Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam thái nguyên (Trang 123 - 125)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.2. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro

- Trước khi cho vay: Đối với tín dụng bán lẻ rủi ro có nguyên nhân lớn nhất xuất phát từ việc bất cân xứng về mặt thông tin. Do đó, biện pháp thu thập thông tin cần thiết về khách hàng để phục vụ công tác thẩm định, xét duyệt trước khi ra quyết định cho vay là rất cần thiết. Các thông tin về khách hàng cá nhân bao gồm thông tin về nhân thân, về sức khỏe, về nghề nghiệp, về khả năng tài chính, về hoạt động kinh doanh, về các mối quan hệ của khách hàng. Trong đó việc xem xét về lịch sử pháp lý ( có tiền án tiền sự, mắc tệ nạn xã hội...), mối quan hệ tại địa phương của khách hàng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình quan hệ, trả nợ ngân hàng sau này. Do đó ngoài việc phân giao cán bộ tín dụng theo từng địa bàn tạo điều kiện để cán bộ nắm chắc thông tin từ địa phương, ban lãnh đạo chi nhánh cần tăng cường thiết lập mối quan hệ với các cơ quan địa phương từ xóm, tổ dân phố, công an viên, chính quyền phường, xã: công an, địa chính... để xin thông tin khi cần thiết. Đồng

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

thời cán bộ QLKH cần thu thập thông tin từ chính các khách hàng đã có quan hệ với BIDV tại địa bàn đó về khách hàng có nhu cầu vay vốn để kiểm chứng thông tin khách hàng cung cấp, để bổ sung thông tin cần thiết cho việc ra quyết định cho vay.

- Trong khi cho vay: Các bộ phận liên quan phải tuyệt đối tuân thủ đúng quy trình, trình tự, thủ tục, mẫu biểu hồ sơ, hợp đồng đảm bảo chặt chẽ, đúng pháp luật. Đặc biệt bộ phận quản lý rủi ro và quản trị tín dụng tại chi nhánh nâng cao chức năng kiểm soát, hậu kiểm đối với các hồ sơ pháp lý, tài chính, vay vốn, tài sản đảm bảo... nhằm giảm thiểu các rủi ro tác nghiệp. Mặt khác, việc thực hiện công chứng hợp đồng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật, của ngành... sẽ bảo vệ ngân hàng trong trường hợp khách hàng bị suy giảm khả năng trả nợ

- Sau khi cho vay:

Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, kiểm soát khách hàng: Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng bán lẻ theo định kỳ hoặc đột xuất trong việc chấp hành các quy chế, quy trình cho vay, trong thẩm quyền phán quyết, trong hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, tính hiệu quả và khả thi của phương án vay vốn, các điều kiện về nhận tài sản đảm bảo, thủ tục thế chấp, cầm cố tài sản đảm bảo....phát hiện các sai sót trong xử lý quy trình nghiệp vụ từ đó kịp thời có những điều chỉnh cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Tăng cường kiểm tra thực tế khách hàng, tài sản hình thành sau đầu tư: các bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ của chi nhánh phải thực hiện định kỳ, đột xuất các đợt kiểm tra thực tế ( trực tiếp đến cơ sở hoạt động, nơi sinh sống) đối với khách hàng:

Đối với cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh: kiểm tra thực tế để nắm được diễn biến hoạt động sản xuất kinh doanh,các quan hệ mua bán, đầu vào, đầu ra của khách hàng....

Đối với cho vay tiêu dùng: khả năng tài chính, nghề nghiệp của khách hàng, kiểm tra hiện trạng của tài sản hình thành từ vốn vay, các yếu tố gây giảm giá đối với các tài sản là ô tô, nhà ở, quyền sử dụng đất....

Việc kiểm tra thực tế khách hàng là biện pháp tốt nhất để phát hiện các biến động về khách hàng một cách chính xác để đưa ra biện pháp ứng xử kịp thời, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam thái nguyên (Trang 123 - 125)