CSR trong lĩnh vực dệt may

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), ứng dụng tại công ty cổ phần dệt may 29 3 (Trang 38 - 46)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.5.2. CSR trong lĩnh vực dệt may

Hiện nay, những ngành nghề dệt may và da giày tại nƣớc ta đang đối mặt với những thách thức, kéo theo sự biến động lao động và những bất ổn

31

trong sản xuất. Ngành dệt may lại sử dụng nhiều lao động phổ thông, hầu hết nhập cƣ, trình độ văn hóa không đồng đều, hiểu biết pháp luật còn hạn chế… điều đó dẫn đến các tranh chấp ngừng việc, đình công.

Theo đánh giá của UNIDO, tại Việt Nam nhiều doanh nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc tiêu chí trách nhiệm xã hội theo chuẩn CSR (Corporate Social Responsibility) trong khi đây là yếu tố thuộc về chiến lƣợc kinh doanh. Theo chuẩn CSR, doanh nghiệp Việt Nam cần bảo đảm đƣợc cơ bản các tiêu chí nhƣ về môi trƣờng, lao động, quản trị tổ chức và nhân quyền, kinh doanh trung thực, ngƣời tiêu dùng, gắn kết với cộng đồng. Do đó, để bảo đảm mối quan hệ lao động hài hòa, doanh nghiệp và ngƣời lao động cần tuân thủ pháp luật lao động, nguồn thu nhập bảo đảm, điều kiện làm việc thuận lợi, tổ chức công đoàn vững mạnh, thực hiện đầy đủ các chính sách lao động, xây dựng thỏa ƣớc lao động tập thể tiến bộ, tiến hành thƣờng xuyên đối thoại doanh nghiệp...

Trong mấy năm qua, do tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, có tới hàng chục ngàn doanh nghiệp bị đóng cửa , phá sản do thua lỗ liên tục và không chịu nổi lãi suất cho vay quá cao của ngân hàng. Điều này đã đƣa đến hệ lụy là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam yếu và luôn có chiều hƣớng suy giảm.Việt Nam có nền kinh tế đang lên, đạt ngƣỡng mức thu nhập trung bình. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc tiêu chí trách nhiệm xã hội theo chuẩn CSR (Corporate Social Responsibility) trong khi đây là yếu tố thuộc về chiến lƣợc kinh doanh. Theo chuẩn CSR, doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo đƣợc cơ bản các tiêu chí về môi trƣờng, lao động, quản trị tổ chức và nhân quyền, kinh doanh trung thực, ngƣời tiêu dùng, gắn kết với cộng đồng. . Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao hàm nhiều vấn đề: hoạt động sản xuất không gây ra tác hại đối với môi trƣờng sinh thái, quan tâm đến ngƣời lao động về mặt vật chất lẫn tinh thần, cung cấp những

32

sản phẩm có chất lƣợng tốt, không gây tổn hại đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng, dành một phần lợi nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng...

Kết quả điều tra xã hội học "Các giải pháp thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế" mới đây của Bộ LĐ,TB&XH trên 75 doanh nghiệp (DN) tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Quảng Ninh cho thấy, 63,2% DN đã có cam kết của lãnh đạo thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động. Tuy nhiên, chỉ có 54,7% số DN có chính sách để thực hiện các cam kết trên. Tỷ lệ này cao nhất ở ngành khai thác mỏ (76,7%), sau đó đến các ngành da giày - dệt may (61%) và thấp nhất ở ngành dịch vụ - thƣơng mại (37,3%). Về công tác huấn luyện ATLĐ, 100% DN Khai thác mỏ thực hiện huấn luyện từ 6 tháng đến một năm một lần, kế tiếp đến ngành thủy sản (96,9%) và da giày - dệt may (95%). Song còn không ít DN chƣa từng huấn luyện ATLĐ cho ngƣời lao động. Kết quả điều tra cũng cho thấy, có 46,8% ngƣời lao động cho rằng điều kiện lao động thực tế vẫn gây ra ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe ngƣời lao động, trong đó chủ yếu là do ảnh hƣởng của bụi (70,4%), vi khí hậu (nóng bức khó chịu 53,7%, độ ẩm cao 23,1%), tiếng ồn (52,8%). Từ kết quả trên, có thể thấy rõ sự thờ ơ của các DN trong công tác bảo đảm ATLĐ tại công trình, nhà máy, xí nghiệp.

