0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM HỘI NGHỊ 37 HÙNG VƯƠNG​ (Trang 35 -39 )

1.5.2.1. Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.

- Chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với các ĐVSN và sự nhận thức đổi mới cơ chế quản lý của nhà nƣớc trong từng giai đoạn: Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi trọng cải cách nền hành chính theo hƣớng công khai minh bạch, gọn nhẹ, hiệu quả. Theo đó các cơ chế quản lý đối với hoạt động các ĐVSN đều đƣợc cải tiến cho phù hợp với tình hình của đất nƣớc trong từng giai đoạn nhƣ:

Xuất phát từ chủ chƣơng, chính sách đó mà Nhà nƣớc ta dần dần thay đổi phƣơng thức quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Đánh dấu sự đổi mới cơ chế quản lý là sự ra đời của nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002. Đây là nghị định quy định về quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Nội dung của nghị định 10/2002/NĐ- CP "đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc trao quyền tự chủ về tài chính tháo gỡ cho đơn vị những khó khăn vƣớng mắc trong điều hành ngân sách. Giúp đơn vị thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, chống lãng phí, góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ. Xong nghị định 10/2002/NĐ-CP mới chỉ đem lại quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị mà các quyền khác của đơn vị còn bị hạn chế nên vẫn gây khó khăn nhất định cho đơn vị. Để mở rộng hơn nữa quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập Chính phủ đã ban hành nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 thay thế nghị định 10/2002/NĐ-CP. Nghị định này đã trao các quyền tự chủ rộng hơn cho đơn vị không chỉ về tài chính mà còn đƣợc tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị và hoàn thanh tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc đánh giá là bƣớc đột phá mới trên lộ trình đổi mới toàn diện, cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công, tăng cƣờng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp. Cơ chế, chính sách này nhận đƣợc sự đồng thuận cao của các cấp, các ngành khi ―cởi trói‖ cho các đơn vị sự nghiệp công phát triển, giảm áp lực tài chính cho ngân sách nhà nƣớc…Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp

khác, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2016. Nghị định ra đời đã tạo ra sự tự chủ về thực hiện nhiệm vụ đối với các đơn vị sự nghiệp công, tự chủ về tài chính, nhân sự... Đơn vị đƣợc quyết định các biện pháp thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch của đơn vị, kế hoạch của cơ quan cấp trên giao, đảm bảo chất lƣợng, tiến độ; liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để cung ứng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật…Với lộ trình đặt ra, Nghị định 141 quy định giá, phí dịch vụ đƣợc đẩy lên dần dần, từ đó nguồn lực của các đơn vị tăng lên. Khi các đơn vị tự chủ theo lộ trình từ nay đến 2020, phần hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách hỗ trợ cho các đơn vị sẽ đƣợc cơ cấu lại, thay vì chi cho đơn vị sự nghiệp công, sẽ chuyển sang đối tƣợng thụ hƣởng dịch vụ sự nghiệp công nhƣ ngƣời nghèo, vùng sâu vùng xa, đối tƣợng chính sách, khó khăn.

Nếu sự ban hành các chính sách tài chính không thống nhất, không phù hợp với đặc thù hoạt động của từng loại hình hoạt động của từng đơn vị, từng lĩnh vực thì các đơn vị sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện cơ chế tự chủ - thực hiện theo văn bản hƣớng dẫn này lại trái với văn bản hƣớng dẫn khác. Do vậy sự đồng bộ của hệ thống chính sách do nhà nƣớc ban hành là một trong những nhân tố, điều kiện để thực hiện cơ chế tự chủ trong đơn vị.

- Chính sách kinh tế xã hội: Đây chính là tổng thể các quan điểm, tƣ tƣởng, giải pháp công cụ mà Nhà nƣớc sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết các vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hƣớng mục tiêu tổng thể của Nhà nƣớc.

Mỗi chính sách đƣợc xây dựng nhằm vào một mục tiêu cụ thể. Thông qua công cụ này Nhà nƣớc định hƣớng hành vi của các chủ thể kinh tế xã hội để cùng hƣớng tới mục tiêu chung, xác định những chỉ dẫn chung, vạch ra phạm vi hoặc giới hạn cho quá trình ra quyết định của các chủ thể kinh tế xã hội. Qua đó hƣớng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên vào thực hiện mục tiêu chung. Đồng thời, định hƣớng việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực để giải quyết các vấn đề một cách kịp thời và có hiệu quả.

hoạt động của con ngƣời chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động tài chính mà còn chịu sự chi phối bởi môi trƣờng kinh tế xã hội khách quan. Nó sẽ đƣợc phát triển hay thu hẹp tùy thuộc vào quan điểm khuyến khích hoặc hạn chế của chính sách kinh tế xã hội của Nhà nƣớc.

1.4.2.2. Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước

Cơ chế quản lý tài chính: Đây là hệ thống các hình thức, phƣơng pháp, biện pháp tác động lên các hoạt động tài chính phát sinh và phát triển trong quá trình hoạt động ở một cơ quan, đơn vị, lĩnh vực kinh tế xã hội hay toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo cho hoạt động tài chính vận động và phát triển đạt đƣợc những mục tiêu đã định. Cụ thể hơn, cơ chế quản lý tài chính có thể hiểu là hệ thống các nguyên tắc, luật định, chính sách về quản lý tài chính và mối quan hệ tài chính giữa các đơn vị có liên quan.

Đối với cơ quan đơn vị, vai trò của cơ chế quản lý tài chính thể hiện ở một số nội dung sau:

+ Cơ chế quản lý tài chính có vai trò quan trọng trong việc cân đối giữa việc hình thành, tạo lập và sử dụng nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động của đơn vị. Việc xây dựng một cơ chế phù hợp với loại hình hoạt động của đơn vị có tác động đến vấn đề tập trung nguồn lực tài chính, tính linh hoạt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

+ Cơ chế quản lý tài chính góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính. Mặc khác, cơ chế quản lý tài chính quy định khung pháp lý về mô hình tổ chức, hoạt động của đơn vị.

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM HỘI NGHỊ 37 HÙNG VƯƠNG​ (Trang 35 -39 )

×