5. Bố cục của đề tài
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước
1.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
Trấn Yên hiện có gần 50 nghìn người trong độ tuổi lao động, đây là tiền đề quan trọng để Trấn Yên triển khai nhiều quyết sách quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên tỷ lệ người qua đào tạo vẫn ở mức thấp nên hiệu suất lao động không cao. Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, Trấn Yên đã và đang đẩy mạnh các loại hình đào tạo để nâng cao chất lượng lao động cung cấp cho thị trường lao động trong và ngoài huyện.
Nhiều năm nay gia đình chị Hà Thị Nga ở thôn Trực Khang xã Hưng Thịnh huyện Trấn Yên phát triển kinh tế gia đình theo mô hình VACR, trong đó chú trọng vào việc trồng quế, trồng cây ăn quả có múi và chăn nuôi. Tuy nhiên do chưa có kiến thức chăn nuôi, trồng trọt nên hiệu quả không cao.
Cuối tháng 3 vừa qua, khi biết xã phối hợp tổ chức lớp đào tạo quản lý và phát triển trang trại, chị đã đăng ký tham gia học với mong muốn “quản lý tốt hơn mô hình của gia đình và có thêm kiến thức để phổ biến cho bà con nhân dân trong vùng”, đó là lời tâm sự của chị Nga.
Hiện nay xã Minh Quân có trên 2.400 lao động, trong đó tỷ lệ đã qua đào tạo chiếm khoảng trên 10%, lực lượng này được đào tạo chủ yếu về sản xuất, chế biến ngành nông lâm nghiệp nên chất lượng và hiệu quả nguồn lao động không cao. Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy nằm trong khu công nghiệp tập trung của xã, theo như lời của đồng chí Lê Đức Bắc - Bí thư Đảng ủy xã Minh Quân huyện Trấn Yên thì “những năm qua Minh Quân đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các đối tượng trong độ tuổi lao động tham gia các loại hình đào tạo để đi trước, đón đầu khi các Nhà máy, Công ty đi vào hoạt động và hiện Minh Quân đang xây dựng Nghị quyết chuyên đề về công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn”.
Công ty TNHH 1 thành viên sản xuất giấy miền Bắc có trụ sở tại thôn Hòa Quân xã Minh Quân. Với 2 dây chuyền xẻ ván và băm gỗ xuất khẩu Công ty đã giải quyết việc làm ổn định cho hơn 50 lao động của xã Minh Quân, với mức thu nhập bình quân từ 4-6 triệu đồng/người/tháng. Công ty dự kiến sẽ đầu tư thêm các dây truyền sản xuất viên nén, than sinh học không khói xuất khẩu và sản xuất khí công nghiệp phục vụ cho ngành công nghiệp điện tử, điều này sẽ góp phần giải quyết việc làm ổn định cho 150 lao động. Ông An Văn Học - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH 1 thành viên sản xuất giấy miền Bắc khẳng định: “Tuy người lao động ở đây rất chăm chỉ, nhưng hầu hết họ chưa qua đào tạo nghề. Để các dây chuyền đạt về công suất, thì yếu tố làm chủ công nghệ là khâu quan trọng, nên Công ty đã đào tạo nghề cho người lao động theo hình thức vừa học vừa làm”.
Bằng việc đa dạng hóa công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, nên bình quân mỗi năm Trấn Yên đào tạo nghề và giải quyết việc làm mới cho trên dưới 2.000 lao động và từ đầu năm đến nay, Trấn Yên đã đào tạo nghề đạt 14%, giải quyết việc làm đạt 23% kế hoạch năm 2017. Theo thống kê, trên 85% lao động sau học nghề phi nông nghiệp có việc làm ổn định, thu nhập bình quân đạt từ 3,5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Những lao động sau học nghề nông nghiệp đều tổ chức sản xuất hiệu quả hơn, thu nhập cao hơn. Cùng với việc thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nghề cho người lao động, huyện Trấn Yên còn hỗ trợ người lao động học nghề, giải quyết việc làm sau học nghề như: quy hoạch sản xuất, thu hút các doanh nghiệp đầu tư về nông thôn, hỗ trợ vốn sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ cho người lao động…
Nhờ làm tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn ở Trấn Yên có sự phát triển, đạt kết quả khá. Cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Với trình độ nghề được đào tạo, người lao động đổi mới cách làm ăn, mở rộng sản xuất, kinh doanh hoặc tìm được việc làm mới có thu nhập cao hơn đã từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống và tích cực đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương theo tiêu chí nông thôn mới. Với mục tiêu đến năm 2020, có ít nhất 50% số lao động trở lên qua đào tạo, trong đó chú trọng các ngành nghề phi nông nghiệp để cung cấp nguồn lao động cho các doanh nghiệp trong và ngoài huyện đòi hỏi Trấn Yên có nhiều giải pháp đồng bộ. Đồng chí Trần Đông - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên khẳng định: “Ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản của Đảng và Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, tầm quan trọng và vai trò của đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm; Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở đào tạo nhất là năng lực
tuyển sinh, năng lực đào tạo thì Trấn Yên sẽ đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục đào tạo, huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp, từ các nhà đầu tư để tăng nhanh số lao động qua đào tạo các cấp có trình độ”.