Thực tế kiểm tra ở nhiều DN cũng cho thấy quyền lợi hƣởng BHXH của ngƣời lao động hiện vẫn chƣa thực sự đƣợc bảo đảm. Việt Nam mới chỉ có 25 bệnh nghề nghiệp đƣợc Nhà nƣớc bảo hiểm, trong đó có 4 bệnh mới đƣợc giám định năm 2007. Các bệnh nghề nghiệp chủ yếu mà ngƣời lao động mắc phải là bụi phổi Silic, điếc nghề nghiệp, viêm phế quản mãn tính. Số lƣợng bệnh nghề nghiệp nhƣ vậy là quá ít so với thực tế. Ở các nƣớc Châu

33

Âu, có 90-100 bệnh nghề nghiệp đƣợc bảo hiểm, Trung Quốc có tới 119 bệnh.

Một vấn đề khác, theo quy định Luật Lao động, ngƣời lao động có quyền từ chối nhiệm vụ đƣợc giao nếu thấy không bảo đảm ATLĐ, đặc biệt sau khi đã báo cáo với ngƣời phụ trách trực tiếp mà vẫn không đƣợc khắc phục, xử lý hoặc nhà thầu không cung cấp đầy đủ phƣơng tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định, nhƣng hiện nay ở nƣớc ta, chƣa một ngƣời lao động nào thực hiện quyền này.

Các DN may gia công hoặc xuất khẩu hàng may mặc sang các nƣớc châu Âu và Mỹ, việc thực hiện CSR rất có lợi vì khách hàng chỉ mua hàng từ các nhà cung cấp tuân thủ và đạt tiêu chuẩn CSR. DN nào thực hiện tốt các tiêu chuẩn CSR xem nhƣ cầm đƣợc "vé" giao dịch với 2 thị trƣờng tiêu thụ hàng đầu thế giới này. Bên cạnh đó, việc thực hiện các tiêu chuẩn của CSR, nhƣ: trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, tạo môi trƣờng làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm năng lƣợng và các tài nguyên khác để bảo vệ môi trƣờng... tạo ra lợi ích lâu dài cho chính nội bộ DN nhƣ cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động, giúp DN tiết kiệm các chi phí về chi trả tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chi phí điện, nƣớc, vật tƣ. .Thậm chí, ngay cả yêu cầu thực hiện chính sách về lao động cũng giúp DN giảm đƣợc thiệt hại bất ngờ do công nhân đình công. Việc thực hiện CSR còn cần sự nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng. "Khi chọn mua một cái áo, ngƣời tiêu dùng ở các nƣớc phát triển thƣờng quan tâm xem DN khi sản xuất ra cái áo đó có gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng thế nào, có sử dụng lao động trẻ em hay không. Nếu có, ngƣời tiêu dùng sẽ tẩy chay sản phẩm ấy... Trong khi đó, ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam thƣờng chỉ quan tâm tới giá cả mắc hay rẻ”. Việc thực hiện CSR đã đem đến nhiều thuận lợi, tạo thế chủ động cho đơn vị. Việc tạo dựng môi trƣờng

34

làm việc tốt, thực hiện đúng các chính sách về lao động, có những hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong công tác từ thiện - xã hội... giúp công ty thu hút đƣợc lao động, xây dựng mối quan hệ tốt, gắn kết chặt chẽ với cộng đồng cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp, nâng cao uy tín, thƣơng hiệu trong quan hệ với khách hàng và các đối tác, tạo ra ƣu thế trong cạnh tranh.

Dù nhận biết đƣợc những cơ hội và lợi ích mà việc thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR) có thể mang lại, nhƣng các doanh nghiệp (DN) dệt may vẫn khó thể thực hiện không đơn giản khi còn nhiều rào cản. Để đáp ứng các tiêu chí của CSR, yêu cầu đầu tiên là DN phải đầu tƣ những khoản tiền không nhỏ cũng nhƣ thời gian, công sức, nhân lực thực hiện. Đây là cái khó đối với những DN vừa và nhỏ, bởi các DN này thƣờng hạn chế về vốn, nên vấn đề lợi

nhuận thƣờng đƣợc đặt lên hàng đầu và ƣu tiên đáp ứng cho yêu cầu tái sản xuất.

Năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực làm thƣơng mại xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may rất kém. Các doanh nghiệp dệt may chƣa đầu tƣ thời gian, công sức một cách thỏa đáng trong việc nghiên cứu thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại và nâng cao chất lƣợng… để nâng cao uy tín trên trƣờng quốc tế. Đó là những hạn chế của các DN dệt may sau những năm gia nhập WTO gây cản trở sự phát triển của ngành dệt may nƣớc nhà.

Bên cạnh đó, năng lực sáng tạo trong việc thiết kế tạo thêm giá trị gia tăng cũng rất hạn chế, ngành công nghiệp phụ trợ chƣa đáp ứng nhu cầu. Hiện nay, các doanh nghiệp đang nặng về gia công, giá trị gia tăng thấp, do đó lợi nhuận thu đƣợc cũng rất thấp. Cùng với đó là ngành dệt hiện nay đang bị bỏ lửng, kém phát triển, đặc biệt là khâu nhuộm, hoàn tất; ngành công nghiệp phụ trợ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu làm hàng may xuất khẩu, do đó nhiều phụ kiện phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài.

35

Một trong các tiêu chuẩn ngặt nghèo của CSR là phải đảm bảo thời gian làm việc theo quy định đối với ngƣời lao động. Nhƣng với tình hình thực tế của ngành dệt may Việt Nam hiện nay, nếu không tăng ca thì vừa không thể đảm bảo tiến độ giao hàng, vừa không thể đáp ứng nhu cầu của công nhân xa quê muốn tăng thêm thu nhập. Bên cạnh đó, hiện nay các tiêu chí về CSR chƣa có sự thống nhất chung, DN dệt may trong nƣớc phải vất vả "chạy" theo, đôi khi lãng phí tiền bạc và công sức.

Sự xáo trộn và thiếu hụt lao động có tay nghề cũng đang là một rào cản đối với ngành dệt may. Hiện nay, lao động trung và cao cấp trong lĩnh vực may mặc đang rất thiếu, vì thế đang vấp phải sự cạch tranh khốc liệt với các ngành nghề khác có thu nhập cao hơn, thậm chí giữa các doanh nghiệp dệt may với nhau.

Do đó, để đảm bảo mối quan hệ lao động hài hòa, phải nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh nghiệp và ngƣời lao động cần tuân thủ pháp luật lao động, nguồn thu nhập đảm bảo, điều kiện làm việc thuận lợi, tổ chức công đoàn vững mạnh, thực hiện đầy đủ các chính sách lao động, xây dựng thỏa ƣớc lao động tập thể tiến bộ, tiến hành thƣờng xuyên đối thoại doanh nghiệp... Nhƣng trên thực tế, có rất ít doanh nghiệp thực hiện đầy đủ hoặc nghiêm chỉnh các yếu tố nói trên, nhất là trong thời kỳ lạm phát tăng cao.

Những đòi hỏi gắt gao của tiến trình hội nhập quốc tế, sự hiểu biết của các doanh nghiệp đối với các yêu cầu phức tạp của quy định quốc tế nhƣ: WTO, FTA, TPP… còn rất hạn chế. Trong khi các nƣớc nhập khẩu thƣờng xuyên đƣa ra các hàng rào kỹ thuật (tiêu chuẩn kỹ thuật); các vấn đề chống bán phá giá; các vấn đề về CSR; sản xuất sạch hơn, xanh hơn (các tiêu chuẩn về môi trƣờng)… tạo ra những rủi ro lớn cho các doanh nghiệp.

36

Do những yếu kém nội tại trên đây của các doanh nghiệp dệt may, đã dẫn đến việc thích ứng, linh hoạt của các doanh nghiệp kém, nhất là đối với các thị trƣờng nƣớc ngoài nhƣ: EU, Mỹ, Nhật…các doanh nghiệp cần phải thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng dệt may truyền thống với việc đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh, sự linh hoạt thích nghi với những yêu cầu khắt khe tại tại thị trƣờng các nƣớc phát triển; nâng cao tay nghề của ngƣời lao động; nâng cao sự hiểu biết pháp luật quốc tế trong lĩnh vực xuất khẩu…

