Chính sách khách hàng và quy trình cấp tín dụng bán lẻ tại BID

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam thái nguyên (Trang 65 - 99)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.3. Chính sách khách hàng và quy trình cấp tín dụng bán lẻ tại BID

Nam Thái Nguyên

3.2.3.1. Chính sách khách hàng

Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu quan hệ tín dụng tại BIDV sẽ được áp dụng tổng thể 4 (bốn) chính sách sau đây:

a) Chính sách tiếp thị khách hàng

Đối với Nhóm khách hàng vay vốn với mục đích tiêu dùng:

+ Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi tại BIDV.

+ Tập trung tiếp thị đối với khách hàng có thu nhập ổn định từ 10 triệu VND trở lên, khách hàng là lãnh đạo/chủ doanh nghiệp.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

+ Tập trung tiếp thị đối với khách hàng đang sinh sống tại các Thành phố, Thị xã, Thị trấn.

+ Tập trung tiếp thị và cho vay với các khách hàng trong độ tuổi từ 25 – 55. Khách hàng vay vốn với mục đích kinh doanh:

+ Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi, thanh toán tại BIDV.

+ Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ, vận tải, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất chế biến lương thực quy mô lớn;

+ Tập trung tiếp thị và cho vay đối với khách hàng đã có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, có khả năng tích tụ và khai thác sử dụng tài nguyên đất.

b) Chính sách về cấp tín dụng

- Xếp hạng khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

+ Mọi khách hàng là cá nhân được xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trước khi quyết định cấp tín dụng.

Các khách hàng sẽ được BIDV xếp thành 10 mức xếp hạng khác nhau: AAA; AA; A; BBB; BB; B; CCC; CC; C; D.

+ BIDV chỉ xem xét cấp tín dụng đối với các khách hàng có kết quả xếp hạng từ BB trở lên và có thu nhập ổn định hàng tháng chứng minh được ở mức trung bình khá trở lên (thu nhập hàng tháng tối thiểu từ 5 triệu VND trở lên đối với các khách hàng tại địa bàn Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu từ 3 triệu VND trở lên đối với các khách hàng ở các địa bàn còn lại).

- Tại một thời điểm, khách hàng có thể được cung cấp tất cả các sản phẩm tín dụng bán lẻ hiện có của BIDV. Ngoài ra, trên cơ sở quy định của pháp luật, khách hàng sẽ được BIDV xem xét cung cấp các sản phẩm tín dụng ngân hàng

hiện đại theo yêu cầu và phù hợp với thực tế hoạt động của khách hàng. - Mức cho vay cụ thể:

+ Đối với cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm (Cho vay tiêu dùng tín chấp, thấu chi tài khoản cá nhân, thẻ tín dụng), nguồn trả nợ từ thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công hàng tháng: mức cho vay không quá 10 lần thu nhập chứng minh được bình quân 3 tháng gần nhất cho một sản phẩm và không quá 15 lần thu nhập chứng minh được bình quân 3 tháng gần nhất với 01 (một) khách hàng.

Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm đối với 1 khách hàng không vượt quá 500 triệu đồng.

+ Đối với Cho vay sản xuất kinh doanh: mức cho vay thực hiện theo thẩm quyền phán quyết đối với từng cấp điều hành trong từng thời kỳ.

+ Đối với cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do BIDV và các tổ chức khác phát hành (danh mục các tổ chức phát hành do Tổng giám đốc quy định từng thời kỳ): mức cho vay tối đa có thể bằng mệnh giá của sổ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá đảm bảo thu hồi được đầy đủ cả gốc và lãi.

+ Đối với các trường hợp cho vay khác giao Tổng Giám đốc quy định cho từng sản phẩm cụ thể, phù hợp với chính sách cấp tín dụng của BIDV. - Hạn chế cho vay:

BIDV không cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, mức cho vay đối với các trường hợp sau:

+ Kiểm toán viên đang kiểm toán tại BIDV. + Thanh tra viên Ngân hàng.

+ Thanh tra viên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thanh tra BIDV.

