Nâng cấp cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại ban quản lý các dự án đại học quốc gia hà nội​ (Trang 87)

Trang bị, nâng cấp cơ sở vật chất, phƣơng tiện làm việc, hệ thống tài liệu, tra cứu thông tin và dữ liệu đấu thầu. Trong các buổi mở thầu, chấm thầu bố trí địa điểm riêng biệt. Đầu tƣ hệ thống máy tính mới, thay thế các máy tính đã hết hạn sử dụng, đầu tƣ đƣờng truyền, đƣờng internet tiến tiến với tốc độ truy cập nhanh nhất. Số hóa các tài liệu để tăng tính lƣu giữ, sử dụng, giám sát trong quản lý đấu thầu. Áp dụng công nghệ thông tin trong đấu thầu giúp tăng tính bảo mật, tối ƣu hóa hoạt động cho ngƣời sử dụng. Đồng thời tối ƣu hóa công khai minh bạch trong việc chấm thầu, rút ngắn thời gian đấu thầu cũng nhƣ tiết kiệm đƣợc nhân lực, tăng hiệu quả công việc.

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt s giúp cho việc đăng tải các thông tin về đấu thầu đƣợc cập nhật thƣờng xuyên trên trang web, việc đăng tải thông tin mời thầu cho Báo đấu thầu cũng nhanh chóng, kịp thời hơn và tham gia vào hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để kiểm tra năng lực nhà thầu để đảm bảo tính minh bạch của các nhà thầu trong công tác quản lý đấu thầu.

Trên hệ thống eoffce của Ban Quản lý các dự án ĐHQGHN liên tục cập nhật thông tin về tình hình các dự án, cập nhật các văn bản của nhà nƣớc về đấu thầu, cập nhật thông tin các dự án đang thực hiện, kế hoạch triển khai, kế hoạch lựa chọn nhà thầu để tránh việc phải liên hệ nhiều lần với Phòng Hành chính Tổng hợp của Ban để thu thập thông tin.

Đề xuất với lãnh đạo ĐHQGHN về việc xây dựng địa điểm làm việc mới cho Ban Quản lý các dự án ĐHQGH vì cơ sở vật chất hiện tại đã xuống cấp, diện tích chật chội, không đủ điều kiện đảm bảo cho cán bộ chuyên viên làm việc.

4.3.2. Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, chuyên viên

Bổ sung nhân sự thông qua hình thức thuê khoán chuyên môn và xây dựng đội ngũ cộng tác viện trong trƣờng hợp những dự án cần phải huy động nhiều nhân lực. Phân công và sắp xếp lại công việc cho phù hợp với năng lực và thế mạnh của mỗi chuyên viên. Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ về các phƣơng diện: k năng lập kế hoạch, thẩm định các bƣớc trong đấu thầu, quản lý tiến độ thực hiện, k năng đàm phán thƣơng thuyết và một số k năng mềm khác trong đấu thầu. Thông qua việc tổ chức các khóa học ngắn hạn về đấu thầu, cử cán bộ đi học tập tại một số đơn vị và tự tổ chức các khóa đào tạo nội bộ.

Cập nhật các chính sách chế độ mới về đấu thầu cũng nhƣ tăng cƣờng trao đổi các vấn đề có liên quan và phát sinh trong đấu thầu. Thƣờng xuyên tổ chức lớp tập huấn, khoá đào tạo hoặc các cuộc hội nghị, hội thảo cho cán bộ, viên chức tham gia vào hoạt động đấu thầu cập nhập những kiến thức mới nhất về luật pháp nhà nƣớc. Tổ chức các đợt thi cấp chứng chỉ hành nghề đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tổ chức, đảm bảo 100% cán bộ tại Ban đều đạt kết quả. Đồng thời định kỳ 06 tháng/01 lần tiến hành kiểm tra việc cập nhật kiến thức mới về chính sách, chế độ đấu thầu cho cán bộ tại Ban.