Có thể nói, việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Trấn Yên đang đi đúng hướng, đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu của người lao động trên địa bàn, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. [16]
1.2.1.2. Kinh nghiệm của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Thời gian qua công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh nói chung và công
tác dạy nghề của Hội Nông dân huyện nói riêng đã và đang đạt được những kết quả khả quan, mang lại quyền lợi và việc làm cho lao động nông thôn trong tỉnh, nhất là nghề nông nghiệp.
Hội ND huyện đã thực hiện các chương trình hỗ trợ nông dân tại các xã, thị trấn thông qua việc tín chấp vay vốn ưu đãi của ngân hàng chính sách để sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hộ; hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết về chế biến và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, hỗ trợ và xúc tiến xây dựng tổ hợp tác, tổ sản xuất ngành nghề tại các địa phương. Hàng năm Hội Nông dân cơ sở khảo sát nhu cầu học nghề của nông dân.
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề trên các ấn phẩm như Bản tin công tác Hội, tại các buổi sinh hoạt chi, tổ Hội Nông dân cơ sở. Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của hội viên nông dân, tổng hợp danh sách, phân loại nghề để có cơ sở bố trí đào tạo nghề theo nhu cầu của nông dân, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác Hội và phong trào nông dân, hàng năm đã giao chỉ tiêu cho Hội Nông dân các xã, thị trấn thực hiện.
Với mục đích tạo điều kiện cho người lao động nông thôn có kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào lao động sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động, chất lượng sản phẩm trở thành hàng hóa, có thương hiệu, có sức cạnh tranh trên thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân, dần từng bước thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.
Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã phối hợp cùng với Phòng Lao động TBXH, phòng Nông nghiệp, Phòng kinh tế hạ tầng, Trung tâm dạy nghề và các ngành của huyện tổ chức được các lớp dạy nghề cho hơn 1.200 hội viên, giới thiệu việc làm cho hơn 5.000 lượt người tại 18/18 xã, thị trấn.
Năm 2016, Hội ND các xã: Thanh Sơn, Ngọc Sơn, Đồng Hóa, Tân Sơn, Lê Hồ... trực tiếp mở các lớp dạy nghề mỹ ký, thêu ren; may công nghiệp; xâu chiếu trúc và đan đồ gia công dân dụng từ sợi nhựa cho 215 hội viên. Học viên học nghề được phân theo các ngành nghề đào tạo: Nghề nông lâm nghiệp, thủy sản; nghề Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; nghề du lịch, dịch vụ... Đối tượng đào tạo nghề gồm: Lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất canh tác, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi, lao động nữ, lao động nông thôn khác...
Bên cạnh đó, Hội ND huyện còn tập trung chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng khác như: Tuyên truyền trên sóng phát thanh- truyền hình; tuyên truyền trên trang thông tin điện tử của Hội... Đặc biệt, thông qua các buổi sinh hoạt ở chi, tổ Hội, lồng ghép vào các hội nghị, tập huấn, qua các lớp dạy nghề để Hội cử cán bộ trực tiếp theo dõi từng địa bàn, bám sát cơ sở.
Từ đó rà soát, tìm hiểu nhu cầu học nghề thực tế, tập trung những nghề mà người nông dân còn đang thiếu hay những nghề nông dân cần để tổ chức các lớp dạy nghề sát, đúng với nhu cầu và đáp ứng với mong muốn của nông dân.
Thời gian tới, với mục tiêu “dạy nghề gắn với việc làm cho nông dân”
và để Đề án 1956 ngày càng phát huy hiệu quả, Hội ND huyện tiếp tục phối hợp với các ngành chuyên môn triển khai thực hiện Đề án gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; chú trọng công tác tuyên truyền, tăng cường công tác kiểm tra, điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Thêm vào đó, các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt gắn với tạo việc làm cho nông dân nhất là nông dân nghèo, nông dân bị thu hồi đất canh tác, các hoạt động dạy nghề cho nông dân tập trung vào việc nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng từ đó tăng hiệu quả lao động, tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho người lao động sau khi học nghề có việc làm ổn định và bền vững. [17]