6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.6. CÁC THANG ĐO
2.6.1.Thang đo nhận thức về CSR
Mô hình của Carroll (1979, 1991) là một trong những đề nghị chấp nhận rộng rãi và sử dụng trong nghiên cứu này.
Nghiên cứu sẽ tập trung cả nhân viên văn phòng và nhân viên lao động tức là công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm, áp dụng thang đo Likert từ 1 điểm đến 5 điểm. Thang đo chia làm bốn yếu tổ thể hiện nhận thức về trách nhiệm xã hội của Công ty qua con mắt của nhân viên:
- Nhận thức về trách nhiệm kinh tế: gồm bốn biến, thể hiện các hoạt động liên quan đến kinh tế của Công ty.
- Nhận thức về trách nhiệm pháp lý : gồm bốn biến, thể hiện cách thức mà Công ty tuân thủ pháp luật trong kinh doanh, trong quản lý nguồn nhân lực.
- Nhận thức về trách nhiệm đạo đức: gồm năm biến, thể hiện đạo đức trong kinh doanh của Công ty.
62
- Nhận thức về từ thiện : gồm năm biến, thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội và môi trƣờng.
Biến Ký hiệu
Nhận thức về trách nhiệm Kinh tế KT
- Công ty đã thành công trong việc tối đa hóa lợi nhuận KT1
- Công ty đã nổ lực giảm bớt chi phí trong điều hành KT2
- Công ty giám sát chặt chẽ năng suất của nhân viên KT3
- Nhân viên quản lý đã lập kế hoạch phát triển dài hạn . KT4
Nhận thức về trách nhiệm pháp lý PL
- Ngƣời quản lý Công ty luôn cố gắng thực hiện theo quy định của pháp luật PL1 -Công ty luôn tuân thủ luật quy định tuyển dụng và lợi ích của nhân viên PL2 - Công ty luôn có chƣơng trình khuyến khích sự đa dạng của lực lƣợng lao
động (tuổi tác, giới tính)
PL3
- Chính sách nội bộ luôn tạo sự công bằng trong việc đề bạt, bồi thƣờng cho ngƣời lao động
PL4
Nhận thức về trách nhiệm đạo đức DD
- Kinh doanh của Công ty tuân thủ theo bộ qui tắc ứng xử DD1
- Công ty đƣợc công nhận là công ty đáng tin cậy DD2
- Đối xử công bằng đối với đồng nghiệp và đối tác kinh doanh DD3 - Bảo mật nhân viên báo cáo hành vi sai trái tại nơi làm việc DD4 - Công nhân và nhân viên của Công ty đƣợc yêu cầu phải cung cấp thông
tin đầy đủ, chính xác cho tất cả các khách hàng.
DD5
Nhận thức về trách nhiệm từ thiện TT
- Công ty có chính sách hỗ trợ cho nhân viên nâng cao học vấn và tay nghề TT1 - Công ty có chính sách linh hoạt để nhân viên cân bằng công việc và cuộc
sống cá nhân
TT2
- Công ty luôn tham gia các chƣơng trình từ thiện TT3
- Công ty xây dựng kế hoạch kinh doanh hợp lý để giảmlãng phí vật liệu, bảo vệ môi trƣờng
TT4
63
2.6.2.Thang đo về sự hài lòng công việc
Sự hài lòng trong công việc là một tập hợp các thái độ và cảm xúc hài lòng hay không hài lòng của nhân viên đối với công việc của mình. Hài lòng trong công việc là một thái độ tình cảm - một cảm giác thích hoặc không thích tƣơng đối (ví dụ, một nhân viên hài lòng có thể nhận xét rằng: "Tôi thích có nhiều công việc để làm"). Sự hài lòng có thể đƣợc định nghĩa là sự khác biệt giữa thành tựu thực tế và kỳ vọng của phần thƣởng (Kelly, 1980). Sự hài lòng trong công việc đƣợc đo bằng 6 biến quan sát, phát triển bởi Brayfield v à Rothe (1951), sửa đổi bởi Homburg và Stock (2004) đƣợc tác giả điều chỉnh cho phù hợp cụ thể nhƣ sau:
Sự hài lòng trong công việc (job satisfaction) Ký hiệu Xét tất cả các khía cạnh của công việc và cuộc sống của tôi ở Công ty , Tôi hài
lòng với công việc
HL1
Tôi không có ý định làm việc cho Công ty khác HL2
Tôi thích công việc của mình HL3
Không có bất cứ điều gì để tôi không thích công việc của mình HL4
Năng lực và trách nhiệm của ngƣời quản lý làm tôi hài lòng HL5
Tôi xem ngƣời sử dụng lao động nhƣ là sự lựa chọn ƣu tiên HL6
Nhân viên sẽ bày tỏ mức độ hài lòng của họ trên thang điểm Likert từ 1 điểm đến 5 điểm (1-Tôi rất không hài lòng đến 5-Tôi rất hài lòng).