Cập nhật quy trình hƣớng dẫn thực hiện từng bƣớc trong quá trình lựa chọn nhà thầu từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát kế hoạch đấu thầu với mỗi hình thức lựa chọn nhà thầu để áp dụng một cách đồng nhất, chuẩn hóa các văn bản trình các cấp phê duyệt để có sự thống nhất, quản lý dễ dàng, tiết kiệm thời gian.

Tổ chức các khóa đào tạo tiếng Anh để nâng cao khả năng ngoại ngữ khi dịch và hiểu các tài liệu nƣớc ngoài, phục vụ công tác thẩm định các tài liệu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Cử cán bộ đi học tập về kinh nghiệm quản lý dự án, quản lý đấu thầu cũng nhƣ trao đổi kinh nghiệm với các Ban Quản lý dự án của các trƣờng Đại học có nhiều dự án đầu tƣ lớn.

4.3.3. Quy định trách nhiệm nhiều hơn đối với đơn vị tư vấn.

Trong hợp đồng ký kết, BQLCDA bổ sung điều khoản quy định về trách nhiệm của các bên: đơn vị tƣ vấn thiết kế, tƣ vấn lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trong việc xử lý, đền bù đối với việc tính toán sai số lƣợng, khối lƣợng công việc với tỷ lệ phạt vi phạm hợp đồng theo quy định. Khi thƣơng thảo hợp đồng với các đơn vị tƣ vấn, BQLCDA cần làm rõ nội dung này. Từ đó xác định đƣợc trách nhiệm của các bên khi có phát sinh xảy ra cũng nhƣ đảm bảo quyền lợi cho BQLCDA.

4.3.4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức là số lƣợng cán bộ công nhân viên đƣợc phân chia theo nghề, chuyên môn và trình độ đào tạo chuyên môn, trình độ lành nghề. Sự phân công lao động cho mỗi thành viên là một vấn đề tất yếu trong mọi tổ chức. Nó đảm bảo tính chuyên môn, hoạt động sâu của một thành viên vào một công việc nhất định. Phân công hợp lý s tác động đến hiệu quả của tổ chức.

Hiện nay Phòng PT&QLDA cần tách thành Phòng Quản lý dự án và Phòng Thẩm định. Phòng Thẩm định có chức năng thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu và các bƣớc trong công tác đấu thầu. Phòng Thẩm định chịu trách nhiệm về các sai sót trong quá trình đấu thầu khi phát hiện ra. Ngoài ra Phòng Thẩm định chịu trách nhiệm trong việc xử lý, giải trình, báo cáo khi có kiến nghị trong công tác đấu thầu.

Thành lập bộ phận giải quyết kiến nghị đấu thầu: Ngƣời có thẩm quyền giải quyết kiến nghị đấu thầu phải có đầy đủ kiến thức, chuyên môn về đấu thầu. Thành viên bộ phận giải quyết kiến nghị phải giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực cần kiến nghị để giải quyết.

Ban hành các quy trình quản lý, giám sát, xử phạt nghiêm minh các hành vi tiêu cực trong các hoạt động đấu thầu.

4.3.5. Đẩy nhanh áp dụng đấu thầu qua mạng

Nâng cao chất lƣợng công nghệ thông tin tại Ban Quản lý các dự án. Nâng cấp các thiết bị, phần mềm các ứng dụng để công tác quản lý đƣợc đơn giản và nhanh chóng. Bảo trì, bảo dƣỡng hệ thống internet, truyền dữ liệu luôn trôi chảy không gián đoạn. Nâng cao ƣu tiên và tăng cƣờng đấu thầu qua mạng. Hoàn thiện giải pháp công nghệ và nâng cấp trụ sở của Ban làm cơ sở để đấu thầu qua mạng, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao tính công khai, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong công tác đấu thầu.

