Các hoạt động phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu trường đại học điện lực (Trang 50 - 55)

3.2.2.1 Nhận thức của trường Đại học Điện Lực về phát triển thương hiệu

Quyết định lên đại học từ năm 2006 đến nay, trường Đại học Điện Lực cũng đã có tiến hành các hoạt động nhằm triển khai thực hiện công tác xây dựng thương hiệu, tuy nhiên vẫn chưa hoạt động bài bản mà chỉ mang tính thủ tục như : thiết kế logo, các hoạt động quảng bá trong tuyển sinh…

Cùng với sự phát triển của nhà trường đến nay thì vấn đề phát triển thương hiệu cũng đã được ban giám hiệu và ban lãnh đạo nhà trường quan tâm nhưng vẫn chưa được rõ ràng mang tính dài hạn. Nếu điều này không được thay đổi thì sẽ khó đứng vững được trước sự cạnh tranh gay gắt với các trường trong khu vực và cả nước.

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả có bảng khảo sát CBGV nhà trường với 60 phiếu điều tra về vấn đề sự cần thiết phát triển thương hiệu của nhà trường thì 100% CBGV đều cho rằng việc phát triển thương hiệu là cần thiết và 100% CBGV đều trả lời là cần có trách nhiệm trong các hoạt động nhằm phát triển thương hiệu của nhà trường( Phụ lục 3).

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát về sự cần thiết của phát triển thƣơng hiệu trƣờng Đại học Điện Lực

Theo anh/ chị việc phát triển thƣơng hiệu cho nhà trƣờng có cần thiết không?

Số

lượng Tỷ lệ (người) (%)

Có 60 100

Không 0 0

( Nguồn: Kết quả khảo sát/PL3/Câu 1)

49

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát về bộ phận chịu trách nhiệm phát triển thƣơng hiệu trƣờng Đại học Điện Lực

Theo anh/ chị bộ phận nào chiu trách nhiệm phát triển thƣơng hiệu:

Số

lượng Tỷ lệ (người) (%) Ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường 0 Bộ phận chức năng chuyên về phát triển

thương hiệu 0 0

Toàn bộ cán bộ. giảng viên, nhân viên nhà

trường 60 100

( Nguồn: Kết quả khảo sát/PL3/Câu 2)

Trong thời gian gần đây nhà trường cũng đã dành một phần chi phí cho việc quảng bá nhà trường tới các phụ huynh, học sinh và các doanh nghiệp tuyển dụng. Theo phụ lục 5- Chi phí hoạt động quảng bá xây dựng thương hiệu 5 năm gần đây ta có biểu đồ như sau:

Hình 3.4 Chi phí hoạt động quảng bá xây dựng thương hiệu 5 năm gần đây

( Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính ) 0 50 100 150 200 250 300 350 2015 2016 2017 2018

Chi phí hoạt động quảng bá xây dựng thương hiệu 5 năm gần đây

1 2 3 4 5 6 7 8

50

Theo hình 3.5 thì toàn bộ chi phí cho các hoạt động dành cho quảng bá, xây dựng thương hiệu trong 5 năm qua, chi phí dành cho hoạt động này tăng theo các năm, trong đó chi phí dành cho hoạt động tuyển sinh trực tiếp tại các trường THPT là chiếm nhiều nhất, điều này chỉ rõ rằng thương hiệu của nhà trường vẫn chưa được biết đến nhiều. Việc triển khai các nội dung quảng cáo trên các phuơng tiện báo chí, băng rôn vẫn chưa mang hiệu quả như mong muốn cho nên việc cần thiết trong việc tuyển sinh của nhà trường đó là xác định các trường THPT mục tiêu, sau đó đến các trường THPT để tư vấn trực tiếp, điều này cũng được minh chứng trong bảng tổng hợp phiếu điều tra sinh viên (câu 1) có đến 65/115 phiếu chiếm 56.5% sinh viên biết đến nhà trường thông qua hoạt động tư vấn tuyển sinh trực tiếp tại trường các em đang học. Qua khảo sát cũng cho thấy có nội dung rất ít tốn chi phí nhưng cũng mang lại nguồn tuyển tương đối cao, có đến 24/115 phiếu chọn phương án này chiếm đến 20.9%, đó là qua người thân giới thiệu, điều này cho thấy thuơng hiệu của nhà trường cũng đã dần được khẳng định đối với một số phụ huynh, gia đình và sinh viên đã từng học tại trường trong thời gian qua (Theo Phụ lục 1 câu 1- phiếu khảo sát dành cho sinh viên)

Nhà trường chính thức về Bộ Công Thương năm 2015, đây cũng là một sự thay đổi lớn trong quá trình phát triển thương hiệu, TS. Trương Huy Hoàng- Hiệu trưởng nhà trường cũng đã đang dần đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động quảng bá thương hiệu.

