Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu trường đại học điện lực (Trang 33 - 35)

1.4.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế: Sự phát triển kinh tế là tiền đề cho sự phát triển các hoạt động đào tạo. Hội nhập kinh tế, sự tăng trưởng kinh tế kéo theo sự gia tăng nhu cầu học tập của tầng lớp dân cư. Ở các vùng có sự phát triển kinh tế khác nhau, sự nhận thức xã hội, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, trình độ dân trí và mức thu nhập khác nhau thì nhu cầu về các hoạt động đào tạo là khác nhau.

Môi trường chính trị, pháp luật: Sự ổn định về chính trị và xã hội, các văn bản, quy định, thông tư, chỉ thị của nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đào tạo. Nó tạo ra hành lang pháp lý đảm bảo cho hoạt động đào tạo đi đúng quỹ đạo.

32

Môi trường văn hóa xã hội: Những niềm tin cơ bản, các giá trị văn hóa cốt lõi, những tiêu chuẩn, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa... ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo.

Môi trường công nghệ : Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động của các trường đại học, yếu tố này một phần nằm trong sự đánh giá về cơ sở vật chất của nhà trường- tiêu chí quan trọng để đánh giá phát triển thương hiệu trường Đại học. Ví dụ : trung tâm học liệu, thiết bị dùng trong giảng dạy, phần mềm …

1.4.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường ngành:

Ảnh hưởng của các trường đại học xung quanh: Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thu hút sinh viên- học viên vào trường. Với tâm lý coi trọng bằng cấp, cạnh tranh không lành mạnh như : điểm đầu vào thấp, chấm nhẹ tay, học phí thấp, dễ dãi trong đào tạo, đề thi không đúng trình độ....Các xu hướng cạnh tranh như vậy sẽ dẫn đến phân tầng và chất lượng đào tạo xuống cấp.

Ảnh hưởng từ đối thủ cạnh tranh : đó chính là các trường đào tạo nghề, các lớp đào tạo ngắn hạn. Hiện nay việc theo định hướng học nghề nhanh chóng, không tốn nhiều chi phí cũng như thời gian nên cũng được khá nhiều gia đình mong muốn con theo học. Với suy ngh học đại học xong thì công cuộc tìm được việc làm cũng không hề đơn giản khiến nhiều bậc phụ huynh cũng như các bạn học sinh bỏ ý định đi học đại học.

Ảnh hưởng các đối tác cung cấp dịch vụ: Ví dụ như các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương, người học, phụ huynh, các tổ chức lao động....Sự đánh giá những tác động tích cực và những ảnh hưởng tiêu cực của cac yếu tố này là cơ sở rất quan trọng để một cơ sở đào tạo đưa ra các chiến lược, chính sách marketing phù hợp.

Áp lực từ phía người học: Khi người học sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền mà không đảm báo chất lượng cũng như dịch vụ thì họ săn sàng rời bỏ để sang một môi trường khách tốt hơn. Điều này đã xảy ra với khá nhiều trường đại học, và nó làm ảnh hưởng rất lớn tới thương hiệu của trường.

Áp lực từ sản phẩm thay thế: Khi nền kinh tế mở như hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, l nh vực giáo dục cũng gặp không ít khó khăn. Trường nào không tự chủ được cho mình về sản phẩm đào tạo, không có một sản phẩm khác biệt trường đấy sẽ gặp khó khăn trong việc đào tạo cũng như nguồn đầu vào. Hiện nay việc liên kết với

33

nước ngoài cũng là một xu hướng, được đầu tư khá mạnh mẽ cho nên áp lực từ các sản phẩm thay thế sẽ rất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu trường đại học điện lực (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)