Cơ sở pháp lý để phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại BID

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam thái nguyên (Trang 58 - 60)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Cơ sở pháp lý để phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại BID

mới, thị trường mới nên gặp phải rất nhiều khó khăn, hoạt động dịch vụ còn rất nhỏ, số phí thu được ít. Các doanh nghiệp mới chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khách hàng doanh nghiệp có nhiều hoạt động xuất nhập khẩu, sử dụng nhiều các dịch vụ như thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, mua bán ngoại tệ... hầu như chưa có. Do đó, thu dịch vụ ròng năm 2014 của chi nhánh còn nhiều hạn chế: đạt 5,64 tỷ đồng bao gồm thu từ hoạt động thanh toán, từ kinh doanh ngoại tệ và phái sinh, thu phí ATM, thu từ BSMS, IBMB, phí bảo hiểm, phí bảo lãnh...

3.2. Thực trạng tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Thái Nguyên

3.2.1. Cơ sở pháp lý để phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Thái Nguyên Thái Nguyên

Cũng như các NHTM khác, hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Thái Nguyên được điều chỉnh bởi các quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật các TCTD, Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước và được cụ thể hóa trong quy chế cho vay của Ngân hàng.

3.3.1.1. Bộ luật Dân sự

Bộ luật dân sự ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, là bộ luật dân sự hiện hành điều chỉnh các quan hệ dân sự. Là cơ sở xây dựng các bộ luật khác, trong đó có nhiều quy định về giao dịch dân sự, về nghĩa vụ dân

sự, về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, về giao kết hợp đồng dân sự, hợp đồng vay tài sản, .... là những quy định chung nhất làm cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng bán lẻ..

3.3.1.2. Luật các TCTD

Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 17/06/2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 là văn bản pháp lý hiện hành điều chỉnh các hoạt động của TCTD. Đây là Luật chuyên ngành, quy định các vấn đề liên quan đến hoạt động của TCTD.

3.3.1.3. Quy định về quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước

Các quy định của pháp luật về quy chế cho vay được cụ thể hóa trong Thông tư 1627/TT-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi, bổ sung: Quyết định số 28/2002/QĐ- NHNN ngày 11/01/2002; Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005; Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005; Thông tư số 33/2011/TT-NHNN ngày 08/10/2011. Đây là văn bản pháp luật quy định một cách cụ thể nhất về nghiệp vụ cho vay ngân hàng hiện nay.

3.3.1.4. Quy định của BIDV Việt Nam

Trên cơ sở các quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ban hành quy định số: 1722/QĐ-HĐQT ngày 12/10/2013 về ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng nhằm đảm bảo hoạt động tác nghiệp nghiệp vụ cho vay được thực hiện thống nhất, khoa học, tạo cơ chế giám sát hiệu quả, hạn chế, phòng ngừa rủi ro, xác định trách nhiệm của bộ phận liên quan trong từng bước thực hiện tác nghiệp nghiệp vụ cho vay, bảo đảm tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

dụng, quy chế của BIDV. Riêng về lĩnh vực tín dụng bán lẻ có QĐ số 6959/QĐ-NHBL ngày 03/11/2014 về cấp tín dụng bán lẻ và các quy định khác về các sản phẩm do BIDV Việt Nam ban hành theo từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh nam thái nguyên (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)