Nhóm giải pháp theo chiều rộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu trường đại học điện lực (Trang 111)

4.2.2.1 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất

Hiện nay về cơ bản cơ sở vật chất cũng đã và đang được hoàn thiện khá đẩy đủ, tuy nhiên để tạo điều kiện hơn nữa trong quá trình dạy và học thì Trường Đại học Điện Lực vẫn cần đầu tư thêm. Như tại một số phòng học máy chiếu đã cũ, ngoài ra nhà trường cũng nên kiểm tra thường xuyên và định kì để đảm bảo độ bền cho sản phẩm. Ngoài ra các lớp học hiện tại chỉ đủ chứa tầm 50-60 sinh viên, nhà trường chưa có giảng đường lớn để có thể tổ chức các lớp chuyên ngành dành cho các lớp cùng ngành. Để tổ chức các cuộc hội thảo tầm cơ quốc gia thì nhà trường chưa có hội trường lớn, mà hiện nay đang sử hội trường nhà M, với sức chứa chỉ tầm 250 người. Khi có những vấn đề lớn mang tính cấp thiết của toàn trường thì phải chia ra các nhóm khác nhau để trao đổi và phổ biến. Ngoài ra rường Đại học Điện Lực chỉ có nhà thể dục đa năng ở trong nhà ở dưới cơ sở 2, còn cơ sở 1 thì chưa có. Các bạn sinh viên học thể dục ở cơ sở 1 sẽ gặp khó khăn nếu trời nắng hay trời mưa, hầu hết các lớp sẽ phải nghỉ nếu gặp thời tiết như vậy, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập thể chất của các em. Do vậy việc xây thêm nhà thể dục đa năng ở trong nhà là rất cần thiết trong thời gian tới của trường Đại học Điện Lực. Bên cạnh đó, hệ thống giáo trình và sách tham khảo cho trung tâm học liệu cũng phải được đầu tư thêm, đặc biệt là sách điện tử được kết nối với các trường đại học.

Trước khi quyết định học ngôi trường này thì cơ sở vật chất tốt và đẹp sẽ là một yếu tố thúc đẩy thương hiệu của nhà trường mang tính bền vững.

110

4.2.2.2 Phát triển đội ngũ Giảng viên:

Nhà trường nên xây dựng cơ chế hợp lý, cân đối giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Như đã phân tích ở chương 3,với một số chuyên ngành còn thiếu giáo viên nên xảy ra tình trạng bị quá tải về giảng dạy, 1 giáo viên kiêm nhiều môn nên không có thời gian để tập trung cho việc nghiên cứu. Do vậy nhà trường nên hướng tới một số các giải pháp sau: Thứ nhất, Xây dựng cơ chế hợp lý, cân đối giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học: với những giảng viên đang cần có thời gian nghiên cứu thì nên giảm giờ dạy trên lớp hoặc những giảng viên trẻ cần trau dồi thêm kỹ năng sư phạm thì nên được phân công giảng dạy nhiều hơn. Thứ hai, nhà trường nên tuyển dụng thêm hoặc định hướng cho một số giáo viên đi học nâng cao trình độ phục vụ cho chuyên ngành, ví dụ ngành Quản trị du lịch khách sạn của Khoa Kinh tế và Quản lý, Kỹ sư hạt nhân của ngành Kỹ thuật hạt nhân. Thứ ba, cần tạo điều kiện cho các giảng viên liên tục trau dồi khả năng ngoại ngữ bằng cách tham gia các chương trình hội thảo quốc tế, bài báo quốc tế cũng như dịch giáo trình nước ngoài. Thứ tư, nhà trường có thể kết hợp với các doanh nghiệp uy tín liên quan đến các chuyên ngành trong việc xây dựng mô hình đào tạo mới: là nhà trường sẽ cung cấp nguồn nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp. Trong sự liên kết này, trường Đại học Điện Lực phải có những ràng buộc nhất định với phía doanh nghiệp, đó chính là họ phải cam kết quảng bá thương hiệu cho trường Đại học Điện Lực thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực cho nhà trường đã cung cấp. Như vậy chính các bạn sinh viên cũng có việc làm ngay sau khi ra trường mà nhà trường cũng được nâng cao về thương hiệu.

