Nhóm giải pháp theo chiều sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu trường đại học điện lực (Trang 109 - 111)

4.2.1.1 Nâng cao chất lượng đào tạo

Nhà trường cần nâng cao tính hiệu quả của chương trình đào tạo: cân đối phù hợp giữa lý thuyết và thực hành để đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như tăng kiến thức cho sinh viên. Bên cạnh những môn chuyên ngành thì cần bổ sung các môn học tự chọn, các môn đòi hỏi tương tác nhiều kỹ năng mềm. Để làm được những điều trên thì Trường Đại học Điện Lực cần có sự liên kết với các Doanh nghiệp/ Tổ chức để có thể tiếp cận tốt nhất. Với tỉ lệ sinh viên sau khi ra trường được đánh giá tốt về các kỹ năng sẽ giúp cho nhà trường khẳng định vị thế của chính mình với xã hội.

Bên cạnh đó, việc liên tục nâng cao chất lượng giảng dạy của các giảng viên là vô cùng cần thiết. Sử dụng các phương pháp khác nhau để tiếp cận được sinh viên, luôn theo tiêu chí lấy người học làm trung tâm. Chính đội ngũ giảng viên phải là người chịu trách nhiệm về những gì truyền đạt cho sinh viên, không ngừng tích lũy kiến thức và phải đảm bảo đan xen được lý thuyết và thực hành. Theo tác giả, việc giảm giờ học lý thuyết và tăng thời lượng tự học là cần thiết, nên khuyến khích các em học theo nhóm và xử lý các vấn đề mà giáo viên yêu cầu theo nhóm. Có như vậy thì chúng ta mới đồng bộ được chất lượng đào tạo. Để tạo được tính kết nối tốt hơn nữa giữa giảng viên và sinh viên thì bản thân các Khoa chuyên ngành cần tổ chức thường xuyên các buổi chia sẻ/ hội thảo/ nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên. Từ đó tính sáng tạo của người học sẽ được nâng cao.

108

Mặt khác, nhà trường cần đầu tư có hiệu quả công tác quản lý đào tạo: ở đây tác giả nhấn mạnh tới hệ thống phần mềm quản lý tín chỉ, làm được điều này sẽ giúp sinh viên không bị căng thẳng trong khâu đăng kí học hàng kì. Với những sinh viên năm đầu còn bỡ ngỡ thì Giáo viên chủ nhiệm hay còn gọi là Cố vấn học tập có vai trò hết sức quan trọng để hỗ trợ các em.

Ngoài ra, trường Đại học Điện Lực cần đa dạng hóa hình thức thi cử , việc đánh giá các học phần phụ thuộc vào một số bài kiểm tra, thuyết trình với trọng số không cao, phần lớn đánh giá vào bài kiểm tra kết thúc môn học. Để cho khách quan hơn có thể đánh giá theo cách rải điểm cả học phần, như vậy có thể phân loại được sinh viên tuy nhiên đòi hỏi nỗ lực của giảng viên vô cùng cao do đó dẫn đến chế độ đãi ngộ tiền lương sẽ phải được xem xét hợp lý.

4.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống nhận diện trường Đại học Điện Lực

Theo như phân tích ở trên thì hiện tại trường Đại học Điện Lực đã có tên gọi và logo nhưng chưa có Slogan, tách về Bộ Công Thương từ năm 2015 đến nay, dường như nhà trường vẫn còn cái bóng của Tập Đoàn Điện Lực rất lớn với slogan: “ Thắp sáng niềm tin”. Do vậy, nhà trường cần tổ chức một cuộc thi sáng tác Slogan cho nhà trường mang các tiêu chí như:

+ Khách biệt với các Trường khác và khác biệt với Slogan của Tập đoàn Điện Lực

+ Mang lại hướng đi tích cực cho khách hàng mục tiêu + Dễ nhớ, tạo sức hút.

+ Nhận biết được các ngành đào tạo

Qua đây tác giả cũng mạnh dạn đề xuất một Slogan mà tác giả phù hợp:

“ CON ĐƢỜNG BƢỚC RA ÁNH SÁNG”

Ngoài ra, hệ thống nhận diện còn được thể hiện ở các ấn phẩm của nhà trường, hệ thống bài giảng nên đồng bộ theo mẫu chung và có sự nhất quán.

4.2.1.3 Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ

Với mục tiêu của nhà trường là xây dựng trường thành một Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ(NCKH&CGCN) của ngành Điện Lực Việt Nam. Đây chính là giải pháp để thực hiện được mục tiêu đó. Để có thể xây dựng được một kế hoạch tốt, trước hết cần xác định đúng mục tiêu (sứ mạng) của nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển của Trường. Mục tiêu của nhiệm vụ đó là xây dựng mô hình

109

liên kết giữa Đào tạo với NCKH&CGCN, gắn với sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói riêng và của đất nước nói chung.

Hiện tại, KH&CN của nhà trường phải theo hướng ứng dụng phục vụ thực tiễn trong hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không nên để kế hoạch chung chung như hiện nay.Nên có những chế tài riêng như chế độ thưởng /phạt/ khuyến khích CB-GV tham gia nghiên cứu khoa học và phải đạt yêu cầu về cả chất lượng và số lượng. Xây dựng cơ chế khuyến khích các đề tài được cấp bằng phát minh sáng chế:

+ Thành lập hội đồng lựa chọn đề tài đi đăng kí phát minh + Tỷ lệ 50% cho tác giả nếu phát minh được thương mại hóa. + Đưa đăng ký phát minh vào một phần của nghiệm thu. + Đăng ký sở hữu của trường với sản phẩm NCKH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu trường đại học điện lực (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)