Các nhân tố ảnh hưởng phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu trường đại học điện lực (Trang 94 - 97)

3.2.4.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

+ Ảnh hưởng từ môi trường kinh tế: Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về kinh tế và thực hiện các chính sách mở cửa trong giáo dục, thực hiện chương trình đào tạo tiên tiến là những chủ trương của Bộ GD&DDT. Mặt khác, chất lượng tuyển sinh của trường Đại học Điện Lực thường là có sức học trung bình nên việc tuyển sinh-đào tạo cũng gặp không ít khó khăn.

+ Ảnh hưởng từ môi trường chính trị, pháp luật:Hiện nay nhà nước đang rất quan tâm đến giáo dục đại học. Theo luật giáo dục đại học năm 2005 đã tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của nền giáo dục nước nhà, và đặc biệt là nâng cao tính tự chủ. Khi sự bình đẳng dành cho các trường ngày càng mở rộng thì sẽ tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt dành cho trường Đại học Điện Lực.

+ Ảnh hưởng từ môi trường văn hóa- xã hội: Đất nước đang chuyển mình rất mạnh mẽ để phát triển, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường văn hóa- xã hội. Vì vậy nhiệm vụ của các trường là ngoài phát triển ra chúng ta cần phải giữ gìn

93

văn hóa của riêng mình. Để làm được điều này thì trường ĐH Điện Lực cần phải có sự quan tâm rõ ràng, định hướng thường xuyên đối với các bạn sinh viên để chúng ta có nguồn lao động dồi dào nhất, chất lượng tốt nhất.

+ Ảnh hưởng từ môi trường công nghệ: Cơ sở vật chất hiện đại là một trong những yếu tố góp phần vào việc phát triển thương hiệu trường đại học. Vì vậy cuộc đua này sẽ rất khó khăn với những trường top dưới như Đại học Điện lực nói riêng do tài chính còn hạn chế và đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Các nhân tố thuộc môi trường ngành

+ Áp lực từ các trường Đại học xung quanh: Với xu thế của các trường nói chung dều gắn liền với nâng cao chất lượng và hiệu quả trong đạo tạo. Mức độ cạnh tranh tại Hà Nội là rất lớn với Đại học Điện Lực nói riêng và các trường Đại học-Cao đẳng khác nói chung.

+ Áp lực từ phía người học : Hiện nay Việt Nam có dân số hơn 90 triệu người, do vậy nhu cầu về học tập là rất cao. Tỷ lệ chọi và điểm chuẩn ở các trường công lập luôn cao hơn các trường ngoài công lập hay các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. Vì vậy áp lực từ phía người hoc trong thị trường giáo dục là thấp.

+ Áp lực từ nhà cung cấp : Muốn phát triển thương hiệu của một trường Đại học thì các trường đều cân phải hội tụ các yếu tố: Cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, chất lượng CBGV, hợp tác trong và ngoài nước. Chính vì vây ngoài các chương trình đào tạo chính của nhà trường thì Trường ĐHĐL cũng như các trường ĐH khác cần liên kết trong đào tạo và mua lại một số chương trình đào tạo có uy tín trên thế giới. Qua những phân tích trên thì áp lực từ phía nhà cung cấp của trường ĐH Điện Lực là khá cao.

+ Áp lực từ các sản phẩm thay thế: Việc các trường nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, một số trường thì vốn nước ngoài hoặc các chí nhánh tại Việt Nam. Cuộc chiến vô cùng khốc liệt này sẽ còn tăng hơn nữa dưới tác động của toàn cầu hóa, tạo ra nhiều thách thức lớn cho ngành giáo dục nói chung và trường Đại học Điện lực nói riêng. Kết luận : nguy cơ thay thế trong giáo dục đại học là cao.

+ Áp lực từ các đối thủ tiềm ẩn / rào cản xâm nhập ngành : Với chủ trương xã hội hóa giáo dục của nhà nước hiện nay đã tạo điều kiện cho các trường đại học/ cao

94

dẳng sẽ ngày càng phát triển, đây chính là nguy cơ làm giảm rào cản xâm nhập ngành và tăng khả năng cạnh tranh cho các trường. Với các dịch vụ công nghệ mới đã được sử dụng làm công cụ cạnh tranh: Học Đại học Online, Học Đại học từ xa, Thư viện điện tử, Tài liệu tự học, Tư vấn qua mạng....Toàn bộ các dịch vụ thay thế đó sẽ là một áp lực rất lớn với trường Đại học Điện Lực nói chung và các trường ĐH-CĐ nói riêng.

3.2.4.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong

+ Nhận thức của Ban lãnh đạo nhà trường: xuyên suốt cả quá trình phát triển thương hiệu không thể không nhắc đến nhận thức của Ban lãnh đạo nhà trường. Sự chỉ đạo đứng đắn cùng với chiến lược rõ ràng theo các mốc thời gian quan trọng sẽ đem lại cho nhà trường chỗ đứng trên thị trường giáo dục như hiện nay.

+ Nhận thức của Cán bộ-Giảng viên nhà trường: sự lan tỏa từ phía nhà trường sẽ là động lực để cán bộ- giảng viên nhà trường chú trọng tới việc phát triển thương hiệu của nhà trường đồng thời với thương hiệu của cá nhân- đặc biệt là các giảng viên. Như đã phân tích ở trên, đội ngũ giảng viên là vô cùng quan trọng- vì họ là cầu nối gần nhất giữa sinh viên và nhà trường.

+ Đội ngũ giảng viên: yếu tố con người luôn được chú ý trong các doanh nghiệp nói chung. Trường Đại học Điện Lực có ưu điểm là có đội ngũ giảng viên trẻ, chính vì vậy nhà trường luôn có những hình ảnh về sự nặng động- sáng tạo. Mang lại cho các bạn sinh viên mội môi trường thực sự gần gũi, dễ dàng chia sẻ, yếu tố này vô cùng quan trọng để nhà trường nâng cao được thương hiệu cho chính mình.

+ Chương trình đào tạo: Việc xây dựng một chương trình đào tạo chuẩn- phù hợp và mang tính thực tiễn cao luôn là tiêu chí chung của các trường đại học. Trường ĐH Điện Lực mặc dù đã có những cập nhật thường xuyên nhưng vẫn chỉ đáp ứng một phần nào nhu cầu của doanh nghiệp, vẫn còn nặng về lý thuyết nên vẫn còn áp lực đối với chính các giảng viên và sinh viên.

+ Cơ sở vật chất: hình ảnh của nhà trường chính là cơ sở vật chất hiện đại, nhiều tiện ích. Hiểu được điều đó nên các trường Đại học nói chung và trường Đại học Điện Lực nói riêng luôn có những chiến lược mang tính lâu dài như: đầu tư cho thư viện, lớp học và ký túc xá. Tài chính luôn là bài toán khó với những trường Đại học còn trẻ như Đại học Điện Lực- nhất là bắt đầu chuyển sang cơ chế tự chủ như hiện nay.

95

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu trường đại học điện lực (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)