Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam thái nguyên (Trang 127 - 136)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.2. Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Trước hết Ngân hàng nhà nước cần giám sát các ngân hàng thực hiện các văn bản luật và dưới luật trong hoạt động tín dụng đồng thời nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình cho vay, bảo lãnh.

Ngân hàng nhà nước cần phối hợp với các Bộ như : Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng... nhằm xây dựng các văn bản quy định các thủ tục và trình tự trong việc thực hiện các thủ tục về tài sản, đặc biệt đối với Quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản trên đất, các quy định có liên quan đến nghiệp vụ này như cầm cố, thế chấp, công chứng, đăng kí giao dịch bảo đảm…nhằm tạo thành một hệ thống pháp luật thống nhất và chặt chẽ, vừa khắc phục được những kẽ hở, hạn chế trong quá trình thực hiện, đồng thời vừa tạo thuận lợi cho các bên khi tham gia giao dịch. Hiện các địa phương đang áp dụng Luật và các văn bản dưới luật không thống nhất, dẫn đến khó khăn cho người dân và không đảm bảo an toàn và quyền lợi của các bên tham gia giao dịch.

Về xử lý tài sản đảm bảo: hiện vẫn chưa có quy định và chế tài đủ mạnh để tạo điều kiện cho Ngân hàng, các TCTD thực hiện xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ nhanh chóng, kịp thời, hạn chế tổn thất, rủi ro trong quá trình cho vay. Điều này khiến nhiều Ngân hàng, TCTD còn e ngại hoặc đưa ra nhiều rào cản gây khó khăn cho người dân tiếp cận vốn ngân hàng, đây cũng là một nguyên nhân khiến các thủ tục ngân hàng rườm rà, phức tạp.

Về phát triển mạng lưới: căn cứ vào Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013 của Ngân hàng nhà nước quy định về mạng lưới hoạt động

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

của Ngân hàng thương mại theo đó quy định mỗi chi nhánh NHTM cấp 1 chỉ được thành lập tối đa 03 Phòng giao dịch. Đây cũng là một trở ngại đối với các chi nhánh mới thành lập như BIDV Nam Thái Nguyên trong việc phát triển mạng lưới và nền khách hàng. Ngân hàng Nhà nước cần có quy định linh hoạt đối với từng địa bàn, từng địa phương, không nên quy định đối với các địa phương là như nhau vì mỗi địa phương có đặc thù về kinh tế, xã hội, địa lý và phân bố dân cư khác nhau. Mặt khác cũng nên căn cứ vào số lượng các Chi nhánh NHTM cấp 1 trên địa bàn để đưa ra số lượng Phòng giao dịch của từng chi nhánh. Đối với Chi nhánh BIDV Nam Thái Nguyên, kiến nghị cho phép được tăng số lượng Phòng giao dịch để phục vụ các khu công nghiệp mới như KCN Điềm Thụy, KCN Yên Bình... và địa bàn nông thôn rộng lớn hiện vẫn chưa có sự có mặt của các NHTM, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, nâng cao đời sống và phát triển kinh tế địa phương.

NHNN thường xuyên xem xét, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chương trình áp dụng công nghệ hiện đại cho toàn hệ thống NHTM, phối hợp với các tổ chức tài chính trên thế giới, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật cũng như về nghiệp vụ nhằm nâng cấp và cải thiện công nghệ, chất lượng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ bắt kịp với xu hướng chung của thế giới.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để phát triển hoạt động tín dugnj bán lẻ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của BIDV Nam Thái Nguyên trong tiến trình hội nhập, luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:

Một là luận văn đã trình bày tổng quan lý luận cơ bản về tín dụng bán lẻ. Trong đó đề cập khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng bán lẻ đối với các chủ thể trong nền kinh tế; các sản phẩm tín dụng bán lẻ; các tiêu chí đánh giá sự phát triển tín dụng bán lẻ của NHTM. Luận văn đưa ra các trường hợp ngân hàng nước ngoài thành công trên thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam từ đó rút ra bài học kinh nghiệm phát triển tín dụng bán lẻ cho các NHTM Việt Nam nói chung và cho BIDV nói riêng.

Hai là, luận văn đã đi vào nghiên cứu thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Thái Nguyên cũng như các vấn đề đặt ra trong phát triển tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh như: các sản phẩm tín dụng bán lẻ, quy trình tín dụng bán lẻ, các kết quả đạt được trong năm 2013-2014. Đồng thời cũng nêu lên các nhân tố ảnh hưởng, các hạn chế cần khắc phục đối với công tác phát triển tín dụng bán lẻ tại chi nhánh.