3.2.2.2 Hoạt động quan hệ công chúng

Có thể nói đây là hoạt động thương xuyên nhất và cũng mang lại không ít hiệu quả cho sự phát triển thương hiệu của nhà trường. Thông qua hoạt động này sẽ khiến sức hút từ nhà trường được tăng lên. Các hoạt động thường xuyên của nhà trường:

- Hoạt động tài trợ: Vẫn biết đây là hoạt động ảnh hướng khá lớn trong việc phát triển Thương hiệu Trường Đại học Điện lực, tuy nhiên do tài chính còn hạn chế nên nhà trường vẫn chưa được chú trọng.

- Hoạt động với báo chí: hiện nay trường Đại học Điện Lực mới chỉ dừng ở việc liên hệ với giới báo chí qua việc thông báo các lễ kỉ niệm, hội thảo... để đưa tin về nhà trường chứ chưa thiết lập mối qua hệ để có định hướng phát triển thương hiệu.

- Hoạt động xã hội: Có lẽ đây là hoạt động hiệu quả nhất mà nhà trường đã làm trong thời gian qua, thông qua công Đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội nữ công: một vài hoạt động tiêu biểu:

51

* Ngày 21/3/2019, được sự chỉ đạo của Đảng ủy - BGH trường Đại học Điện Lực, BCH Đoàn trường phối hợp cùng Viện Huyết học & Truyền máu TW đã tổ chức thành công Ngày hội Hiến máu "Điện hồng nhân ái 2019" với chủ đề "Hiến giọt máu đào - Gửi trao sự sống": đây là hoạt động thường niên của nhà trường.

* Từ thiện: Trong chiến dịch mùa hè xanh năm 2018 tại xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, đội thanh niên tình nguyện của Đoàn trường đã hoàn thành Công trình “Thắp sáng đường quê” với 3.5 km đường làng trong xã được các tình nguyện viên trồng cột mới, đi dây điện và lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng. Bên cạnh đó cũng trong chiến dịch hè 2018, đội thanh niên tình nguyện trường Đại học Điện Lực còn sửa chữa và thay mới thiết bị điện cho 100 hộ dân trên địa bàn xã, tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả, thăm hỏi và tặng quà 20 hộ gia đình chính sách nhân ngày 27/07. Các công trình phần việc được chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao, tạo được dấu ấn tình cảm sâu đậm đối với nhân dân nơi đây.

Hình 3.5 Hình ảnh Công trình “Thắp sáng đƣờng quê” Trƣờng ĐHĐL

(Nguồn: https://www.epu.edu.vn/) * 09/05/2018, tại Hội trường C – Trường Đại học Điện Lực đã diễn ra diễn đàn tuyên truyền an toàn giao thông với chủ đề: “Câu chuyện của tôi – Bài học của bạn”. Chương trình do BCH Đoàn Trường Đại học Điện lực phối hợp cùng Trung tâm nghiên cứu an toàn giao thông – Học viện Cảnh sát nhân dân tổ chức.

* Sáng ngày 16/6/2018, 120 Đoàn viên thanh niên của Đại học Điện Lực cùng Á Hậu Huyền My đã di chuyển tới phố đi bộ Hồ Gươm tham gia lễ khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật với tên gọi “Điểm hẹn thanh niên - Hành trình tình yêu” do Thành Đoàn Hà Nội tổ chức.Đây là hoạt động hướng tới kỉ niệm 10 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô theo Nghị quyết 15 của Quốc hội khóa XII.

Như vậy, có thể thấy phần nào nhà trường cũng có những hoạt động nhất định để phát triển thương hiệu của nhà trường, quy mô hàng năm cũng được đầu tư và bài bản

52

hơn. Tuy nhiên những hoạt động này vẫn mang tính chung, chưa có hoạt động nổi bật mang tính mới và lạ về trường Đại học Điện Lực. Bên cạnh đó có thể thấy các khoa cũng đang chưa đẩy mạnh quảng bá cho riêng mình, hiện tại vẫn chỉ tập trung cho ngày hội tuyển sinh hàng năm.

