Nhóm yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 100)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.3. Tình hình quản lý đào tạo nghề gắn với CDCCKT huyện Định Hóa

3.3.2. Nhóm yếu tố khách quan

a. Bối cảnh trong nước và Quốc tế

Phần lớn lao động nông thôn tại huyện Định Hóa mặc dù có đủ việc làm, thậm chí làm việc nhiều giờ nhưng vẫn rất khó khăn trong việc cải thiện thu nhập, lực cản chính là do chất lượng lao động còn thấp. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động xã hội, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là khả năng rút lao động nông thôn ra khỏi ngành nông nghiệp.

Thực tế cũng cho thấy, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, và hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ làm “dư thừa” một lượng lao động nông nghiệp và đã tạo ra cầu về lao động phi nông nghiệp. Một lượng lao động nông nghiệp buộc phải chuyển sang các nghề khác tại nông thôn hoặc trở thành lao động công nghiệp. Mặt khác, để đảm bảo an ninh lương thực, nuôi sống 99 triệu dân vào năm 2020 và duy trì lợi thế cạnh tranh về xuất khẩu lương thực và hàng nông sản, Việt Nam phải áp dụng mạnh mẽ tiến bộ của khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá. Điều này đòi hỏi người nông dân phải trở thành những “chuyên gia” trong lĩnh vực nông nghiệp, phải trở thành những nông dân hiện đại.

Từ đây hình thành những xu hướng chuyển dịch, đồng thời hình thành các nhóm lao động có nhu cầu khác nhau và do đó tạo ra những xu hướng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Xu hướng dễ nhận ra nhất là từ nông dân sản xuất truyền thống trở thành nông dân sản xuất hiện đại. Đây sẽ là nhóm lao động nông thôn có thể duy trì vị thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản khi tham gia TPP. Công tác đào tạo nghề cho nhóm đối tượng này cần cho họ thấy rõ được lợi ích cũng như khó khăn khi gia nhập thị trường nông sản thế giới.

Xu hướng nữa là từ lao động nông nghiệp (nông dân) sang lao động phi nông nghiệp ở nông thôn. Trong bối cảnh cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập hiện nay, xu hướng chuyển dịch ngành nông nghiệp và kinh tế ở nông thôn, là chuyển mạnh sang phát triển các ngành nghề mới, dựa trên nền tảng công nghệ ngày càng hiện đại. Với định hướng phát triển nông nghiệp xuất khẩu nên cần chú trọng đào tạo cho lao động những ngành, nghề chế biến nông sản phẩm xuất khẩu, nhằm đáp ứng được yêu cầu lao động của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn. Mặt khác, cơ cấu lại nền kinh tế là giảm thiểu các ngành, nghề và sản phẩm có hàm lượng lao động cao. Theo xu hướng này, công tác đào tạo lao động nông thôn có thể tận dụng các ngành thủ công truyền thống là thế mạnh của địa phương, hoặc định hướng phát triển ngành nghề tiểu thu công nghiệp mới phù hợp với định hướng của địa phương.

Bên cạnh đó là xu hướng từ lao động nông nghiệp hoặc lao động phi nông nghiệp ở nông thôn trở thành lao động công nghiệp tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở nông thôn. Theo xu hướng này, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải bám sát với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và có hiệu quả thiết thực. Trong quá trình đào tạo, đồng thời với việc nắm thông tin về nhu cầu sử dụng lao động, cần thiết phải khảo sát nhu cầu học nghề của đối tượng, nghĩa là cần có sự phân nhóm đối tượng để tổ chức các khoá đào tạo phù hợp. Do đặc thù của sản xuất ở nông thôn là có thể sử dụng lao động từ rất trẻ cho đến sau độ tuổi lao động (theo quy định của pháp luật lao động). Vì vậy, có thể có những đối tượng chỉ có thể tham gia được các khoá đào tạo ngắn hạn, nhưng cũng có nhóm đối tượng (ví dụ từ 16- 24 tuổi) có thể và có điều kiện tham gia các khoá đào tạo dài hạn. Mặt khác, cần thiết phải phân các nhóm đối tượng trên trình độ học vấn. Đối với những người có trình độ học vấn thấp, họ có thể theo học các

khoá dạy nghề ngắn hạn. Ngược lại, đối với những người có học vấn cao hơn, có đủ điều kiện có thể theo các khoá học nghề ở trình độ trung cấp hoặc cao đẳng nghề. Hơn nữa, cũng phải khảo sát đặc điểm và thói quen canh tác của người nông dân ở các vùng miền khác nhau để có thể có các hình thức đào tạo phù hợp. Đồng thời trong quá trình đào tạo cần xây dựng được mối liên kết giữa chất lượng đào tạo với nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn. Nhằm giải quyết bài toán việc làm đầu ra cho các đối tượng được đào tạo.