4.2.2.3 Giải pháp tạo gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp

Việc tạo dựng mối quan hệ tốt và chặt chẽ với các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, tạo cơ hội cho các bạn sinh viên cũng như tăng khả năng định vị thương hiệu của nhà trường thông qua chất lượng nguồn lao động do chính nhà trường đào tạo. Thứ nhất, gắn kết doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo. Để làm được điều này là không hề đơn giản. Theo đó, để nâng cao năng lực đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra cho người học thì nhà trường cần tham khảo nhu cầu thực của doanh nghiệp và xã hội. Làm được điều này nhà trường sẽ có chương trình giảng dạy phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính tiên tiến. Nhà trường cần theo phương châm đào tạo những gì xã hội cần chứ không đào tạo những gì nhà trường có. Giáo dục bản chất

111

là là cung cấp nhân lực, sản phẩm tốt thì nhà trường sẽ mạnh lên và ngược lại. Đây chính là động lực để nhà trường và doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ-gắn kết.

Thứ hai, chính các doanh nghiệp cần tạo điều kiện tiếp nhận các giảng viên học tập cũng như trao đổi kiến thức thực tế và lý thuyết, từ đó điều chỉnh bài giảng được tốt hơn, hiệu quả hơn. Tùy theo các học phần mà doanh nghiệp lựa chọn giảng viên cho phù hợp.

Thứ ba, doanh nghiệp cử các chuyên gia, kỹ sư sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình giảng dạy, hướng dẫn thực hành.

Thứ tư, cần đẩy mạnh hợp tác Nghiên cứu khoa học và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu. Đây có thể coi là hình thức hợp tác cao nhất giữa nhà tường và doanh nghiệp. Hoạt động này sẽ hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu của nhà trường, thực hiện các dự án liên kết mà nhà trường và các doanh nghiệp cùng nhau tiến hành. Nhà trường cũng có thể tìm kiếm sự hợp tác này bằng cách nên chủ động giới thiệu với các doanh nghiệp các công trình nghiên cứu của mình mà có khả năng đem lại lợi ích cho chính doanh nghiệp. Từ đó, cả hai bên cùng công bố các phát minh, đồng sở hữu bằng các bản quyền, sáng chế.

Thứ năm, nhà trường nên có mối quan hệ chặt chẽ với các cựu sinh viên của nhà trường. Việc tạo cơ chế để các cựu sinh viên đang làm tại các doanh nghiệp thường xuyên liên hệ với nhà trường, có thể kết nối để tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa thực tế và lý thuyết . Qua đó, nhà trường có cơ sở để cải tiến chương trình đào tạo theo từng giai đoạn cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp và là cây cầu vững chắc kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường một cách hiệu quả nhất.

4.2.2.4 Tăng cường các hoạt động truyền thông- quảng bá thương hiệu trường Đại học Điện Lực

Với những kết quả khảo sát đã được phân tích ở chương 3 về các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu mà nhà trường đã thực hiện trong thời gian qua, có thể thấy rằng trong thời gian tới, nhà trường cần có một chiến lược truyền thông mang tính định hướng lâu dài, thành lập một bộ phận làm công tác truyền thông gắn với công tác thương hiệu hoạt động chuyên nghiệp và mang tính hiệu quả. Cùng với việc phát huy những thành quả đã có, trường Đại học Điện Lực cần khắc phục những hạn

112

chế của mình để phát triển thương hiệu nói riêng và toàn trường nói chung. Công tác truyền thông cần hướng tới mục tiêu và đối tượng sau :

- Mục tiêu truyền thông: giúp cho toàn bộ các học sinh- sinh viên- phụ huynh- doanh nghiệp biết đến thương hiệu trường Đại học Điện Lực.

- Đối tượng truyền thông:

 Người học, phụ huynh: với tâm lý chung của người Việt Nam, việc học tập nói chung và học tập ở bậc ĐH nói riêng có ý ngh a vô cùng to lớn đối với mỗi cá nhân, gia đình; vì khoảng thời gian đào tạo này quyết định đến công việc, nghề nghiệp và cuộc sống tương lai của con cái họ. Vì vậy, họ thường tìm hiểu thông tin rất kỹ trước khi đưa ra quyến định lựa chọn ngành học, cơ sở đào tạo và phụ huynh là người có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn của người học.