+ Kế toán trưởng của BIDV.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

BIDV không cho vay đối với những nhu cầu vốn của khách hàng, không cho vay đối với những khách hàng được quy định tại:

+ Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

+ Quy chế cho vay hiện hành của BIDV. c) Chính sách về tài sản bảo đảm

- Các loại tài sản bảo đảm tiền vay :

+ Tiền gửi có kỳ hạn, sổ tiết kiệm của khách hàng hoặc bên thứ ba tại BIDV và các tổ chức tín dụng khác.

+ Trái phiếu Chính phủ và các giấy tờ có giá khác theo quy định của BIDV tại từng thời điểm.

+ Phương tiện vận tải.

+ Giá trị quyền sử dụng đất được thế chấp theo quy định của pháp luật đất đai.

+ Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất.

+ Các tài sản khác do BIDV quy định tại từng thời điểm trong từng sản phẩm cụ thể.

- Mức cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm:

Mức cho vay trên giá trị từng loại tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định tại từng sản phẩm tín dụng bản lẻ và các quy định có liên quan của BIDV trong từng thời kỳ.

d) Chính sách định giá tiền vay

- Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay được tính bằng tổng các mục sau: (1) Lãi suất huy động bình quân đầu vào; (2) Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi); (3) Chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động

tín dụng; (4) Chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng + Lợi nhuận mong muốn cho tín dụng.

+ Việc xác định giá cho các khoản tín dụng đối với một khách hàng phải trên cơ sở khả năng sinh lời tổng thể của khách hàng. Về nguyên tắc, lãi suất cho vay phải tăng cùng với mức độ rủi ro của khách hàng.

+ Lãi suất cho vay đối với tín dụng bán lẻ phục vụ mục đích tiêu dùng phải cao hơn lãi suất cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp.

+ Chính sách về lãi suất cho vay đối với đối tượng khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ tại một Chi nhánh do Giám đốc Chi nhánh đó quyết định phù hợp với quy định tại Văn bản này và các quy định có liên quan của BIDV trong từng thời kỳ.

- Cơ chế điều hành lãi suất cho vay:

+ Việc quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng phải căn cứ trên cơ chế điều hành lãi suất trong từng thời kỳ của Ngân hàng Nhà nước Việt nam và của BIDV.

+ Trên cơ sở nguyên tắc xác định lãi suất, cơ chế điều hành lãi suất của Hội sở chính và tình hình cụ thể trên địa bàn, Giám đốc Chi nhánh quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng/sản phẩm.

3.2.3.2. Quy trình cấp tín dụng bán lẻ

Quy trình thực hiện:

Bảng 3.3. Quy trình cấp tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Thái Nguyên

Mục 1: Tiếp thị và đề xuất tín dụng (1.5 ngày làm việc)

Bƣớc Quy trình thực hiện Bộ phận

triển khai Công việc cụ thể

1 Tiếp thị PKHCN/PGD Chủ động giới thiệu tới khách hàng các sản phẩm dịch vụ bán lẻ của BIDV.

2

Tư vấn và hoàn thiện hồ

sơ tín dụng CBQLKHCN

Tư vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hoàn thiện hồ sơ tín dụng (hồ sơ về pháp lý; hồ sơ chứng minh năng lực

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn tài chính; tài liệu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay; hồ sơ bảo đảm tiền vay,…)

3

Tiếp nhận và kiểm tra hồ

sơ CBQLKHCN

- Ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ

- Đối với hồ sơ về tài sản bảo đảm: Tiếp nhận hồ sơ tài sản bảo đảm là bản sao (sau khi đã đối chiếu với bản gốc tài sản bảo đảm của khách hàng).

4

Đánh giá, phân tích khách hàng, khoản cấp tín dụng

PKHCN/PGD

Đánh giá, phân tích hồ sơ khách hàng (thông tin nhân thân; mục đích vay vốn/bảo lãnh; năng lực tài chính và nguồn trả nợ của khách hàng;…)

5 Đánh giá về tài sản bảo đảm khoản cấp tín dụng

PKHCN/PGD Tổ định giá

TSBĐ

Theo quy định hiện hành của BIDV về giao dịch bảo đảm trong cho vay.

6 Lập đề xuất tín dụng PKHCN/PGD Báo cáo đề xuất tín dụng

7

Phê duyệt đề xuất tín dụng

LĐPKHCN/ LĐPGD PGĐQLKHCN

- Trường hợp không qua thẩm định rủi ro: Phán quyết tín dụng theo thẩm quyền, thực hiện tiếp bước 13.