Chống tham nhũng cũng là một tiêu chí "tế nhị" trong CSR mà phần đông các DN cho rằng chƣa thể thực hiện đƣợc nếu nhƣ chƣa có sự đồng thuận của cộng đồng. Tham nhũng ở đây, đôi khi là chi phí "bôi trơn" khi làm thủ tục hải quan, kiểm hóa, hoặc "lại quả" để đƣợc cung cấp phụ liệu... "Không DN nào thích điều này, nhƣng phải chịu đựng mà không dám nói. Điều này chỉ có thể thực hiện khi cả xã hội đều đồng lòng"

Thực tế từ năm 2005, nƣớc ta đã có giải thƣởng "CSR hƣớng tới sự phát triển bền vững" đƣợc tổ chức bởi Phòng thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Công Thƣơng cùng các hiệp hội Da giày, Dệt may tổ chức, nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác CSR trong bối cảnh hội nhập, "CSR trở thành một trong những yêu cầu đối với doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không tuân thủ CSR sẽ không thể tiếp cận đƣợc với thị trƣờng thế giới. Đây là giải thƣởng nhằm tôn vinh và biểu dƣơng các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp và nâng cao nhận thức về vai trò và lợi ích của trách nhiệm Xã hội Doanh Nghiệp đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Cho đến năm 2006 đã có 50 doanh nghiệp ngành dệt may và da giày tham dự hoạt động này vì đã nhận thấy tính thiết thực của nó. Khảo sát do Viện Khoa học Lao động và Xã hội tiến hành gần đây trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành dệt may và

37

da giầy đã chỉ ra rằng nhờ thực hiện các chƣơng trình CSR, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%.4 Ngoài hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của ngƣời lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao… Năm 2007 trong số 6 DN đạt giải nhất, nhì, ba của giải thƣởng Trách nhiệm xã hội (CSR) dành cho DN thuộc ngành dệt may, da giày, có đến 5 DN thuộc về ngành dệt may. “Ngành da giày có những nét vất vả hơn đặc biệt là trong việc xử lý hóa chất và nhà xƣởng nên yêu cầu của nó phải cao hơn. Còn các DN ngành dệt may đơn giản hơn ở chỗ họ không liên quan đến hóa chất nhiều mà chỉ toàn nhà xƣởng thôi. Ðây là năm thứ ba giải thƣởng đƣợc tổ chức dựa trên việc chấm điểm theo các tiêu chí: DN đạt hiệu quả kinh tế cao trong 3 năm, thực hiện chính sách xã hội tốt với ngƣời lao động, góp phần bảo vệ môi trƣờng...33 DN vào vòng chung kết trên tổng số gần 2.000 DN ngành dệt may, da giày năm nay đã đƣợc nhận bằng khen của Bộ Công thƣơng, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động VN và VCCI.

Sau ba lần tổ chức “Gải thƣởng Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR)” cho hai ngành da giày và dệt may (năm 2005, 2006, 2007) khá thành công thúc đẩy và tạo động lực cho các DN phát triển bền vững. Năm 2009, CSR đã đƣợc Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với các bộ, ngành liên quan “phủ sóng” tới toàn thể cộng đồng DN. CSR – 2009 tới toàn thể cộng đồng DN nhằm tôn vinh, biểu dƣơng các DN thực hiện tốt TNXHDN năm 2009 trong việc bảo vệ môi trƣờng và sử dụng lao động”. Đƣợc biết, đây là năm đầu tiên VCCI tái khởi động giải thƣởng này nhƣ một sự kế thừa thành công của Giải thƣởng Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp trong ngành da giày và dệt may trong các năm 2005, 2006 và 2007. Giải

38

thƣởng sẽ là động lực để các doanh nghiệp tiếp tục phấn đấu không ngừng, cải thiện điều kiện làm việc và đời sống cho ngƣời lao động, bảo vệ môi trƣờng xung quanh, khuyến khích ngƣời lao động cùng tham gia vào quá trình này, qua đó sẽ góp phần làm tăng uy tín của doanh nghiệp với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế thành công”.

Nhƣ vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh ở các nƣớc phát triển, trong khi đó ở Việt Nam, các doanh nghiệp phần lớn chỉ thực hiện do mang tính bắt buộc hay từ thiện tâm của ngƣời đứng đầu doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), ứng dụng tại công ty cổ phần dệt may 29 3 (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)