3.2.2.3 Hoạt động thông tin tuyên truyền

Hiện nay, hầu như các trường Đại học đều đã bắt đầu có những hoạt động tuyên truyền, đăc biệt là qua các phương tiện truyền thông.

Bảng 3.3 Kết quả khảo sát nhận biết về trƣờng ĐHĐL qua phƣơng tiện truyền thông STT Bạn biết đến trƣờng Đại học Điện Lực qua

phƣơng tiện nào?

Số lƣợng Tỷ lệ (ngƣời) (%)

1 Qua áp phích, tờ rơi, băng rôn 0 0.0

2 Quảng cáo trên báo chí/ truyền hình 0 0.0

3 Qua các hoạt động Đoàn thể 1 0.9

4 Qua tư vấn tuyển sinh tại trường THPT 65 56.5 5 Qua sinh viên đã, đang theo học ở trường 7 6.1

6 Qua người thân giới thiệu 24 20.9

7 Qua hội chợ triển lãm, giới thiệu việc làm 0 0.0 8 Qua Website : https://www.epu.edu.vn/ 10 8.7

9 Qua Facebook 8 15.0

(Nguồn: Kết quả khảo sát bảng hỏi/PL1/Câu 1)

Qua kết quả bảng trên thì các phương tiện truyền thông mà nhà trường đang thực hiện chưa mang lại hiệu quả cao. Với 120 phiếu phát đi, nhận lại 115 phiếu, chỉ có 8.7% được biết qua Web của trường, 15% qua Facebook. Hoạt động chi phí quảng cáo là khá lớn và không thể phủ nhận kết quả nó đem lại, tuy nhiên nếu không có chiến lược rõ ràng thì sẽ không có kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó thì cách tư vấn tuyển dịnh mang lại kết quả không nhỏ, chiếm 56.5 %.

Như vậy Hoạt động thông tin tuyên truyền của nhà trường mạnh thì sẽ mang lại rất nhiều thuận lợi và làm căn cứ cho quá trình phát triển thương hiệu trường Đại học Điện Lực trong thời gian tới.

53

Với hoạt động tuyên truyền nội bộ: chính là nội dung làm thỏa mãn CBGV nhà trường, nhiệm vụ là khiến cho toàn bộ CBGV nhà trường cảm thấy tự hào về chính đon vị của mình.

Bảng 3.4 Khảo sát về truyền thông nội bộ của trƣờng Đại học Điện Lực

STT

Theo anh/ chị công tác truyền thông nội bộ của nhà trƣờng nhƣ thế nào?

1 TL % 2 TL % 3 TL % 4 TL % 5 TL %

1 Website nhà trường đầy đủ, sinh động. 2 3 15 25 10 17 31 52 2 3

2 Tổ chức hội thảo chuyên môn mang lại

hiệu quả cao 0 0 15 25 10 17 25 42 10

17

3 Truyền thông tốt qua hoạt động văn

hóa, đoàn thể 0 0 2 3 2 3 52 87 4

7

4 Mạng thông tin nội bộ cung cấp chính

xác và đầy đủ thông tin 0 0 9 15 8 13 35 58 8 13

( Nguồn : Kết quả khảo sát bảng hỏi/PL3/Câu 4)

Qua số liệu bảng 3.4 thì Công tác truyền thông thông qua hoạt động văn hóa đoàn thể được chiếm tỉ lệ cao nhất là 87% cho mức 4 là đồng ý, qua Web của nhà trường cũng chỉ chiếm 51.7% , mạng thông tin nội bộ là 58%. Có thể thấy Website của nhà trường hiện tại là chưa hiệu quả.

Như vậy nhà trường cần có sự thay đổi để thu hút được các thành viên trong nhà trường. Mặc dù hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường vẫn phất triển , tuy nhiên các cuộc hội thảo do nhà trường tổ chức lại chỉ chiếm 42% mức đồng ý. Nguyên nhân của việc này là do nội dung chưa thu hút được nhiều CBGV, không phân loại được đối tượng cần nghe, nội dung còn chung chung. Trong thời gian tới Ban Lãnh đạo nhà trường cần cải thiện vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu trường đại học điện lực (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)