Mục tiêu đến năm 2022 và tầm nhìn đến 2030

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu trường đại học điện lực (Trang 104 - 106)

Mục tiêu đến năm 2022

(1) Đào tạo: Đến năm 2022, Trường sẽ ổn định quy mô đào tạo, ưu tiên đào tạo các l nh vực phục vụ cho ngành năng lượng; Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng thực hành đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Trường tiếp tục tuyển sinh đa ngành đa cấp, tập trung đào tạo đạt chuẩn chất lượng cao, quy mô đào tạo ổn định ở mức dưới 15.000 học viên, sinh viên chính quy; Ưu tiên các hệ đào tạo bậc đại học và sau đại học; Tập trung đào tạo các ngành truyền thống, thế mạnh trong tuyển sinh; Đào tạo bậc cao đẳng theo hướng đào tạo nghề, gắn kết với doanh nghiệp.

(2) Nghiên cứu khoa học: Nhà trường sẽ tập trung thực hiện các nghiên cứu ứng dụng có tính thực tiễn cao, cho ra các sản phẩm có giá trị thương mại. Tăng tỷ lệ nguồn thu từ các dịch vụ tư vấn và nghiên cứu KHCN. Tạo ra môi trường làm việc quốc tế trong các hoạt động của Trường. Doanh thu từ các hoạt động tư vấn, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Trường đạt 10 tỷ đồng/năm; Doanh thu từ các đề tài vốn ngân sách đạt 5 tỷ đồng/năm; Số công trình công bố: 300 (trong đó 10% công bố quốc tế đạt ISI, SCOPUS); 05 Đăng ký sở hữu trí tuệ; Tạp chí Khoa học và Công nghệ Năng lượng trở thành tạp trí quốc tế, có phiên bản điện tử, xuất bản 2 thứ tiếng.

(3) Bộ máy tổ chức quản lý: Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý bằng việc áp dụng các mô hình quản trị hiện đại, áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến ISO, 5S, KPI…; Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

(4) Phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng cơ chế để tăng động lực làm việc cho người lao động. Đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động 650 người trong đó số giảng viên là 500; Cơ cấu giảng viên: Số lượng GS, PGS, TS đạt 40%.

(5) Phát triển cơ sở vật chất: Nhà trường tập trung khai thác những lợi thế từ cơ chế tự chủ để đẩy nhanh tiến độ XDCB nhằm nâng cao điều kiện cơ sở vật chất cho học tập của sinh viên và điều kiện làm việc của các cán bộ giảng viên một cách có hiệu

103

quả với mục tiêu đạt đủ điều kiện là một trong những trường đại học hàng đầu trong nước, ngang bằng các nước trong khu vực Asean. Tiến đến 2030, hoàn thành công tác đầu tư đưa cơ sở vật chất của trường đạt đẳng cấp quốc tế, tương xứng với chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

+ Hoạt động đầu tư xây dựng

- Tại Cơ sở 1: Hoàn thành đầu tư cơ sở vật chất tại Cơ sở 1 theo quy hoạch được duyệt, trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học, trung tâm khởi nghiệp hàng đầu trong nước. Trong đó chú trọng đầu tư xây mới các công trình nhà thí nghiệm, nghiên cứu công nghệ cao và cải tạo nâng cấp các công trình đào tạo hiện có đạt chuẩn đào tạo chất lượng cao; Bước đầu hoàn thành việc đầu tư cơ bản về máy móc thiết bị, các phòng học, phòng nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế. Các công trình trọng điểm kể đến như: Nhà thí nghiệm kết hợp nhà học 15 tầng, Nhà Hiệu bộ mở rộng, Hoàn thiện hạ tầng, cải tạo nâng cấp nhà A đạt chất lượng cao, Cải tạo trả lại chức năng cho Nhà ở học viên 7 tầng…vv . Tổng mức đầu tư giai đoạn này là 300 tỷ đồng bằng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách.

- Tại Cơ sở 2: Hoàn thành đầu tư cơ sở vật chất Cơ sở 2 trở thành cơ sở thực hành cho sinh viên, nghiên cứu sản xuất thử nghiệm các sản phẩm mới chuyển giao công nghệ hàng đầu trong nước. Các công trình trọng điểm kể đến như: Ký túc xá sinh viên khối 1, 3; dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, sân vận động…), cải tạo nâng cấp các khu nhà học sẵn có bao gồm nhà điều hành (A), nhà học (C, M), Xưởng thực hành cơ nhiệt, Kho lưu trữ… Tổng mức đầu tư giai đoạn này là 300 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ngoài ngân sách. Sau năm 2022, tiếp tục hoàn thành các dự án theo quy hoạch được duyệt bao gồm Nhà học, Nhà thí nghiệm (8 tầng), các khu nhà xưởng sản xuất thử nghiệm đạt chuẩn quốc tế, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Tổng mức đầu tư các dự án khoảng 150 tỷ đồng, bằng nguồn ngoài ngân sách.

+ Hoạt động đầu tư mua sắm thiết bị

- Đến năm 2022, các phòng thí nghiệm của Nhà trường được trang bị ở mức cơ bản đạt chuẩn khu vực trên cơ sở khai thác các thiết bị sẵn có và có mua sắm bổ sung chọn lọc sau kết quả triển khai mô hình 5S.

- Sau năm 2022, mở rộng đầu tư thiết bị trên cơ sở các dự án, tiếp nhận đầu tư nước ngoài về máy móc thiết bị, về công nghệ cao thông qua vận hành hiệu quả các

104

hợp đồng hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (6) Truyền thông và quan hệ công chúng: Đẩy mạnh thông tin, truyền thông về các hoạt động của nhà trường. Nâng cao trách nhiệm của nhà trường đối với xã hội; Thực hiện công tác tuyên truyền và quan hệ công chúng một cách bài bản, chuyên nghiệp, nhanh chóng, kịp thời và đạt hiệu quả cao.

Tầm nhìn đến năm 2030: Trở thành trường đại học hàng đầu trong nước về l nh vực năng lượng, đạt đẳng cấp quốc tế vào năm 2030.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu trường đại học điện lực (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)