Phân tích các tiêu chí phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu trường đại học điện lực (Trang 55 - 94)

3.2.3.1 Các tiêu chí thương hiệu theo chiều sâu: (1) Chất lượng đạo tạo; (2) Nghiên cứu khoa học và công nghệ; (3) Chương trình đào tạo.

54

Tiêu chí 1: Chất lƣợng đào tạo

(1)Đào tạo dài hạn

Trường hiện nay đang đào tạo 25 chuyên ngành hệ cao đẳng; 28 chuyên ngành hệ đại học và 07 chuyên ngành thạc sỹ. Tổng số sinh viên của Trường hiện nay là 18,393 sinh viên. Trong những năm học gần đây, Trường đã tuyển sinh đủ chỉ tiêu được Bộ Giáo dục giao, tuy nhiên nguồn đầu vào của nhà trường hiện nay còn ở mức trung bình và có xu hướng giảm.

Bảng 3.5 Bảng thống kê điểm đầu vào hệ Đại học và Cao đẳng qua các năm

Hệ

Trung bình điểm chuẩn đầu vào theo các năm

2013 2014 2015 2016 2017 2018 Đại học 20.5 19 19 18 18 16 Cao đẳng 10 xét tuyển xét tuyển xét tuyển xét tuyển xét tuyển

(Nguồn: Phòng Đào tạo)

Theo bảng 3.5, điểm đầu vào của nhà trường đang có xu hướng giảm theo các năm, mặc dù về số lương nhà trường đã đạt chỉ tiêu Bộ đưa ra nhưng chất lượng thì chưa được đảm bảo, có thể nói là đang đi xuống về chất lượng. Cấu trúc ngành nghề đào tạo, ngay từ khi mới thành lập nhận thức được lợi thế to lớn trong mối liên kết mật thiết với các cơ sở sản xuất kinh doanh và vận hành hệ thống điện của ngành Điện, Nhà trường đã chủ trương định hướng lấy trọng tâm chính trong công tác tuyển sinh và đào tạo các ngành Kỹ thuật điện, chú trọng đào tạo thực hành để cung cấp nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao. Sau khi ra trường Kỹ sư có đủ khả năng tham gia ngay vào hoạt động sản xuất trong các đơn vị của ngành Điện và xã hội (các doanh nghiệp có sử dụng điện).

Vì vậy trong những năm qua, Nhà trường đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, các phòng thí nghiệm, ưu tiên tuyển dụng, đào tạo trong và ngoài nước các cán bộ, giảng viên chuyên ngành Kỹ thuật điện về giảng dạy và nghiên cứu. Ngoài ra, hàng năm Nhà trường còn tổ chức một số lớp đào tạo kỹ sư chất lượng cao. Ở các lớp này, một số môn học đã và đang đào tạo bằng tiếng Anh để sinh viên có khả năng tiếp cận các tài liệu và kiến thức nước ngoài.

55

Bảng 3.6 Kết quả tuyển sinh và đào tạo (hệ chính quy) trong 5 năm gần đây

( đơn vị : sinh viên)

TT Năm học Hệ đào tạo Ch đƣợc giao tiêu Thực tuyển

1 2017-2018 Đại học 1850 1888 Cao đẳng 200 117 2 2016-2017 Đại học 2000 2015 Cao đẳng 900 317 3 2015-2016 Đại học 1600 1613 Cao đẳng 900 924 4 2014-2015 Đại học 1450 1518 Cao đẳng 600 627 5 2013-2014 Đại học 1600 1746 Cao đẳng 1100 1165

(Nguồn: Phòng Đào Tạo)

Thống kê kết quả tuyển sinh đến tháng 10/9/2017, tại kỳ tuyển sinh năm học 2017-2018 số sinh viên bậc đại học hệ chính quy đã trúng tuyển nhập học đạt 1.550 sinh viên (chỉ tỉêu là 1.650); số sinh viên bậc cao đẳng chính quy đã nhập học đạt 166 sinh viên (chỉ tỉêu là 650 sinh viên). Như vậy nhìn trên biểu đồ trên có thể thấy năng lực tuyển sinh đại học cũng đã có sự biến đổi rõ rệt, tăng đều qua các năm, tuy nhiên hệ cao đẳng lại giảm. Nguyên nhân ở đây là hàng năm nhà trường vẫn chỉ chú trọng đến tuyển sinh đại học nhiều hơn cao đẳng, bên cạnh đó do có sự cạnh tranh khốc liệt từ các trường Đại học/ cao đẳng nên nguồn đầu vào của nhà trường không được cao.