Khi đấu thầu qua mạng, các thông tin về số lƣợng nhà thầu tham gia, danh tính các nhà thầu nộp thầu đều đƣợc giữ bảo mật tuyệt đối trƣớc thời điểm mở thầu, các nhà thầu độc lập và cạnh tranh lành mạnh hơn. Quá trình thực hiện đấu thầu qua mạng là công cụ khá hiệu quả góp phần giảm thiểu những tiêu cực, nhũng nhiễu xảy ra trong đấu thầu từ đó sử dụng tích cực hiệu quả hơn nguồn lực của nhà nƣớc.

Trong thời gian tới, Ban Quản lý các dự án ĐHQGHN cần thúc đẩy triển khai nhiều hơn nữa các gói thầu đƣợc đấu thầu qua mạng, các thông tin về đấu thầu nhƣ thông báo mời thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, biên bản mở thầu, báo cáo đánh giá… đến kết quả lựa chọn nhà thầu, mọi thông tin này s đƣợc cập nhật thƣờng xuyên trên Hệ thống mạng đấu thầu điện tử quốc gia. Các nhà thầu muốn tham gia đấu thầu phải thoả mãn điều kiện có tên trên hệ thống mạng đấu thấu quốc gia. Từ đó Ban Quản lý các dự án ĐHQGHN s

tránh đƣợc rủi ro với những nhà thầu kém năng lực cũng tham gia đấu thầu làm cho công tác lựa chọn nhà thầu bị ảnh hƣởng, chậm tiến độ.

Triển khai rộng rãi đấu thầu qua mạng giúp công khai, minh bạch, hiện đại hoá công tác đấu thầu, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình thực hiện công tác đấu thầu các dự án ĐTXDCB từ NSNN.

4.3.6. Thực hiện đánh giá hiệu quả công tác đấu thầu, hiệu quả dự án

Hiệu quả của công tác đấu thầu và hiệu quả dự án là mục tiêu cuối cùng mà dự án hƣớng đến, đó là sản phẩm, là kết quả của quá trình đấu thầu, quá trình thực hiện dự án.

Thời điểm 30/06 hàng năm tiến hành kiểm tra triển khai công tác đấu thầu, thực hiện đánh giá giữa năm đóng vai trò quan trọng vì s đánh giá toàn diện các hoạt động của dự án khi thực hiện đến nửa giai đoạn, từ đó giúp điều chỉnh hoạt động đấu thầu cho phù hợp đảm bảo tiến độ giải ngân của dự án.

Công tác đánh giá cuối cùng đƣợc tiến hành sau khi kết thúc lắp đặt, vận hành thông thƣờng sau 6 tháng để kiểm tra tính hiệu quả của công tác đấu thầu trên thực tiễn, đánh giá đƣợc chất lƣợng các trang thiết bị, các công trình đƣa vào sử dụng. Phát hiện các sai sót, trục trặc xảy ra để có hƣớng xử lý khi thời hạn bảo lãnh, bảo hành vẫn còn giá trị. Đồng thời đánh giá về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án. Tăng cƣờng công tác đánh giá hiệu quả đấu thầu hàng năm, tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu, tỷ lệ các gói thầu bị huỷ, đẩy nhanh thời gian trong đấu thầu. Đánh giá tỷ lệ đấu thầu qua mạng và hiệu quả của việc đấu thầu qua mạng mang lại.

KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế với đề tài “ Quản lý đấu thầu các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc tại Ban Quản lý các dự án Đại học Quốc gia Hà Nội” cho phép rút ra những kết luận sau đây:

Quản lý đấu thầu các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc tại các tổ chức công có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả của các dự án đầu tƣ. Góp phần quan trọng vào việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách nhà nƣớc và phòng chống tham nhũng.