 Chính quyền địa phương: đối tượng có ảnh hưởng đến nhà trường thông qua các chính sách, thủ tục, ưu đãi. Chính quyền địa phương cũng mong đợi nhà trường trong việc đào tạo cho cộng đồng cư dân và chia sẻ trách nhiệm đối với cộng đồng trong công tác xã hội, hoạt động từ thiện...

 Cơ quan thông tin đại chúng: đóng vai trò đưa thông tin về các hoạt động đào tạo của nhà trường cũng như các hoạt động cộng đồng mà nhà trường thực hiện. Cơ quan thông tin đại chúng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nhà trường thông qua các thông tin mà họ công bố đến công chúng. Với cơ quan báo chí, mối quan hệ thường khá cẩn trọng, nhẹ nhàng và tận dụng những mối quan hệ cho những mục tiêu có lợi cho nhà trường, đặc biệt là việc đưa tin, bài về các hoạt động của trường đến với đông đảo công chúng.

 Doanh nghiệp, các đối tượng hợp tác đào tạo với nhà trường: các đơn vị hợp tác đào tạo là các đại diện tổ chức, quản lý các hoạt động đào tạo của nhà trường tại các địa phương. Hợp tác tốt với các đơn vị này nhà trường sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực của họ trong việc đào tạo và truyền bá hình ảnh trường Đại học Điện Lực đến với công chúng.

- Một số giải pháp được chú trọng:

Thứ nhất, nhà trường nên triển khai quảng cáo trên các báo, tạp chí mà đối tượng đọc là học sinh tủng học phổ thông như: Hoa học trò, Mực tím...

Thứ hai, đầu tư vào các hoạt động quảng cáo ngoài trời ( băng rôn, áp phich) để làm nổi bật được logo, tên trường và các ngành đào tạo. Quảng cáo qua internett cũng

113

là một hoạt động không thể bỏ qua: trường Đại học Điện Lực cần bổ sung các thông tin quảng cáo trên website của nhà trường: https://epu.edu.vn. Ngoài ra còn có các website có lượng truy cập lớn như: www.vnexpress.net; www.vietnamnet.vn; www.dantri.com.vn. Bên cạnh đó, nhà trường cũng không thể bỏ qua trang mạng có lượt truy cập nhiều nhất hiện nay chính là facebook.: đây còn được gọi là công cụ hữu hiệu góp phần rất lớn trong việc thực hiện các buổi tường thuật trực tiếp tư vấn tuyển sinh, thu hút nhiều lượt tương tác. Trường Đại học Điện Lực cũng nên xây dựng gương mặt thương hiệu để quảng bá hình ảnh nhà trường: đó là những sinh viên tiêu biểu, tài năng, xinh đẹp đặt lên Facebook, biến họ thành đại sứ thương hiệu cho nhà trường.

Thứ ba, một hình thức không tốn nhiều chi phí những lại mang hiệu quả không hề nhỏ. Các đối tượng được lựa chọn chính đó là: Sinh viên đang học tập tại trường, đội ngũ CBGV nhà trường, cựu sinh viên và các doanh nghiệp đang hợp tác với nhà trường.

Thứ tư, tăng cường công tác truyền thông, phục vu tuyển sinh, hoạt động tiếp sức mùa thi. Đây chính là hoạt động thường niên của nhà trường hàng năm. Tuy nhiên, tác giả muốn nhấn mạnh tới các lớp tập huấn nhằm bồi dưỡng những kỹ năng, cách thức để thực hiện được tốt nhất nhiệm vụ truyển thông Đại học Điện Lực.

4.2.2.5 Đẩy mạnh quản lý thương hiệu:

Trường Đại học Điện lực nên thành lập một bộ phận quản lý thương hiệu riêng của nhà trường, với đối tượng nòng cốt là giảng viên có chuyên ngành marketing, chuyên viên của các phòng ban để phụ trách công tác phát triển thương hiệu trong suốt quá trình hoạt động của nhà trường. Hàng năm, bộ phận phải lên cách kế hoạch phát triển thương hiệu của nhà trường theo các mốc quan trọng trong năm học, đặt mục tiêu để hướng tới một trường Đại học đa ngành, mang lại nhiều sự lựa chọn cho các bạn học sinh. Ban này đại diện cho các bộ phận khác nhau của nhà trường, họ chỉ chuyên trách và toàn quyền liên quan đến các hoạt động phát triển thương hiệu, bên cạnh đó họ có trách nhiệm tuyên truyền cho toàn bộ cán bộ- giảng viên nhà trường hiểu về sứ mệnh, hình ảnh thương hiệu của nhà trường. Tầm quan trọng của việc phát triển thương hiệu và giám sát các hoạt động truyền thông của nhà trường.