Ba là, trên cơ sở những nguyên nhân, hạn chế và những định hướng phát triển tín dụng bán lẻ của BIDV Nam Thái Nguyên, luận văn đưa ra các giải pháp bao gồm: nhóm giải pháp nâng cao tính cạnh tranh nhằm tăng quy mô và thu nhập từ tín dụng bán lẻ, nhóm giải pháp nhằm hạn chế rủi ro và nhóm giải pháp hỗ trợ. Đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị với BIDV Việt Nam cũng như Chính phủ và Ngân hàng nhà nước.

Những giải pháp nêu trên cần được triển khai một cách đồng bộ và vững chắc nhằm thực hiện được chiến lược phat triển ngân hàng bán lẻ song

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

hành với bán buôn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thế của BIDV trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập.

Đây là đề tài không mới nhưng là nội dung đang được quan tâm tại BIDV Nam Thái Nguyên và BIDV nói chung vì trước đây ngân hàng chỉ tập trung hoạt động kinh doanh bán buôn. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt và theo xu hướng phát triển chung của các ngân hàng hiện đại, để tồn tại và phát triển ngân hàng buộc phái chuyển hướng tích cực sang phát triển song song hoạt động ngân hàng bán lẻ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Tôi rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các nhà khoa học, quý thầy cô, các anh chị và các bạn để những khiếm khuyết và hạn chế của luận văn được bổ sung hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng, Nxb Thống kê 2. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê. 3. Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Khoa học xã hội 4. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2012), Lịch sử Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam 1957-2012, Nxb Chính trị quốc gia

5. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tài liệu hội nghị cán bộ chủ

chốt toàn hệ thống 2012-2014

6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết các năm 2013-2014, Thái Nguyên

7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Thái Nguyên (2014), Kế hoạch định hướng kinh doanh giai đoạn 2014-2017, Thái Nguyên.

8. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết các năm 2013-

2014, Thái Nguyên.

9. Tạp chí Đầu tư Phát triển của BIDV, 2012, 2012, 2014 10.Tạp chí Ngân hàng, 2013, 2014

11.Tập thể biên soạn (2009), Tín dụng Ngân hàng, Nxb Thống kê

12.Nguyễn Văn Tiến (2003), Thanh toán và tài trợ ngoại thương, Nxb Thống kê 13.Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro kinh doanh trong hoạt động

ngân hàng, Nxb Quốc gia.

14.Nguyễn Văn Tiến (2008), Tài chính quốc tế, Nxb Thống kê.

15.TS.Trịnh Quốc Trung (2009), Marketing Ngân hàng, Nxb Thống kê, TP Hồ Chí Minh

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 16. Các báo điện tử: http://www.vcb.com.vn http://www.techcombank.com.vn http://www.vietinbank.vn http://www.bidv.com.vn http://www.vneconomy.com.vn http://www.sbv.gov.vn http://www.thainguyen.gov.vn

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT

KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –

CHI NHÁNH NAM THÁI NGUYÊN (BIDV NAM THÁI NGUYÊN)

Xin chào Quý khách hàng!

Tôi tên là: Nguyễn Thị Thanh Nga - học viên cao học khóa 10, niên khóa (2013- 2015), chuyên ngành Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Tôi đang nghiên cứu đề tài: “Phát triển tín dụng bán lẻ Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Thái Nguyên”.

Để có thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tôi mong muốn nhận được một số thông tin về đánh giá của Quý khách đối với sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Thái Nguyên. Tôi cam kết chỉ sử dụng thông tin Quý khách hàng cung cấp cho việc nghiên cứu của đề tài.

Rất mong nhận được sự hợp tác giúp đỡ của Quý khách!

Xin Quý khách vui lòng đánh dấu () vào một trong các phương án trả lời dưới mỗi câu hỏi sau

PHẦN A - THÔNG TIN CHUNG

Câu 1. Quý khách có thường xuyên sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ hay không?

□Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Ít  Rất ít  Không

Câu 2. Quý khách đã từng sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV Nam Thái

Nguyên chưa?

□Có  Không

Câu 3. Đánh giá của Quý khách về mức độ quan trọng của các yếu tố sau đối với sự

phát triển tín dụng bán lẻ. (1-Không quan trọng; 2-Ít quan trọng; 3-Bình thường; 4- Quan trọng; 5-Rất quan trọng )

Mức độ quan trọng về: 1 2 3 4 5

Mức lãi suất áp dụng Chất lượng tư vấn, hỗ trợ Thái độ phục vụ của cán bộ

Thời gian xử lý công việc (thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay)

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Uy tín của Ngân hàng

PHẦN B - ĐÁNH GIÁ CỦA QUÝ KHÁCH VỀ TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV NAM THÁI NGUYÊN

(Phần này dành cho các khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Thái Nguyên)

Câu 4. Quý khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV Nam

Thái Nguyên cách đây bao lâu?

 Dưới 1 năm  Trên 1 năm

Câu 5. Loại sản phẩm tín dụng bán lẻ Quý khách hàng đang sử dụng?

