Nhóm giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam thái nguyên (Trang 125 - 126)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ

Về áp dụng công nghệ trong hoạt động tín dụng bán lẻ

Trên nền tảng công nghệ đã có như SMS Banking, E-banking cùng với sự phát triển hệ thống ATM và máy POS, BIDV cần tận dụng các lợi thế này nhằm hỗ trợ công tác tín dụng trong việc tự động hóa khâu theo dõi hồ sơ tín dụng bằng việc: nhắc nợ tự động thông qua tin nhắn, email và thu nợ tự động thông qua giao dịch chuyển khoản trên máy ATM hoặc thanh toán nợ vay bằng máy POS.

Tự động hóa các công việc như trên giúp giảm thiểu thao tác tác nghiệp cho CBQLKH đồng thời đem lại tiện ích tối đa cho khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả công việc và tạo dựng hình ảnh một BIDV năng động, có khả năng cạnh tranh cao so với các đối thủ.

Giải pháp về công tác tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm dịch vụ

Bên cạnh việc nâng cao chất và lượng của sản phẩm dịch vụ, Chi nhánh cần coi trọng hoạt động marketing thông qua nhiều hình thức như tuyên truyền, quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng, tăng cường hoạt động khuyến khích tài trợ… nhằm quảng bá thương hiệu, khai thác lượng khách hàng hiện hữu và tiềm năng. Đẩy mạnh kênh quảng cáo

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

qua email vì việc sử dụng email để marketing sẽ tiết kiệm cho ngân hàng nhiều chi phí. In các tờ rơi giới thiệu sản phẩm dịch vụ cũng như tính năng từng sản phẩm một cách ngắn gọn, dễ hiểu và đặt ở những vị trí dễ thu hút khách hàng để khách hàng có thể nắm bắt về sản phẩm dịch vụ của BIDV và chủ động tìm đến ngân hàng khi có nhu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam thái nguyên (Trang 125 - 126)