3.2.2 .Hoạch định và dự toán tài chính
3.3. Đánh giá chung
3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt đƣợc trong thời gian qua, trong việc thực hiện công tác tự chủ về tài chính của trƣờng còn có một số hạn chế sau:
Thứ nhất, hạn chế trong công tác lập dự toán
Công tác xây dựng dự toán mặc dù đã đƣợc hoàn thiện nhƣng chƣa thật sự gắn với yêu cầu, nhiệm vụ, công việc mà Trung tâm phải thực hiện.Dự toán đƣợc lập theo nhu cầu và chủ quan của đơn vị, chú trọng vào chỉ tiêu và kiểm soát chi tiêu, thiếu liên kết giữa kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và ngân sách triển khai. Một mặt do công tác dự báo còn chƣa chính xác, mặt khác, dự toán chi hàng năm đƣợc xác định trên cơ sở định mức phân bổ chi ngân sách nhà nƣớc và số lƣợng biên chế đƣợc giao của đơn vị nên có một số hạn chế: Định mức phân bổ dự toán chi chƣa đƣợc điều chỉnh phù hợp với thực tế, chƣa làm rõ đƣợc trách nhiệm giữa kinh phí đƣợc giao và mức độ hoàn thành công việc, về cơ bản vẫn mang nặng tính bao cấp và bình quân điều đó đã ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng công tác lập dự toán của đơn vị cũng nhƣ chất lƣợng công tác thẩm định, tổng hợp dự toán của đơn vị quản lý cấp trên.Việc triển khai xây dựng cụ thể định mức chi trên cơ sở các quy định hiện hành của cơ chế tài chính còn chậm, các biện pháp quản lý chi tiêu hành chính nhƣ điện, nƣớc, điện thoại, xăng dầu, hội nghị, giao khoán văn phòng phẩm còn mặc dù đã có quy định nhƣng vẫn phải theo các văn bản nhà nƣớc quy định nên còn cứng nhắc, chƣa đƣợc phù hợp với thực tế công việc yêu cầu.
Thứ hai,quyền tự chủ chưa được thực hiện triệt để
Nhà nƣớc trao quyền tự chủ nhƣng vẫn khống chế về khoản thu, mức chi. Với các khoản thu. Quyền tự chủ trong quản lý tài chính thể hiện rõ nhất ở quy chế chi tiêu nội bộ. Tuy nhiên, quy chế này xây dựng vẫn căn cứ vào các định
mức chi của nhà nƣớc nên quyền tự chủ chƣa phát huy đƣợc tối đa tác dụng. Tuy nhiên, với đơn vị tự chủ một phần chi thƣờng xuyên thì không đƣợc huy động vốn đề chi đầu tƣ nên vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào NSNN.
Khoán chi là một hƣớng đi đúng đắn nhƣng trong quá trình thực hiện nội dung này thì còn gặp nhiều vƣớng mắc. Đặc biệt trong khâu quản lý hóa đơn chứng từ thì đối tƣợng nhận khoán vẫn chƣa nắm bắt đầy đủ và thực hiện thiếu sót nên gặp khó khăn trong quá trình thanh toán.
Với các đặc điểm nêu trên, quyền tự chủ của trƣờng chƣa đƣợc phát huy triệt để. Một phần vì trƣờng chƣa đảm bảo toàn bộ chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ. Một phần, các quy định nhà nƣớc vẫn điều tiết các khoản thu chi đối với lĩnh vực đào tạo.
Thứ ba, thu nhập của cán bộ viên chức, người lao động chưa cao sơ với các doanh nghiệp tư nhân cùng lĩnh vực
Mặc dù đã cố gắng cải thiện đời sống của cán bộ viên chức, ngƣời lao động nhƣng nhìn chung thu nhập của cán bộ viên chức, ngƣời lao đòng còn chƣa cao. Trung tâm chƣa phát huy hết nội lực trong việc đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ ăn uống, cho thuê phòng khách sạn… làm ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời lao động. Mức chi Trung tâm dành cho đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của CBVC/ NLĐ còn ở mức thấp. Với công thức chi trả thu nhập tăng thêm nhƣ trên.
Thứ tư, quy chế tài chính, qui chế chi tiêu nội bộ của nhà trường còn chưa hợp lý.
Nguyên nhân là thiếu hệ thống chỉ tiêu thống nhất về đánh giá hiệu suất công tác của ngƣời lao động để làm căn cứ bình xét thi đua, chi trả thu nhập tăng thêm theo nguyên tắc ngƣời nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp chotăng thu, tiết kiệm chi thì đƣợc chi trả nhiều hơn. Trong quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vƣơng, thu nhập tăng thêm đƣợc tính căn cứ trên hệ số lƣơng theo quy định của nhà nƣớc và mức độ hoàn thành khối lƣợng công việc, vẫn chƣa có căn cứ nào dựa trên chất lƣợng và hiệu quả của công
việc.Theo quy định của nhà nƣớc và mức độ hoàn thành khối lƣợng công việc nhƣ vậy khối cán bộ, những ngƣời cùng hệ số lƣơng sẽ nhận thu nhập tăng thêm nhƣ nhau. Cơ chế này phản ánh toàn diện sự đóng góp của mỗi cá nhân, không tạo động lực khuyến khích cán bộ nâng cao hiệu suất lao động.
Đối với một số khoản chi trong quy chế chi tiêu nội bộ định mức chi hiệnnay còn thấp chƣa khuyến khích CBVC, NLĐ hăng say làm việc.
Thứ năm, hoạt động kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, hiệu quả thấp
Hoạt động kiểm tra trong nội bộ Trung tâm chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Quá trình kiểm tra chủ yếu vẫn thực hiện bởi cán bộ phòng tài chính mà không có bộ phận chuyên trách để thực hiện. Đối với Vụ kế hoạch tài chính thì công tác kiểm tra chủ yếu là xét duyệt dự toán và quyết toán mà chƣa quan tâm đến các nội dung kinh tế phát sinh hàng ngày.