114

TÓM TẮT CHƢƠNG 4

Trong chương 4 này tác giả đã nêu được chiến lược phát triển trường Đại học Điện Lực, cụ thể là mục tiêu đến năm 2022. tầm nhìn đến 2030 và các kế hoạch thực hiện 2019 trong đó có mục tiêu phát triển thương hiệu trường. Ngoài ra tác giả đã nêu được những vấn đề để phát triển thương hiệu trường Đại học Điện Lực, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác phát triển thương hiệu.

Dựa trên định hướng phát triển đó của trường, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tiễn, những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát triển thương hiệu của trường Đại học Điện Lực chủ yếu bao gồm 2 khía cạnh: Thứ nhất về mặt chiều sâu thì nhà trường cần: nâng cao chất lượng đào tạo, hoàn thiện hệ thống nahanj diện thương hiệu và xây dựng kế hoạch hoạt động Khoa học công nghệ; Thứ hai về mặt chiều rộng: Nâng cao cở sở vật chất, Phát triển đội ngũ giảng viên, Tạo uy tín thông qua liên kết, Tăng cường hoạt động truyền thông và đẩy mạnh quản lý thương hiệu.

Để thực hiện được các giải pháp trên thì rất cần sự quyết tâm cao từ phía Ban lãnh đạo nhà trường cùng các Cán bộ- giảng viên và có sự đầu tư thích đáng về nguồn lực cũng như tài chính.

115

KẾT LUẬN

Luận văn “Phát triển thương hiệu của trường Đại học Điện Lực” đã làm rõ được tầm quan trọng cũng như sự tác động của thương hiệu đến sự phát triển của các trường đại học, cao đẳng nói chung và trường Đại học Điện Lực nói riêng. Với những nghiên cứu ở trên có thể rút ra các kết luận sau:

Thứ nhất, trên cơ sở khẳng định kế thừa có chọn lọc các thành quả NCKH có

liên quan và việc nghiên cứu các cơ sở lý thuyết, tài liệu khoa học, đề tài đã đưa ra được khung lý thuyết phát triển thương hiệu, phát triển thương hiệu trường đại học, mối quan hệ giữa hai phạm trù này, đồng thời nhận định được xu hướng phát triển chung của thời đại ngày nay làm nền tảng kinh nghiệm cho đề tài.

Thứ hai, đề tài đã làm rõ thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu trong

trường ĐH Điện Lực bằng các số liệu, bảng biểu và phân tích thực tiễn. Những hạn chế và thách thức của vấn đề này nếu không quan tâm giải quyết kịp thời sẽ làm chậm quá trình phát triển thương của trường. Vì vậy, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thương hiệu ĐH Điện Lực có ý ngh a về lý luận và thực tiễn.

Thứ ba, từ các nghiên cứu lý thuyết, phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân, đề tài đã đưa ra những giải pháp nhằm phát triển thương hiệu ĐH Điện Lực trong giai đoạn mới. Trong đó, mỗi giải pháp là một thành tố, bao hàm những giải pháp cụ thể. Các phối thức trong hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp lẫn nhau, liên kết với nhau tạo nên sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình phát triển thương hiệu ĐH Điện Lực.

Tuy nhiên, do những hạn chế về năng lực, kinh nghiệm và điều kiện nghiên cứu nên đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, phạm vi nghiên cứu còn hẹp, việc xử lý số liệu còn đơn giản. Bên cạnh đó, những giải pháp nêu ra cho dù đã được đánh giá là có tính thực nghiệm và khả thi nhưng thực tiễn hoạt động mới thực sự là thước đo chính xác và sự đánh giá đúng đắn nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trương Đình Chiến, 2010. Quản trị Marketing. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Nguyễn Thị Thanh Dần và Nguyễn Thu Hương.2016.Một số giải pháp nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu trường đại học điện lực (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)