Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Nguyên nhân khách quan:
+ Trên địa bàn huyện hiện nay chưa có nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động làm các nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là các nghề có thu nhập cao như sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử. Tại huyện, chỉ có Trung tâm Dạy nghề tiếp cận với các công ty, doanh nghiệp cung ứng về giống, vốn, vật tư, hỗ trợ, giúp đỡ nông dân học nghề còn hạn chế. Việc tổ chức một nghề mới đòi hỏi phải chuẩn bị rất nhiều điều kiện cần thiết, trong đó thiết bị dạy nghề giữ vai trò quan trọng nhưng vốn đầu tư cho vấn đề này rất hạn chế.
+ Kinh phí dạy nghề do Trung ương phân bổ về tỉnh thấp, tỉnh đề ra mục tiêu về số lượng lao động được lớn nên kinh phí hỗ trợ cho mỗi học viên học nghề thấp. Từ năm 2014, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh không giao kinh phí dạy nghề nông nghiệp cho Trung tâm Dạy nghề huyện Định Hóa. Tỉnh và huyện chưa bố trí được kinh phí cho đào tạo nghề, kinh phí chủ yếu từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về Việc làm và Dạy nghề.
+ Trong khi đó doanh nhiệp trong tỉnh chủ yếu là vừa và nhỏ, nhu cầu tuyển dụng không nhiều; hàng năm số học sinh tốt nghiệp đại học cao đẳng chưa có việc làm lại gia tăng.
+ Một số cấp ủy, chính quyền chưa coi trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Cán bộ còn có tâm lý trông chờ vào cấp trên, phó mặc cho học viên dẫn tới sự phối hợp giữa các thành viên thuộc Ban chỉ đạo cấp xã chưa chặt chẽ và nhịp nhàng; Việc triển khai thực hiện Đề án chủ yếu do 01 đồng chí lãnh đạo UBND xã và cán bộ Lao động - TB&XH trực tiếp phụ trách; Các thành viên trong Ban chỉ đạo chưa chủ động trong việc tham mưu cho chính quyền địa phương lập, phê duyệt kế hoạch và tổ chức thực hiện Đề án hàng năm; Một số xã chưa đưa chỉ tiêu dạy nghề vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương, chưa xây dựng kế hoạch dạy nghề hàng năm theo đề án đào tạo nghề.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Mặc dù các trung tâm cấp huyện đã được sát nhập thành Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện; nhưng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng và chất lượng chưa cao. Trường trung cấp nghề thì có chủ trương bàn giao cho Binh đoàn 16, Bộ Quốc phòng; các trung tâm của đoàn thể (Trung tâm giới thiệu việc làm của Phụ nữ, Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ hội Nông dân) hoạt động chưa có kết quả cao và theo Luật giáo dục nghề nghiệp thì các trung tâm này chỉ đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng.
+ Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ yếu đào tạo những gì mình có, chưa đào tạo kịp theo nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp, chưa liên kết được với các doanh nghiệp ngoài tỉnh.
+ Công tác kiểm tra, giám sát chưa kịp thời và chưa có sự chú trọng phối hợp chặt chẽ của các Sở, ngành, đơn vị có liên quan.
+ Chế độ đãi ngộ, thù lao giảng dạy của giáo viên dạy nghề còn thấp, trên địa bàn huyện thiếu nhân lực đủ các điều kiện cần thiết của giáo viên dạy nghề nên việc tuyển dụng giáo viên dạy nghề tại huyện rất khó khăn.
+ Trình độ học vấn của lao động nông thôn còn thấp, phần lớn là lao động lớn tuổi; Tập quán sản xuất, canh tác nhỏ lẻ, theo kinh nghiệm lâu đời, tâm lý ít muốn thay đổi cũng là trở ngại lớn trong học tập các kiến thức khoa học, kỹ thuật mới. Mặt khác do đặc điểm sản xuất và làm việc theo mùa vụ, phải lao động sản xuất hàng ngày để kiếm sống nên gặp khó khăn về thời gian, đi lại khi tham gia học nghề.
+ Nhận thức của nông dân còn hạn chế, ngại tiếp thu những cái mới, vẫn giữ tập quán canh tác cũ, chưa hình thành kế hoạch học tập và làm việc cụ thể nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp, nông thôn còn chậm. Nhiều nơi người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước. Nguồn vốn nông dân hạn hẹp, không dám mạnh dạn đầu tư. Vì vậy, một số lao động vẫn chưa tự tạo được việc làm ổn định, chưa áp dụng đúng nghề đã học.
Chương 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ GẮN VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆNĐỊNH HÓA,
TỈNH THÁI NGUYÊN