6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.1. Nhận thức về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Nghiên cứu về nhận thức nhân viên về CSR có rất ít, nên mục đích của nghiên cứu này chọn lọc tất cả nghiên cứu để tìm ra quy mô đánh giá nhận thức của nhân viên trong các hoạt động xã hội của Công ty phù hợp với đặc điểm của Việt Nam.
Là thành viên của Công ty, nhân viên có liên quan, đóng góp trong thực hành trách nhiệm xã hội . Công ty không chỉ mong đợi các nhân viên cƣ xử một cách có trách nhiệm đối với xã hội mà họ cũng là tác nhân quan trọng của CSR. Vì vậy, việc thực hiện các chiến lƣợc CSR cuối cùng vẫn là trách nhiệm của nhân viên. Các kết quả kế hoạch CSR sẽ phụ thuộc phần lớn vào sự hợp tác và tuân thủ chiến lƣợc CSR của nhân viên. Bên cạnh đó nhân viên có vai trò tăng sự quan tâm và nhận thức của họ trong thực hành trách nhiệm xã hội cho Công ty. Vai trò của họ có khi là trực tiếp (ví dụ nhƣ chính sách quản lý nguồn nhân lực) có khi là gián tiếp (ví dụ nhƣ chính sách hỗ trợ cộng đồng),
46
hƣởng lợi và quan sát việc thực hiện các chiến lƣợc CSR. Nhận thức của nhân viên hoạt động xã hội có thể gây ảnh hƣởng đến mối quan hệ của họ với các công ty, gây ra các phản ứng cảm xúc, thái độ và hành vi, do đó CSR phải là một chủ đề có mức độ quan tâm của các học giả, các nhà quản lý và các công ty là nhƣ nhau (Rupp etal, 2006. Van Buren, 2005).
Nghiên cứu của Maignan và các đồng nghiệp (1999) về quy mô doanh nghiệp có thể đƣợc chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Quy mô này đƣợc dựa trên mô hình bốn chiều của CSR của Carroll và đã đƣợc áp dụng trong các bối cảnh đa dạng quốc gia. Gần đây, Turker (2009a) đã đề xuất một công cụ gồm bốn yếu tố thú vị. Nó cho phép đo của nhận thức trách nhiệm xã hội đối với các bên liên quan xã hội và ngoài xã hội, nhân viên, khách hàng, và chính phủ. Nhƣng nghiên cứu này cũng tập trung đối tƣợng là của các chuyên gia kinh doanh trẻ, những ngƣời chủ yếu có trình độ học vấn cao và thực hiện các công việc lao động trí óc. Nghiên cứu này dựa chủ yếu vào định nghĩa của Carroll (1979, 1991), Neves and Bento (2005), tập hợp và hiểu chỉnh các thanh đo phù hợp xoay quanh 3 quan điểm liên quan đến công ty:
- Một công ty cam kết hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả và đạo đức.
- Một công ty mà đóng một vai trò tích cực trong việc đóng góp cho phúc lợi của xã hội, cƣ xử một cách thân thiện với môi trƣờng và đoàn kết xã hội.
- Một công ty thông qua nguồn nhân lực thực hành thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến phúc lợi của ngƣời lao động và gia đình họ.
Theo mô hình kim tự tháp Caroll (1979,1991), CSR bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. Trách nhiệm xã hội chính của các doanh nghiệp là kinh tế: tổ chức thƣơng mại dự kiến sẽ sản xuất hàng hoá và dịch vụ theo mong muốn của xã hội, và tạo ra sức mạnh kinh tế bền vững.
47
Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải tuân theo các quy tắc của hành vi và phải thực hiện nhiệm vụ kinh tế của họ trong khuôn khổ các yêu cầu quy phạm pháp luật. Trách nhiệm đạo đức yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ theo các quy tắc đạo đức phù hợp. Cuối cùng, trách nhiệm từ thiện phản ánh mong muốn của xã hội để thấy các doanh nghiệp tham gia tích cực vào sự tiến bộ của xã hội .
Mô hình bốn phần của Carroll cung cấp một sự hiểu biết toàn diện về CSR. Nghiên cứu này sẽ dựa trên mô hình của Carroll để xây dựng khung lý thuyết.