Bảng 3.7 Bảng khảo sát đánh giá Doanh nghiệp sử dụng lao động về Sinh viên trƣờng ĐHĐL

Stt Doanh nghiệp đào tạo lại kỹ năng và kiến thức cho sinh viên

Số

lƣợng Tỷ lệ %

(người)

1 Đào tạo nhiều 1 5.3

2 Đào tạo bình thường 8 42.1

3 Đào tạo ít 7 36.8

56

4 Đào tạo rất ít 2 10.5

5 Không cần đào tạo 1 5.3

(Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi/ Phụ lục4/Câu 2)

Theo kết quả Bảng 3.7 thì tỷ lệ phải đào tạo lại cho sinh viên là không nhiều, với mức bình thường chiếm 42.1% và ít là 36.8%. Điều này thể hiện chất lượng đào tạo của nhà trường cũng đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, với chiến lược lâu dài của bất kỳ doanh nghiệp nào thì theo thời gian, vẫn phải đào tạo bổ sung kiến thức cho cho người lao động.

(2) Công tác đào tạo Cao học

Đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao trong những năm gần đây của Nhà trường (với số lượng gần 90 giảng viên có trình độ tiến sỹ), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép Trường được đào tạo trình độ thạc sỹ từ năm học 2012 và Đào tạo trình độ Tiến sỹ từ năm học 2016. Đối với công tác đào tạo trình độ thạc sỹ, Nhà trường được đào tạo 07 ngành (Kỹ thuật Điện, Quản lý Năng lượng, Kỹ thuật Điện tử, Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá, Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật Năng lượng, Công nghệ Thông tin) và được tổ chức đào tạo tại các điểm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Phú Yên, Cần Thơ.

Bảng 3.8. Kết quả tuyển sinh Sau đại học trong 5 năm gần đây

(Đơn vị: Học viên)

TT Năm học Hệ đào tạo Ch tiêu đƣợc giao Thực tuyển

1 2017-2018 Cao học 169 157

2 2016-2017 Cao học 520 313

3 2015-2016 Cao học 445 425

4 2014-2015 Cao học 280 323

5 2013-2014 Cao học 169 202

(Nguồn Khoa Sau Đại Học)

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy năm 2018 nhà trường chưa tuyển sinh ít so với các năm trước. Năm học 2015 đến 2017 Khoa Quản trị kinh doanh có liên kết đào tạo cao học với trường Đại học Phú Yên thuộc thành phố Tuy hòa, tỉnh Phú yên. Sau 3 năm liên kết, đến năm 2018 nhà trường tạm dừng do số lượng học viên đã đăng ký có xu hướng giảm, kết hợp vị trí địa lý xa xôi nên nhà trường không tiếp tục đầu tư tuyển sinh nữa. Với thị trường ở Hà Nội thì việc cạnh tranh với các trường Đại học lân cận là rất khó với trường Đại học Điện Lưc.

57

Do vậy, với mảng đào tạo cao học thì việc tạo dựng được thương hiệu là điều không hề đơn giản hay có thể nói là rất khó.

(3)Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn

Năm học 2015 - 2016, với 33 khoá học ngắn hạn, Nhà trường đã đào tạo trên 3.000 lượt học viên cho các đơn vị sản xuất kinh doanh điện khu vực phía Bắc; Hoàn thành các khoá đào tạo cho dự án Điện Nông thôn (RE2), được Bộ Công thương đánh giá cao về chất lượng đào tạo cũng như năng lực tổ chức. Năm học 2016-2017, Nhà trường đã tổ chức đào tạo thành công 21 khoá học với tổng số lượt học viên trên 3700 người. Đây là các khóa đào tạo bồi dưỡng theo kế hoạch đào tạo hàng năm của các đơn vị trong ngành Điện.

Trong 5 năm qua, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tăng đều, với số lượng 3721 học viên của năm học 2017-2018 là khá cao, điều này phản ánh nhu cầu về các lớp này còn rất nhiều, mảnh đất màu mỡ cho nhà trường khai thác. Nhơ vậy, nhà trường sẽ tăng thêm cơ hội hợp tác nghề nghiệp với các Doanh nghiệp để tạo cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên thực tập và có việc làm sau khi ra trường. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là các lớp bên ngành Điện và Công nghiệp. Riêng với khối ngành kinh tế thì lại là một hạn chế. Cũng một phần là do các bạn sinh viên bên ngành kinh tế khá năng động hơn rất nhiều so với các bạn bên khối kỹ thuật.

Bảng 3.9 Kết quả công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ ngành Điện và tuyển sinh hệ vừa học vừa làm trong 5 năm gần đây.

