Mục tiêu phát triển tín dụng bán lẻ của BIDV Nam Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam thái nguyên (Trang 112 - 114)

5. Kết cấu của đề tài

4.1.2. Mục tiêu phát triển tín dụng bán lẻ của BIDV Nam Thái Nguyên

- Về hiệu quả hoạt động: Phấn đấu chênh lệch thu chi đạt mức 110 tỷ đồng vào năm 2017, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2017 là 35%/năm, trích đủ dự phòng rủi ro theo phân loại nợ. Kiểm soát tốc độ tăng trưởng chi phí (đặc biệt chi phí quản lý) thấp hơn tốc độ tăng trưởng các nguồn thu, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả các điểm mạng lưới trực thuộc… để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh.

4.1.2. Mục tiêu phát triển tín dụng bán lẻ của BIDV Nam Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 đoạn 2015 - 2017

4.1.2.1. Mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV Việt Nam

Lợi thế “bán buôn” đã giúp BIDV nhanh chóng “công phá” thành công thị trường bán lẻ, đặc biệt là những sản phẩm kết nối doanh nghiệp với khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, một ngân hàng có mạng lưới rộng (750 điểm giao dịch, trên 14.000 điểm kết nối ATM/POS) huy động được nguồn vốn lớn từ dân cư và khách hàng doanh nghiệp, nên chi phí đầu vào của BIDV thấp hơn nhiều ngân hàng khác, lãi suất cho vay nhờ vậy cũng rẻ hơn. Hiện huy động tiền gửi của BIDV đứng thứ hai trên thị trường, trong khi tín dụng cá nhân tăng 2,7 lần trong vòng 3 năm qua.

Với BIDV, ngoài lợi thế về sản phẩm cho vay mua nhà, bất động sản, ngân hàng sẽ khai thác được khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đây vốn là địa bàn của MHB (ngân hàng được sáp nhập vào BIDV). Khai thác hiệu quả khu vực này, BIDV sẽ tăng được thị phần bán lẻ và đẩy mạnh phân khúc nông nghiệp nông thôn.

Với các thế mạnh của mình cùng với định hướng phát triển thành Ngân hàng đa năng với mũi nhọn là phát triển lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, BIDV đưa ra mục tiêu đối với lĩnh vực này như sau:

Mục tiêu chung: BIDV trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam (nằm trong top 3 ngân hàng lớn nhất), nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn, dịch vụ thẻ với chất lượng và hiệu quả hàng đầu Việt Nam.

Khách hàng mục tiêu: bao gồm khách hàng dân cư (cá nhân, hộ gia đình) có thu nhập ổn định và mức thu nhập từ trung bình trở lên; khách hàng là hộ sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ…

Sản phẩm: cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm, dịch vụ chuẩn, đa dạng, đa tiện ích, theo thông lệ, chất lượng cao, dựa trên nền công nghệ hiện đại và phù hợp với từng đối tượng khách hàng trong đó tập trung phát triển một số sản phẩm chiến lược như: tiền gửi, thẻ, ngân hàng điện tử, tín dụng tiêu dùng, tín dụng nhà ở, tín dụng hộ sản xuất kinh doanh.

Đối với hoạt động tín dụng bán lẻ: BIDV xây dựng chiến lược phát triển hoạt động bán lẻ tâp trung vào lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, hiện dư nợ tín dụng tiêu dùng chiếm khoảng 67% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ và có xu hướng ngày càng tăng. Với nền khách hàng cá nhân rộng lớn, BIDV hướng tới cung cấp các sản phẩm tín dụng đa dạng, chuẩn hóa và tập trung phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng, đồng thời thiết kế sản phẩm tín dụng phù hợp với từng phân khúc khách hàng, theo đó, giai đoạn 2015-2020, BIDV xác định lĩnh vực tín dụng tiêu dùng là một lĩnh vực cơ bản, mũi nhọn trong hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV và BIDV phải tập trung phát triển với mục tiêu tăng trưởng nhanh (30-40%/năm) và đảm bảo chất lượng tín dụng an toàn.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Căn cứ vào định hướng phát triển chung của ngành, vào đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương cũng như mục tiêu phát triển của chi nhánh giai đoạn 2015-2017, BIDV Nam Thái Nguyên đã đưa ra mục tiêu về phát triển tín dụng bán lẻ của chi nhánh như sau:

Quy mô: BIDV Nam Thái Nguyên phấn đấu trở thành Ngân hàng có thị phần dư nợ và khách hàng lớn nhất địa bàn Nam Thái Nguyên với tốc độ phát triển dư nợ tín dụng bán lẻ bình quân giai đoạn 2015 - 2017 là 30%/năm.

Khách hàng: tập trung tiếp thị, mở rộng khách hàng dân cư (cá nhân, hộ gia đình) có thu nhập ổn định và mức thu nhập từ trung bình trở lên; khách hàng là cán bộ công chức viên chức; khách hàng là hộ sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ…

Sản phẩm: Ngoài việc tiếp tục phát triển các sản phẩm thế mạnh như cho vay sản xuất kinh doanh, cần đẩy mạnh các sản phẩm cho vay tiêu dùng như: cho vay hỗ trợ ô tô, cho vay nhu cầu nhà ở, sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế, cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo để nâng cao tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ bán lẻ. Đồng thời tích cực triển khai, áp dụng các sản phẩm mới như: cho vay chứng minh năng lực tài chính, cho vay du học, cho vay xuất khẩu lao động…..

Chất lƣợng: đẩy mạnh áp dụng công nghệ hiện đại nhằm bổ sung tính năng, tiện ích cho sản phẩm và tăng năng suất lao động. Đồng thời với nâng cao chất lượng tư vấn, thái độ phục vụ của cán bộ, rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng gắn với việc kiểm soát tốt rủi ro, đảm bảo phát triển an toàn, bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam thái nguyên (Trang 112 - 114)