- Trường hợp qua thẩm định rủi ro tại Chi nhánh: Ký kiểm soát trước khi chuyển hồ sơ sang bộ phận QLRR theo bước 8.

- Trường hợp trình Trụ sở chính phán quyết tín dụng:

Cấp thẩm quyền ký kiểm soát và thực hiện tiếp bước 11.

Mục 2: Thẩm định rủi ro và phán quyết tín dụng - Tại Chi nhánh (2 ngày làm việc)

Bƣớc Quy trình thực hiện Bộ phận

triển khai Công việc cụ thể

8 Bàn giao hồ sơ sang bộ

phận QLRR PKHCN/PGD Lập Biên bản giao nhận hồ sơ

9

Tiếp nhận hồ sơ, đánh giá và lập báo cáo thẩm định rủi ro

PQLRR Đánh giá, thẩm định rủi ro và lập Báo cáo thẩm định rủi ro.

10 Phán quyết tín dụng Cấp thẩm quyền

Phê duyệt của cấp có thẩm quyền trên báo cáo thẩm định rủi ro chính là phán quyết tín dụng.

Cấp thẩm quyền căn cứ theo Quy định về phân cấp thẩm quyền trong tín dụng bán lẻ.

- Trường hợp trình Trụ sở chính (4 ngày làm việc)

Bƣớc Quy trình thực hiện Bộ phận

triển khai Công việc cụ thể

11 Hoàn thiện hồ sơ trình Trụ sở chính:

PKHCN/PGD đầu mối hoàn thiện hồ sơ trình Trụ sở chính (Ban QLRRTD đầu mối tiếp nhận).

PKHCN/PGD PGĐQLKHCN/

GĐ CN

Hồ sơ trình Trụ sở chính gồm:

- Công văn gốc đề nghị phê duyệt tín dụng (PGĐQLKHCN/GĐ CN phê duyệt)

- Báo cáo đề xuất tín dụng do Lãnh đạo CN ký (01 bản photo)

- Hồ sơ tín dụng của khách hàng (01 bộ photo).

12 Phán quyết tín dụng (theo Quy định phân cấp thẩm quyền trong hoạt động TDBL của BIDV)

- Hoàn thiện Báo cáo thẩm định rủi ro - Văn bản phán quyết tín dụng gửi Chi nhánh Ban QLRRTD Cấp thẩm quyền - Cán bộ Ban QLRRTD đánh giá, lập

Báo cáo thẩm định rủi ro và trình Lãnh đạo Ban QLRRTD phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền) hoặc ký kiểm soát trước khi trình cấp có thẩm quyền cao hơn.

- Sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt chấp thuận/từ chối cấp tín dụng, cán bộ Ban QLRRTD soạn thảo văn bản gửi Chi nhánh.

Mục 3: Hoàn thiện hồ sơ sau phê duyệt (1 ngày)

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 13 Chấp thuận/từ chối cấp tín dụng PKHCN/PGD Cấp thẩm quyền

- Chấp thuận cấp tín dụng: Soạn thảo

Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay trình cấp có thẩm quyền ký kết Hợp đồng với khách hàng.

Các mẫu biểu về Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay theo Quy định hiện hành về Bộ mẫu hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay của BIDV.

- Từ chối cấp tín dụng: Chi nhánh chủ động quyết định cách thức thông báo tới khách hàng (bằng văn bản/email/điện thoại…) trong đó nêu rõ lý do từ chối cấp tín dụng.

14 Hoàn thiện thủ tục tài sản bảo đảm

- Tiếp nhận hồ sơ gốc TSBĐ.

- Thực hiện công chứng, chứng thực, đăng ký GDBĐ và mua bảo hiểm tài sản theo quy định. - Nhập kho hồ sơ TSBĐ.

PKHCN/PGD Kho quỹ

- Lập Biên bản giao nhận giấy tờ tài sản thế chấp, cầm cố theo Quy định hiện hành về Bộ mẫu Hợp đồng bảo đảm tiền vay của BIDV.

- Thực hiện công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm và mua bảo hiểm tài sản theo quy định.