Ngoài ra, còn có xu hướng lao động nông thôn chuyển thành lao động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị (dịch chuyển nơi cư trú). Trên thực tế thì xu hướng này đã diễn ra trong nhiều năm gần đây, khi rất nhiều lao động nông thôn đổ về các thành phố kiếm việc. Việc đào tạo nghề cho các đối tượng này thường rất khó xác định đúng được nhu cầu thực sự của người học. Lao động thường tự phát đổ về các thành phố, đô thị (cũ và mới) gặp việc gì làm việc đấy, phần lớn là lao động phổ thông không qua đào tạo. Ưu điểm của nhóm đối tượng này là tuổi đời khá trẻ (16 - 35 tuổi), do đó nếu được đào tạo thì khả năng lĩnh hội tri thức sẽ rất cao.

Cuối cùng là xu hướng tạo ra một dòng di dân quốc tế mới, thông qua xuất khẩu lao động hoặc ra định cư ở nước ngoài với người thân. Đối với nhóm đối tượng này, việc đào tạo nghề gần như bắt buộc và kết quả đầu ra là lao động phải đáp ứng được yêu cầu của đối tác nước ngoài. Do đó, chương trình đào tạo, cách thức tổ chức và đánh giá kết quả đầu ra sẽ bám sát theo nhu cầu của doanh nghiệp nhà nước về lĩnh vực mà lao động được đào tạo. Theo xu hướng này, chúng ta sẽ tránh được hiện tượng người được đào tạo xong không có được việc làm. Tuy nhiên có một thực tế là, lượng lao động sau khi hoàn thành hợp đồng xuất khẩu lao động tạo các nước phát triển hơn, thường không có xu hướng tham gia vào thị trường trong lao động trong nước khi trở về. Điều này làm lãng phí một lượng lao động vừa có trình độ cao, vừa có nhiều kinh nghiệm thực tế làm việc.

Qua những phân tích ở trên, có thể thấy mục tiêu của dạy nghề cho lao động nông thôn (dù là cho nhóm đối tượng nào) là tạo cho họ có một nghề để có thể tự tạo việc làm trong nông nghiệp (tăng năng suất lao động) hoặc tìm được việc làm phi nông nghiệp (ở nông thôn hoặc ngoài nông thôn). Nói cách khác, dạy nghề cho lao động nông thôn phải gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Đây là vấn đề cốt lõi đối với dạy nghề cho lao động nông thôn, nhất là đối với nhóm lao động cần phải chuyển sang làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp, công nghiệp.

Nếu không gắn được với việc làm thì người nông dân sẽ không tham gia học nghề nữa và nguồn lực xã hội sẽ bị lãng phí. Do đó, trong quá trình đào tạo nghề rất cần thiết có sự kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất để họ một mặt tham gia vào quá trình đào tạo; mặt khác có thể tạo cơ hội cho người học được tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khi còn học và sau khi học nghề xong là có thể làm việc được ngay với nghề nghiệp của mình.

b. Nhận thức về đào tạo nghề của xã hộiđã có một bước chuyển đổi nhảy vọt xã hội đã quý trọng tay nghề, người công nhân có kỹ thuật khả năng và cơ hội tìm kiếm việc làm dể dàng hơn, sức lao động đã được đề cao hơn.

Tổng hợp báo cáo của 63 Sở LĐ-TB&XH trên cả nước cho thấy, tính

trung bình có trên 70% học viên tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề; thậm chí ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tỷ lệ này đạt trên 90%. Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Viện Khoa học Lao động và Xã hội vừa công bố đầu tháng 7, thì trong hơn 400.000 cử nhân tốt nghiệp ra trường mỗi năm, có tới hơn 170.000 người không có việc làm.[17]

Thời gian tới, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức của xã hội về dạy nghề và học nghề, giúp thanh niên có nhận thức đúng về

định hướng nghề nghiệp; tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp trong nhà trường, góp phần giảm thiểu tình trạng sinh việt tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm.

c. Các cơ chế chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề:

Chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề gồm:

- Về chương trình và giáo trình đào tạo: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ LĐTB và XH, theo đề án 1956/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 11 năm 2009 về

“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

- Thông tư 19/2010/TT-BLĐTBXH, về Quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trung tâm dạy nghề, ngày 07 tháng 7 năm 2010. Mục tiêu là để: Các trung tâm dạy nghề tự kiểm định, đánh giá và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy nghề của trung tâm dạy nghề; Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thực hiện việc kiểm định, công nhận hoặc không công nhận các trung tâm dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng theo quy định; công bố công khai kết quả kiểm định cho người học nghề và xã hội biết.

- Về chính sách tài chính: Danh mục và định mức chi phí đào tạo cho từng ngành nghề nông nghiệp sẽ được thực hiện theo quy định của Quyết định số 46/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 152/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính.

- Về tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia: Huyện Định Hóa có căn cứ xây dựng là quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 27 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc ban hành nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH, quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, ngày 20 tháng 10 năm 2015.

- Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;

* Chính sách của tỉnh Thái Nguyên về đào tạo nghề và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2011-2015;

- Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 06/5/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thái Nguyên về tăng cường lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ nay đến năm 2020;

- Quyết định số 2988/QĐ-UBND ngày 13/11/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;

- Quyết định số 3358/QĐ-UBND ngày 17/12/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2020...,

3.4. Đánh giá về tình hình quản lý đào tạo nghề với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)