân số và tốc độ rõ ràng là có ảnh hƣởng đến quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế cũng nhƣ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ảnh hƣởng trƣợc tiếp đến phát triển nguồn nhân lực. Lao động là một yếu tố sản xuất trực tiếp trong quá trình sản xuất.

Môi trƣờng giáo dục, y tế, thể thao….tốt sẽ làm tăng năng suất lao động tƣơng lai. Ngoài những yếu tố về giáo dục và y tế thì phát triển nguồn nhân lực còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan: Tính năng động xã hội và sức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững nguồn nhân lực tại chi cục thuế quận thanh xuân, thành phố hà nội​ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)