Đơn vị : lượt học viên

TT Năm học Hệ đào tạo Ch tiêu

đƣợc giao Thực tuyển 1 2017-2018 Bồi dưỡng 3721 Đại học 800 568 Cao đẳng 200 112 2 2016-2017 Bồi dưỡng 3127 Đại học 1200 88 Cao đẳng 200 0 3 2015-2016 Bồi dưỡng - 3.683 Đại học 1.000 509 Cao đẳng 400 0 4 2014-2015 Bồi dưỡng - 2.349 Đại học 1.000 1.250 Cao đẳng 500 0 5 2013-2014 Bồi dưỡng - 1.797 Đại học 600 699 Cao đẳng 400 40

(Nguồn Trung tâm Đào tạo thường xuyên)

58

Hình 3.6 Biểu đồ kết quả công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngành Điện và tuyển sinh hệ vừa học vừa làm trong 5 năm gần đây.

(Nguồn Trung tâm Đào tạo thường xuyên)

Nhìn vào kết quả Bảng 3.10, Nhà tường những năm gần đây việc tập trung vào đào tạo ngắn hạn, đặc biệt là các lớp bồi dưỡng cán bộ được đẩy mạnh, so với năm học 2013-2014 thì 2017-2018 tăng gần 2000 học viên. Như vậy so với các năm trước thì nhà trường phát triển khá mạnh mẽ.

(4)Đào tạo theo nhu cầu xã hội

Nhà trường thường xuyên tiếp cận với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành Điện, để nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng nhân lực, từ đó đề ra kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu các doanh nhiệp; Tổ chức nhiều khóa đào tạo dài hạn và ngắn hạn theo đặt hàng của các tổ chức đơn vị, doanh nghiệp. Đặc biệt, nhiều đơn vị ngoài ngành Điện có nhu cầu đào tạo công nhân và đào tạo nghề đã tìm đến Trường để ký các hợp đồng đào tạo. Trong giai đoạn 2013-2018, Nhà trường đã tổ chức 200 khóa đào tạo ngắn hạn về công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho 16324 lượt cán bộ, công nhân viên các doanh nghiệp trong và ngoài ngành .

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 B ồi d ư ỡng Đạ i họ c C a o đẳ ng B ồi d ư ỡng Đạ i họ c C a o đẳ ng B ồi d ư ỡng Đạ i họ c C a o đẳ ng B ồi d ư ỡng Đạ i họ c C a o đẳ ng B ồi d ư ỡng Đạ i họ c C a o đẳ ng 2017-2018 2016-2017 2015-2016 2014-2015 2013-2014 1 2 3 4 5

Kết quả công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngành Điện và tuyển sinh hệ vừa học vừa làm trong 5 năm gần đây.

Chỉ tiêu được giao Thực tuyển

59

Bảng 3.10 Số lƣợng các khóa đào tạo theo đơn đặt hàng của các Doanh nghiệp 5 năm gần đây TT Năm học Lớp Số lƣợng Học viên 1 2017-2018 Chuyên môn 47 3762 Nghiệp vụ 25 2216 2 2016-2017 Chuyên môn 32 2632 Nghiệp vụ 16 1311 3 2015-2016 Chuyên môn 21 1682 Nghiệp vụ 14 1150 4 2014-2015 Chuyên môn 15 1190 Nghiệp vụ 9 714 5 2013-2014 Chuyên môn 12 947 Nghiệp vụ 9 720 TỔNG 200 16324

( Nguồn: Phòng Đào tạo)

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy rõ nhu cầu đào tạo theo nhu cầu của xã hội với nhà trường tăng hàng năm, chủ yếu tập trung nhiều vào các đơn vị Điện Lực thuộc ngành Điện- ngành mũi nhọn của nhà trường hiện nay. Ví dụ như Điện lực Sóc Sơn- Hà Nội, hàng năm luôn nhận các bạn sinh viên năm 3 xuống thực tập và các bạn có cơ hội được làm hợp đồng ngay sau khi ra trường nếu đáp ứng được nhu cầu công việc.

Như vậy, với những phân tích ở trên thì ta có thể thấy chất lượng đào tạo của nhà trường cũng đã và đang là một yếu tố góp phần vào việc phát triển thương hiệu của nhà trường ngày càng vững mạnh, đặc biệt là mạnh về ngành Kỹ thuật điện. Tuy nhiên, là một trường đa ngành thì đòi hỏi Ban lãnh đạo nhà trường cần có những chiến lược mạnh và sâu hơn nữa thì mới khẳng định được thương hiệu chung của nhà trường. Song song với điều đó thì vẫn phải phát huy thế mạnh của mình, làm được điều đó thì thương hiệu của trường Đại học Điện lực mới phát triển toàn diện.