Cho vay kinh doanh Cho vay nhà ở Cho vay ô tô Cho vay tiêu dùng bảo đảm bằng BĐS Cho vay cầm cố CK GTCG

Cho vay tiêu dùng tín chấp Phát hành thẻ tín dụng Bảo lãnh các loại

Câu 6. Ngoài s ả n p h ẩ m t í n d ụ n g b á n l ẻ , Qúy khách có sử dụng dịch vụ nào dưới đây tại BIDV Nam Thái Nguyên?

Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm  Thẻ ATM

Khác ………(nêu rõ), (BSMS, BIDV eBanking, Thanh toán hóa đơn, mua bán ngoại tệ, Bankplus …)

Câu 7. Ngoài BIDV Nam Thái Nguyên, Quý khách có sử dụng sản phẩm tín dụng

bán lẻ của ngân hàng khác hay không?

Có Không

Câu 8. Quý khách có ý định tiếp tục sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Thái Nguyên hay không?

Có Không

Câu 9. Nguyên nhân nào khiến Quý khách đã hoặc sẽ lựa chọn Ngân hàng khác là

đối tác cung ứng sản phẩm tín dụng bán lẻ. (Dành cho khách hàng chọn “Có” ở câu 7 hoặc “Không” ở câu 8)

Quy trình đơn giản hơn Lãi suất ưu đãi hơn

Phục vụ chuyên nghiệp hơn Uy tín và độ tin cậy cao hơn Thời gian xử lý giao dịch nhanh hơn Lý do khác (nêu rõ…………)

Câu 10. Lý do nào sau đây làm cho Quý khách tiếp tục lựa chọn BIDV Nam Thái Nguyên là ngân hàng cung ứng sản phẩm tín dụng bán lẻ. (Dành cho khách hàng chọn “Có” ở câu 8)

Quy trình đơn giản Lãi suất ưu đãi

Phục vụ, tư vấn chuyên nghiệp Uy tín và độ tin cậy cao

Thời gian xử lý giao dịch nhanh Lý do khác (nêu rõ…………)

Câu 11. Nguồn thông tin mà Quý khách biết đến và lựa chọn sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Thái Nguyên

 Qua các phương tiện thông tin đại chúng website

Giới thiệu của người thân, bạn bè khác Khác ………. Theo yêu cầu của đối tác

Câu 12. Quý khách đánh giá về tốc độ xử lý công việc (thời gian hoàn thành việc thẩ m định, xét du yệt c ho va y) tại BIDV Nam Thái Nguyên như thế nào? Rất nhanh Nhanh  Bình thường Chậm Rất chậm

Câu 13. Nhận xét của Quý khách về tính đa dạng của sản phẩm tín dụng bán lẻ tại

BIDV Nam Thái Nguyên

Rất đa dạng  Đa dạng  Bình thường Không đa dạng Kém đa dạng

Câu 14. Hiện tại các sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Thái Nguyên đáp ứng nhu cầu của Quý khách ở mức độ nào?

 Rất tốt  Tốt Bình thường Thấp Chưa đáp ứng

Câu 15. Đánh giá của Quý khách về quy trình, thủ tục cho vay tại BIDV Nam Thái

Nguyên

Quá phức tạp Phức tạp Bình thường Đơn giản Rất đơn giản

Câu 16. Ý kiến của Quý khách về lãi suất cho vay của ngân hàng

Quá cao  Cao Bình thường Hợp lý Hấp dẫn

Câu 17. Quý khách đánh giá thế nào về chất lượng tư vấn của cán bộ trong quá trình

cho vay?

Rất tốt  Tốt Bình thường Có nhưng chưa thỏa mãn Chưa tư vấn

Câu 18. Công nghệ cung ứng trong tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Thái Nguyên theo

đánh giá của Quý khách?

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Câu 19. Mức độ hài lòng của Quý khách về thái độ phục vụ của nhân viên BIDV?

Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Chưa hài lòng

Câu 20. Khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn (hạn mức cho vay) cho Quý khách

hàng tại BIDV Nam Thái Nguyên ở mức

 Rất tốt  Tốt Bình thường Thấp Chưa đáp ứng

Câu 21. Đánh giá chung của Quý khách về chất lượng tín dụng bán lẻ của BIDV

Nam Thái Nguyên

Rất tốt Tốt Bình thường Kém Rất kém

Câu 22. Ý kiến đóng góp khác của Quý khách để BIDV Nam Thái Nguyên phát

triển tín dụng bán lẻ được tốt hơn

……… ……… PHẦN C - THÔNG TIN KHÁCH HÀNG Họ và tên: ……… Nghề nghiệp:……….Tuổi:……… Số điện thoại:………. Địa chỉ: ………...

Xin chân thành cảm ơn Quý khách đã dành thời gian trả lời bảng khảo sát ý kiến này!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam thái nguyên (Trang 127 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)