5. Bố cục của đề tài
3.3.3. Tình hình quản lý đào tạo nghề gắn với CDCCKT huyện Định Hóa
3.3.3.1. Quản lý công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đào tạo nghề gắn với chuyển dịch CCKT
Trong quá trình tổ chức dạy nghề, Trung tâm Dạy nghề huyện đã chú trọng vào thực hành nghề, tích hợp giữa lý thuyết và thực hành theo từng mô đun (Khoảng trên 70% thời lượng là thực hành) để nâng cao kỹ năng nghề cho lao động nông thôn. Học viên đã tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng được truyền thụ, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có thái độ đúng đắn, cầu thị, một số học viên muốn học lên trình độ cao hơn để được tiếp cận thêm kiến thức. Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá đào tạo nghề được phản ánh qua kết quả học tập của học viên từ năm 2014-2016 như sau:
Bảng 3.14. Kết quả học tập của học viên trong giai đoạn 2014-2016
TT Nghề đào tạo Địa điểm đào tạo Đối tượng đào tạo Tổng số HV Kết quả học tập Xuất sắc Giỏi Khá TB Khá Trung bình Không đạt I NĂM 2014
1 Chế biến chè xanh, chè đen Phượng Tiến LĐNT 30 0 4 12 13 0 1 2 Sửa chữa máy kéo
công suất nhỏ
Tân
Thịnh LĐNT 26 0 4 5 13 4 0
3 Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
Đồng
Thịnh CSXH 27 0 3 8 6 8 2
Tổng cộng 2014 83 0 11 25 32 12 3 II NĂM 2015
1 Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
Tân
Thịnh LĐNT 33 0 5 18 9 0 1
2 Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
Sơn
Phú LĐNT 35 0 4 11 17 0 3
3 Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
Kim
Sơn LĐCNC 34 0 4 20 10 0 0
Tổng cộng 2015 102 0 13 49 36 0 4 III NĂM 2016
1 Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
Kim
Sơn LĐNT 32 0 6 16 8 1 1
2 Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
Bảo
Linh LĐNT 32 0 5 17 7 3 0
3 Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
Linh
Thông LĐNT 32 0 4 15 9 4 0
Tổng cộng 2016 96 0 15 48 24 8 1 TỔNG CỘNG 2014-2016 271 1 39 122 92 20 8
(Nguồn: Trung tâm Dạy nghề huyện Định Hóa)
(*) LĐNT: Lao động nông thôn; CSXH: Chính sách xã hội; TNDTTS: Thanh niên dân tộc thiểu số; LĐCNC: Lao động có nhu cầu.
Tỷ lệ học lao động nông thôn tốt nghiệp các khóa học với tỷ lệ như sau: Xuất sắc: 01 học viên, chiếm 0,37%; Giỏi: 39 học viên, chiếm 13,88%; Khá: 122 học viên, chiếm 45,02%; Trung bình khá: 92 học viên, chiếm 33,95%; Trung bình: 20 học viên, chiếm 7,38%; Không đạt: 8 học viên, chiếm 2,95%.
Hầu hết người lao động qua đào tạo nghề đã biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, nâng cao được năng suất các loại cây trồng, vật nuôi; nhiều lao động đã tự mở được các cơ sở dịch vụ, sửa chữa máy nông nghiệp, máy kéo công suất nhỏ, mở thêm được các nghề phụ, nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động, từ đó tạo thêm thu nhập để ổn định và nâng cao đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.
3.3.3.2. Quản lý công tác giải quyết việc làm sau đào tạo nghề
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Định Hóa đã phát triển mạnh mẽ với sự đa dạng hóa các loại hình đào tạo, tăng dần quy mô tuyển sinh, cơ bản đáp ứng nhu cầu học nghề cũng như việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của người dân địa phương.
Bảng 3.15. Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh hiệu quả của đào tạo nghề đối với chuyển dịch CCKT trên địa bàn huyện Định Hóa qua các năm 2014-2016
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Tốc độ tăng trưởng BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % 1. Về thu nhập
-Thu nhập bình quân của học viên chưa tham gia đào tạo nghề
Triệu
đồng/tháng 2,15 2,34 2,46 0,19 8,84 0,12 5,13 1,07 - Thu nhập bình quân của học viên sau
khi tốt nghiệp
Triệu
đồng/tháng 3,41 3,75 3,88 0,34 9,97 0,13 3,47 1,07
Hiệu quả về thu nhập Lần 1,57 1,6 1,56 0,03 1,91 -0,04 -2,5 1,0
2. Việc làm mới 0
- Số lao động có việc làm mới dự kiến Người 1.600 1.700 1.800 100 6,25 100 5,88 1,06 -Số lao động có việc làm mới thực tế Người 1.780 1.850 2.082 70 3,93 232 12,54 1,08
-Hiệu quả về việc làm Lần 1,11 1,01 1,16 -0,1 -9,01 0,15 14,85 1,02
3. Tỷ lệ hộ nghèo % 28,06 27,62 24,62 -0,44 -1,57 -3 -10,86 0,94
4. GTSX các lĩnh vực kinh tế
- GTSX nông nghiệp Tỷ đồng 796,6 872,1 916,7 75,5 9,48 44,6 5,11 1,07 - GTSX Công nghiệp-TTCN Tỷ đồng 145,3 146,3 168,7 1,0 0,69 22,4 15,31 1,08
- GTSX dịch vụ Tỷ đồng 417,2 460,3 500,9 43,1 10,33 40,6 8,82 1,1
Qua bảng số liệu 3.15 có thể thấy người lao động nông thôn có học có thay đổi, thực hiện theo phương châm “trao cần câu hơn cho con cá”, thời gian vừa qua, huyện Định Hóa đã thường xuyên tập trung thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động. Song song với việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, ý nghĩa của công tác dạy nghề trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, các cơ quan chuyên môn, trực tiếp là Trung tâm dạy nghề của huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu thực tế của người học, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và xã hội; hướng ưu tiên dạy nghề cho người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật, người yếu thế, các đối tượng chính sách… Thời gian đào tạo nghề được xác định bảo đảm phù hợp với đặc điểm từng nghề, nhóm nghề và điều kiện của người học, kết quả đạt được rất đáng khích lệ, cụ thể:
Về thu nhập, tăng hàng năm, được Trung tâm dạy nghề huyện Định Hóa khảo sát cho thấy thu nhập các hộ tăng lên khá hơn so với không tham gia học nghề, nhất là lao động nông thôn, thanh niên nông thôn, hộ chính sách xã hội, năm 2014 thu nhập cải thiện là 3,41 triệu đồng, gấp 1,57 lần so với không tham gia đào tạo nghề, năm 2015 thu nhập cải thiện là 3,75 triệu đồng, gấp 1,6 lần so với không tham gia đào tạo nghề và năm 2016 thu nhập cải thiện là 3,88 triệu đồng, tăng gấp 1,56 lần so với không tham gia đào tạo nghề tại địa bàn.