Tiêu chí 2: Nghiên cứu khoa học và công nghệ

Đội ngũ các cán bộ khoa học hiện nay của Trường có nhiều kinh nghiệm và bề dày thành tích trong hoạt động nghiên cứu khoa học, với nhiều Nhà nghiên cứu có học hàm học vị cao. Tỷ lệ Giáo sư Phó giáo sư, Tiến sỹ trên tổng số giảng viên đại học

60

ở tỷ lệ cao đã là cơ hội để Nhà trường khẳng định vai trò trung tâm nghiên cứu khoa học của Ngành. Từ năm 2012 đến nay, Nhà trường đã tham gia nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam như đề tài về Thị trường Điện, Đề án đào tạo cho Điện hạt nhân; Đề tài về Năng lượng tái tạo; Công tơ điện tử có chức năng đo xa… Các sản phẩm nghiên cứu của Trường đã 02 lần nhận giải thưởng khoa học Công nghệ quốc gia Vifotech.

Để phát triển công tác Nghiên cứu khoa học, Nhà trường đã tổ chức thành công 02 Hội nghị Khoa học Quốc tế với sự tham gia của nhiều nhà khoa học có uy tín trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, việc phát hành cấp quốc gia Tạp chí Khoa học Công nghệ Năng lượng được nhiều nhà khoa học đồng tình ủng hộ và đã được đánh giá cao về chất lượng khoa học. Từ năm 2010 đến nay, Trường đã và đang thực hiện 07 đề tài cấp Nhà nước, 27 đề tài cấp Bộ, 04 đề tài cấp EVN, 137 đề tài cấp Trường và gần 230 bài báo khoa học trong và ngoài nước. Một số đề tài cũng đã được áp dụng thực tiễn như: Đề tài cấp Bộ Công Thương “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý lưới điện trực quan” tạo ra “Hệ thống quản lý lưới điện trực quan” Cung cấp công cụ giám sát điều khiển thời gian thực qua mạng internet góp phần nâng cao chất lượng quản lý và sản xuất điện năng, nâng cao độ tin cậy của người dân đối với ngành điện, giảm chi phí đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào ngành điện, giảm chi phí vận hành sản xuất điện năng, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tế cho đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên đại học chính quy và cao học. (Áp dụng thực tiễn tại công ty Điện lực Phú Thọ)

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Năng lượng của nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giảng viên của trường và các nhà khoa học trong và ngoài nước đăng tải các bài báo, công trình khoa học công bố kết quả đề tài, dự án. Nhờ vậy, trong giai đoạn 2012-2017 tổng số bài báo được công bố trên các tạp chí và hội nghị trong nước và quốc tế của các cán bộ, giảng viên trường Đại học Điện lực là 1.085 bài, trong đó có 217 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế với 115 bài thuộc danh mục ISI (chiếm xấp xỉ 11%) 440 bài báo đăng trên tạp chí trong nước, 281 bài báo công bố tại các Hội nghị chuyên ngành Quốc tế, còn lại là các bài báo công bố tại các hội nghị trong nước. Như vậy, so với tổng số lượng đề tài quy đổi 172,5 đề tài thì số lượng bài báo của cán bộ, giảng viên nhà trường đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế đã nhiều hơn gấp 6 lần.

61

Hình 3.7 Bìa tạp chí Khoa học& Công nghệ năng lượng Trường Đại học Điện Lực

(Nguồn: http://www.vjol.info/index.php/TCDHDL)

Hình 3.8 : Đồ thị biểu diễn số lượng bài báo so với số lượng đề tài trong giai đoạn 2012-2017 ( Nguồn: Phòng Hợp tác quốc tế) 117 142 131 194 370 131 24 31 66 52 46 50 0 50 100 150 200 250 300 350 400 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Bài báo Đề tài download by : skknchat@gmail.com

62

Thống kê số lượng cho thấy số lượng bài báo/đề tài hàng năm có xu hướng tăng về số lượng và đa dạng về l nh vực nghiên cứu. Đặc biệt là năm 2016, số lượng tăng vọt lên 370 bài. Như vậy có thể khẳng định, số lượng bài báo đã tăng nhiều hơn so với các năm trước. Tuy nhiên đến năm 2017 thì lại sụt giảm đáng kể, nguyên nhân ở đấy là sự thắt chặt về quy trình chất lượng của các bài báo có uy tín.

Hình 3.9 Đồ thị biểu diễn số lượng bài báo phân chia theo lĩnh vực và phân chia theo loại hình trong nước và quốc tế trong giai đoạn 2012-2017

(Nguồn: Phòng Hợp tác quốc tế)

Tỉ lệ này phù hợp với tỉ lệ đề tài thuộc l nh vực kỹ thuật, công nghệ so với l nh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu trường đại học điện lực (Trang 55 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)