- Lập Phiếu nhập kho hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố để bàn giao hồ sơ gốc tài sản bảo đảm cho Kho quỹ.

Mục 4: Giải ngân/Phát hành bảo lãnh

15 Kiểm tra hồ sơ giải ngân và điều kiện giải ngân/ hồ sơ phát hành bảo lãnh và điều kiện bảo lãnh

PKHCN/PGD Kiểm tra tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay/bảo lãnh

16 Đề xuất và quyết định giải ngân/phát hành bảo

lãnh

a) Đối với khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh PKHCN/PGD PQTTD Cấp thẩm quyền

Đối với cho vay: Hoàn thiện, ký Bảng kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân. Đối với bảo lãnh: Hoàn thiện, ký Giấy đề nghị bảo lãnh kiêm HĐ cấp bảo lãnh cụ thể. Đồng thời, soạn thảo nội dung Thư bảo lãnh/Cam kết bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh và bàn giao toàn bộ hồ sơ sang PQTTD đề xuất phê duyệt phát hành bảo lãnh.

- PQTTD kiểm tra hồ sơ, điều kiện phát hành bảo lãnh, trình PGĐ PTTN phê duyệt phát hành bảo lãnh, trình cấp thẩm quyền ký phát hành Thư bảo lãnh/Cam kết bảo lãnh (theo Quy chế bảo lãnh hiện hành của BIDV).

b) Đối với khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết tín dụng của Trụ sở chính: PKHCN/PGD PQTTD PGĐ phụ trách tác nghiệp - PKHCN đề xuất, trình cấp thẩm quyền phê duyệt trên Bảng kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể/Giấy đề nghị bảo lãnh kiêm HĐ cấp bảo lãnh cụ thể và soạn Cam kết bảo lãnh, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ sang PQTTD để PQTTD đề xuất giải ngân.

- CBQTTD kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân, các điều kiện giải ngân, đề xuất và trình LĐPQTTD ký kiểm soát, trình PGĐ phụ trách tác nghiệp phê duyệt giải ngân/trình cấp thẩm quyền ký phát hành cam kết bảo lãnh.

17 Giao nhận hồ sơ, cập nhật thông tin vào hệ

PKHCN/PGD BPQTTD

- PKHCN/PGD lập Biên bản giao nhận hồ sơ với:

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

thống SIBS, TF BPGDKHCN + PQTTD để cập nhật thông tin vào hệ thống, thực hiện thu phí bảo lãnh hoặc xác nhận thu phí tín dụng (nếu có), lưu trữ hồ sơ.

+ BPGDKHCN để giải ngân và thực hiện thu phí tín dụng (nếu có).

+ Khách hàng để lưu các hợp đồng gốc (gồm 01 bản gốc: HĐtín dụng/HĐ cấp bảo lãnh, HĐ bảo lãnh/Thư bảo lãnh, HĐ bảo đảm tiền vay, Bảng kê rút vốn kiêm HĐTD cụ thể/Giấy đề nghị bảo lãnh kiêm HĐ cấp bảo lãnh cụ thể, hồ sơ khác (nếu có)). 18 Giải ngân/Phát hành bảo lãnh a) Giải ngân PKHCN/PGD BPGDKHCN - PKHCN/PGD hướng dẫn khách hàng hoàn thiện chứng từ giải ngân như Ủy nhiệm chi, giấy lĩnh tiền mặt…

- BPGDKHCN:

+ Kiểm tra đối chiếu đảm bảo khớp đúng thông tin khách hàng, chữ ký tại chương trình SVS với các hồ sơ chứng từ giải ngân

+ Thực hiện giải ngân và thu phí tín dụng (nếu có) và lưu hồ sơ giải ngân theo quy định của BIDV.

b) Phát hành bảo lãnh PQTTD Cấp thẩm quyền

Quản lý và theo dõi Thư bảo lãnh/Cam kết bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh như theo dõi, quản lý công văn đi theo đúng quy định hiện hành của BIDV.

Mục 5.1: Quản lý sau khi giải ngân (không áp dụng với bảo lãnh) Bƣớc Quy trình thực hiện triển khai Bộ phận Công việc cụ thể

19 Kiểm tra giám sát khách hàng, khoản cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam thái nguyên (Trang 65 - 99)