Về số việc làm mới tạo ra cho các học viên và cho người dân trên địa bàn huyện tăng hàng năm, năm 2014 tạo việc làm mới là 1780, gấp 1,11 lần so với việc làm mới dự kiến; năm 2015 tạo việc làm mới là 1850, gấp 1,01 lần so với việc làm mới dự kiến; năm 2016 tạo việc làm mới là 2.082, gấp 1,16 lần so với việc làm mới dự kiến. Như vậy khả năng giải quyết công việc đã có nhiều thành công khi huyện có biện pháp thu hút người học tham gia đào tạo nghề.
Về tỷ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh và giảm đáng kể qua các năm, năm 2014 tỷ lệ giảm nghèo là 28,06%, năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 27,62%, năm 2016 giảm còn 24,62%, giảm 3%, thể hiện được sự quyết tâm của các cấp chính quyền địa phương trong việc nâng cao thu nhập cho người lao động.
Về cơ cấu kinh tế, GTSX của từng lĩnh vực có sự thay đổi rất rõ rệt, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ. Huyện Định Hóa là huyện có nhiều xã vùng xa, vùng sâu, nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, địa hình vùng núi nên khả năng phát triển công nghiệp yếu thế hơn so với các huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên. Với chương trình đào tạo nghề, Trung tâm dạy nghề huyện đã cố gắng giúp đỡ người lao động trong nông nghiệp và dịch vụ để cuộc sống người dân bớt khó khăn, nâng cao thu nhập. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thấy rõ vai trò của đào tạo nghề cho người dân, góp phần gia tăng GTSX hàng năm. Ngành nông nghiệp, GTSX năm 2014 đạt 796,6 tỷ đồng, năm 2015 đạt 872,1 tỷ đồng, tăng thêm 9,48% so với năm 2014; đến năm 2016 đạt 916,7 tỷ đồng, tăng thêm 5,11% so với năm 2015. Về dịch vụ, GTSX năm 2014 đạt 417,2 tỷ đồng, năm 2015 đạt 460,3 tỷ đồng, tăng thêm 10,33% so với năm 2014; đến năm 2016 đạt 500,9 tỷ đồng, tăng thêm 8,82% so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân của GSTX dịch vụ đạt 1,1%. Như vậy, với tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh cho thấy huyện Định Hóa đang có nhiều biến chuyển tích cực trong nội bộ từng ngành và chuyển biến tích cực trong lĩnh vực kinh tế trong huyện.
Bảng kết quả 3.16 phản ánh kết quả điều tra về công tác đào tạo nghề tại huyện Định Hóa đạt điểm trung bình 3,67 điểm, xếp loại khá. Trong đó, tiêu chí “Tôi có thể tự tạo việc làm cho mình và cho người lao động khác sau đào tạo” đạt 3,86 điểm xếp điểm cao nhất và tiêu chí “Đào tạo nghề giúp tôi đánh giá thế mạnh và yếu của bản thân” chỉ đạt 3,44 điểm, xếp thấp nhất. Có thể thấy kết quả đánh giá chung này cho thấy hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Định Hóa đạt được mục tiêu về phát triển xây dựng KT-XH nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện.
Bảng 3.16: Kết quả đánh giá về công tác đào tạo nghề tại huyện Định Hóa
TT Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB ( ) 1
Đào tạo nghề giúp tôi đánh giá thế mạnh và yếu của bản thân 7,84 8,82 35,29 27,45 20,59 3,44 2 Những gì tôi học rất có ích trong nghề nghiệp hiện tại của bản thân
5,88 9,8 34,31 28,43 21,57 3,5
3
Thu nhập của tôi tăng lên sau khi hoàn thành khóa học
2,94 5,88 34,31 29,41 27,45 3,73
4
Những gì học được rất tốt cho tôi trong nghề nghiệp tương lai
1,96 3,92 39,22 35,29 19,61 3,67
5
Tôi có thể tự tạo việc làm cho mình và cho người lao động khác sau đào tạo
4,29 11,43 17,14 28,57 38,57 3,86
6
Những gì học được tốt cho tôi tiếp tục học các chương trình đào tạo khác hoặc học lên bậc học cao hơn
0,98 5,88 31,37 34,31 27,45 3,81
= 3,67
(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2017)
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên