Nhóm yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 95)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.3. Tình hình quản lý đào tạo nghề gắn với CDCCKT huyện Định Hóa

3.3.1. Nhóm yếu tố chủ quan

a. Chất lượng nội dung chương trình, phương pháp đào tạo nghề

Huyện Định Hóa được phép đào tạo 21 chương trình và cấp chứng chỉ nghề do Trung tâm dạy nghề huyện đảm trách nhưng với đặc thù về địa bàn

chủ yếu là vùng núi, nhiều dân tộc thiểu số nên ngành nghề này được đa số lao động tham gia khá nhiều. Các chương trình đáp ứng được nhu cầu cho lao động nông thôn, các lao động thuộc diện chính sách xã hội (người nghèo, người tàn tật, người thuộc diện ưu tiên của chính sách nhà nước), thanh niên nông thôn, lớp đào tạo theo nhu cầu (bảng số liệu 3.8). Tuy nhiên, nội dung chương trình và phương pháp đà tạo đều do thực hiện của Tổng cục dạy nghề cho nên một số ngành nghề khi áp dụng trên địa bàn huyện còn tình trạng lúng túng, lẫn lộn giữa công nghiệp, nông nghiệp, thiên nhiều về tập huấn khuyến nông; chương trình đào tạo nghề nội dung giáo trình, kiến thức còn chưa phù hợp; quy định của Nhà nước còn bất cập giữa các nội dung trung hạn, ngắn hạn, dài hạn. Cho nên khả năng thu hút người lao động tham gia đào tạo nghề cả giai đoạn 2014-2016 có 09 lớp, 278 lượt người tham gia.

b. Khả năng huy động nguồn vốn đầu tư cho các nguồn lực phục vụ quá trình đào tạo nghề tại địa phương

Địa phương có thể tranh thủ nguồn viện trợ hoặc vay với lãi suất ưu đãi từ các tổ chức trong và nước ngoài; đẩy mạnh công tác xã hội hóa sự nghiệp dạy nghề bằng huy động các nguồn lực xã hội, đặc biệt là từ các doanh nghiệp và mở rộng các hình thức liên kết đầu tư với Doanh nghiệp ngành xây dựng trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển dạy nghề. Cơ chế, chính sách nhằm phát huy nội lực, thu hút các thành phần kinh tế, các đơn vị, cá nhân đầu tư vào địa phương.

Bảng 3.17: Khả năng huy động vốn cho quá trình đào tạo nghề tại huyện Định Hóa qua các năm 2014-2016

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn vốn

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số vốn Số xã Số vốn Số xã Số vốn Số xã

Trái phiếu chính phủ 13.054 19 14.667 21 27.748 23

NS địa phương 2.876 0 3.610 0 5.470 0

Số liệu bảng 3.17 phản ánh khả năng huy động vốn cho đào tạo nghề tại huyện Định Hóa là rất lớn, nguồn vốn Trái phiếu chính phủ tăng hàng năm và NS địa phương chi nhiều cho lao động tham gia học nghề, quy mô đào tạo của Trung tâm dạy nghề huyện hàng năm tuyển với quy mô dự kiến là 600 học viên, nhưng thực tế chỉ có trên dưới 100 học viên (từ 3-4 lớp). Như vậy, nguồn vốn có, nhưng thu hút người học lại là vấn đề khó khăn đối với huyện Định Hóa.

c. Hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lượng đào tạo nghề tại địa phương

Tại trung tâm dạy nghề của huyện Định Hóa, kết thúc khóa đào tạo, học viên phải thi sát hạch và đánh giá kết quả cấp bằng, bảng số liệu 3.9 phản ánh số lượng học viên tốt nghiệp, công tác này được ban lãnh đạo địa phương, giám đốc Trung tâm dạy nghề của huyện luôn coi trọng, vì đây là nhân tố phản ánh sự nỗ lực của bản thân người học trong các chương trình đào tạo nghề. Qua đây, phát hiện những thiếu sót về phương pháp, nội dung chương trình học tập, cơ sở dạy nghề được phát huy đến mức độ nào để có thể điều chính với khóa học sau.

Bảng 3.18: Kết quả có việc làm sau đào tạo tại huyện Định Hóa năm 2014-2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng số lao độngtốt nghiệp chương

trình đào tạo nghề 83 102 96

1. Số lượng học viên có việc ngay sau

khi tốt nghiệp Người 56 81 76

Tỷ lệ lao động có việc làm % 69,88 79,41 79,17 2.Số lượng học viên làm việc tại địa phương Người 47 77 62 Tỷ lệ lao động có việc làm tại địa phương % 56,63 75,49 64,58

Như vậy, chương trình đào tạo nghề của lao động trên địa bàn huyện Định Hóa đã và đang khẳng định được hiệu quả của chương trình trên địa bàn, tỷ lệ lao động có việc làm sau tốt nghiệp tăng hàng năm. Tỷ lệ lao động có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp tương đối cao, năm 2014 tỷ lệ LĐ có việc làm là 69,88%, năm 2015 đạt 79,41% và năm 2016 đạt 79,17%. Lao động tốt nghiệp làm việc tại địa phương thay đổi hàng năm, năm 2014 đạt 56,63%, năm 2015 đạt 75,49% và năm 2016 đạt 64,58%.

Qua hoạt động đào tạo nghề, học viên đã tiếp cận được kiến thức mới về lĩnh vực mình đào tạo, từ đó có thể tạo việc làm tại chỗ hoặc tự tạo việc làm, có cơ hội được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp tại địa phương, qua đó nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình.

Đối với các lớp dạy nghề nông nghiệp, sau khi học xong, học viên biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, giảm chi phí và tăng quy mô sản xuất, năng suất lao động, tự tạo việc làm tại chỗ, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Nhờ chú trọng gắn công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn với nhu cầu thực tiễn tại từng địa phương và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện, tỷ lệ hộ nghèo của huyện theo tiêu chí mới hiện nay chỉ còn 24,62%. Đây chính là điều kiện quan trọng để huyện tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo nghề và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong những năm tới.

d. Chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị phục vụ đào tạo nghề

Tại địa bàn huyện Định Hóa thành lập Trung tâm dạy nghề UBND huyện Định Hóa đã xây dựng Đề án thành lập Trung tâm Dạy nghề huyện Định Hóa với quy mô đào tạo hàng năm từ 300 - 600 học viên, tại trung tâm có 15 phòng học được trang bị cơ sở vật chất học tập và thực hành nhằm đảm bảo giữa lý thuyết và thực hành cho người học.

Trung tâm Dạy nghề đã trang bị được thiết bị dạy nghề của các nghề: Trồng trọt - Bảo vệ thực vật; Chăn nuôi - Thú y; Tin học căn bản, Sửa chữa Tivi, Đầu VCD, DVD và đầu kỹ thuật số; Sửa chữa, bảo trì tủ lạnh và điều

hòa nhiệt độ; May công nghiệp; Kỹ thuật sửa chữa máy nông nghiệp và thiết bị phòng học lý thuyết, phòng giao ban giáo viên, thiết bị nhà ký túc xá. Thiết bị dạy các nghề khác sẽ được đầu tư trong thời gian tới. Như vậy, về cơ bản, Trung tâm đã đầu tư trang thiết bị khá đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi thu hút người học tham gia các lớp nghề, cải tạo thu nhập cho hộ gia đình.

e. Nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương

Hàng năm huyện Định Hóa nhận được các nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương từ tỉnh và NS của huyện chi cho hoạt động này.

Bảng 3.19: Khả năng chi ngân sách của địa phương cho hoạt động đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Định Hóa

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1.Tổng số chi NS cho đào tạo nghề Tr.đồng 213,3 250 250

NS huyện Tr.đồng 18,3 23,8 25,0

NS xã Tr.đồng 7,5 10,5 12

2.Tỷ lệ chi NS cho đào tạo nghề

Tỷ lệ trích từ nguồn chi NS huyện % 8,6 9,5 10,0 Tỷ lệ trích từ nguồn chi NS tỉnh % 3,5 4,2 4,8

(Nguồn: Phòng Tài chính-kế hoạch huyện Định Hóa)

Theo Ban lãnh đạo huyện chỉ đạo, hàng năm chi cho hoạt động đào tạo nghề cho các đối tượng như lao động nông thôn, thanh niên nông thôn, đối tượng chính sách xã hội, lao động khác có nhu cầu. Nguồn chi NS hàng năm của tỉnh và huyện đều tăng. Riêng NS huyện tăng lên khá nhanh, năm 2014 tỷ lệ trích là 8,6%, tương ứng là 18,3 triệu đồng; năm 2015 trích là 9,5%, tương ứng là 23,8 triệu đồng và năm 2016 trích là 10%, tương ứng là 25 triệu đồng . Như vậy, ban lãnh đạo chính quyền quan tâm đến vấn đề đào tạo nghề nhằm

tạo ra thu nhập bền vững và lâu dài cho các hộ. Khả năng chi như vậy cho thấy đó là điều kiện và cơ hội cho người lao động cải thiện thu nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)