Quản lý đấu thầu các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc tại các tổ chức công có các nội dung cơ bản là Lập kế hoạch đấu thầu; Tổ chức thực hiện kế hoạch đấu thầu; Kiểm tra giám sát hoạt động đấu thầu. Chất lƣợng và hiệu quả công tác quản lý đấu thầu các dự án ĐTXĐCB từ NSNN tại các tổ chức công chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố: yếu tố khách quan (mà cốt lõi là chính sách, pháp luật của nhà nƣớc liên quan đến đấu thầu), yếu tố chủ quan gồm năng lực của ban lãnh đạo tổ chức công; năng lực, trình độ, phẩm chất của đội ngũ nhân viên của tổ chức công làm công tác đấu thầu; áp dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác đấu thầu.

Khảo sát kinh nghiệm quản lý đấu thầu các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc tại một số tổ chức công cho thấy một số bài học hữu ích có thể áp dụng đối với Ban Quản lý các dự án ĐHQGHN. Đó là bài học về cơ cấu tổ chức hoạt động đấu thầu và về nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác đấu thầu.

Việc phân tích, đánh giá thực trạng Quản lý đấu thầu các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc tại Ban Quản lý các dự án ĐHQGHN cho thấy trong thời gian qua. Ban Quản lý các dự án ĐHQGHN đã quản lý công tác đấu thầu tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật, thực hiện

đầy đủ các nội dung của công tác này, đảm bảo lựa chọn đƣợc các nhà thầu có chất lƣợng đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án. Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy, hoạt động quản lý đấu thầu các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc tại Ban Quản lý các dự án ĐHQGHN còn tồn tại những hạn chế và bất cập do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

Để hoàn thiện công tác quản lý đấu thầu các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc tại Ban Quản lý các dự án ĐHQGHN cần thực hiện các giải pháp sau:

- Nâng cấp cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin.

- Đào tạo và bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, chuyên viên. - Quy định trách nhiệm nhiều hơn đối với đơn vị tƣ vấn.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức.

- Đẩy mạnh áp dụng đấu thầu qua mạng.

- Thực hiện đánh giá hiệu quả công tác đấu thầu, hiệu quả dự án. Các giải pháp nêu trên cần đƣợc thực hiện một cách đồng bộ với sự tham gia tích cực, tính trách nhiệm cao của cán bộ, chuyên viên của Ban, của các đơn vị trong ĐHQGHN đƣợc thụ hƣởng dự án, của các bộ phận liên quan tại cơ quan ĐHQGHN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ban Quản lý các dự án Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015-2018. Báo cáo hoạt động của Ban các năm 2015, 2016, 2017, 2018, Hà Nội.

2. Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, 2015. Thông tư 01/2015/TT/BKHĐT ngày 14 tháng 02 năm 2015, Quy định chi tiết lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn, Hà Nội.

3. Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, 2015. Thông tư 10/2015TT/BKHĐT ngày 26 tháng 10 năm 2015, Quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Hà Nội.

4. Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, 2015. Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT ngày 27 tháng 11 năm 2015, Quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, Hà Nội.

5. Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, 2015. Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015, Quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, Hà Nội.

6. Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính, 2015. Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT –

BKHĐT-BTC ngày 08 tháng 09 năm 2015, Quy định chi tiết việc cung cấp. đăng tải thông tin đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng, Hà Nội.

7. Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, 2015. Thông tư 05/2015/TT/BKHĐT ngày 16 tháng 06 năm 2015. Quy định chi tiết lập HSMT, HSYC mua sắm hàng hóa, Hà Nội.

8. Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, 2015. Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27 tháng 10 năm 2015, Quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu. chào hàng cạnh tranh, Hà Nội.

9. Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, 2016. Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT ngày 22 tháng 7 năm 2016, Quy định chi tiết việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đáu thầu, Hà Nội.

10.Bộ Tài Chính, 2015. Thông tư 190/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2015,

Quy định việc quản lý, sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ,

Hà Nội.

11.Bộ Tài Chính, 2016. Thông tư 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 03 năm 2016,

Quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, Hà Nội.

12.Bộ Tài Chính, 2016. Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, Hà Nội.

13.Bộ Tài Chính, 2014. Thông tư số 04/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014, Quy

định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại ban quản lý các dự án đại học quốc gia hà nội​ (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)