Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 100)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

4.3.1.1. Kiến nghị với Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng

Đề nghị không nên giao kế hoạch số lươ ̣ng đơ ̣t thanh tra cho các chi nhánh địa phương mà chỉ giao cho chi nhánh hàng năm phải có các đơ ̣t thanh tra toàn diê ̣n; đột xuất; thường xuyên giám sát đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn và có báo cáo kịp thời về thanh tra Trung ương sau khi có kết luận của từng đợt thanh tra.

Hàng năm nên tổ chức thi tay nghề thanh tra Ngân hàng trên toàn quố c, trên cơ sở đó xếp loại thanh tra viên theo cấp và tương ứng là bâ ̣c lương nhằm khuyến khích nâng cao chất lươ ̣ng thanh tra viên.

Phần mềm giám sát từ xa phải nhanh chóng thay đổi trên cơ sở phân tích thiết kế hiện đại, chiết xuất được ra các chỉ tiêu đáp ứng được các yêu cầu của quản lý, có khả năng tương thích nhận dữ liệu được của các chương trình như: Hệ thống thông tin Quản lý QTDND, phần mềm giao dịch QTDND. Có như vậy mới có tác dụng khai thác hết lợi thế của việc áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến vào trong lĩnh vực Ngân hàng. Phần mềm mới phải được viết theo hướng mở, dễ cập nhật và sửa đổi mỗi khi hệ thống tài khoản, các chỉ tiêu, chuẩn mực giám sát thay đổi. Nhờ đó, mới đáp ứng kịp yêu cầu của sự đổi mới và phát triển không ngừng của hệ thống Ngân hàng. Mặt khác,

chương trình giám sát mới phải in được thông báo tóm tắt các chỉ số hoạt động để gửi cho các QTDND, công tác giám sát mới có tác dụng thiết thực.

4.3.1.2. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tiếp tục tăng nguồn vốn hỗ trợ cho hệ thống QTDND thông qua việc bổ sung vốn điều lệ cho NH HTX để tổ chức tài chính này trở thành Trung tâm tín dụng làm cơ sở cho việc phát triển các dịch vụ và đầu tư, trở thành điểm tựa vững chắc cho sự phát triển, an toàn hệ thống và hỗ trợ cho phát triển kinh tế hợp tác xã.

Theo quy định của Điều lệ NH HTX thì vốn điều lệ của NH HTX có thể tăng từ các QTDND, các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác và Nhà nước. Tuy nhiên, theo ý kiến một số chuyên gia thì việc tăng vốn góp từ các QTDND là rất nhỏ (trên toàn quốc hiện nay có khoảng 1.300 QTDND, nếu tăng thêm mỗi QTDND 10 triệu đồng thì cũng chỉ tăng được khoảng 13 tỷ đồng), còn các TCTD, kinh tế khác thì rất khó vì NH HTX hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, chủ yếu là tương trợ hệ thống QTDND nên lợi tức chưa đủ sức hấp dẫn các tổ chức này. Vì thế, chỉ có nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước mới mang tính quyết định, tạo ra những bước thay đổi căn bản nhằm tăng cường năng lực tài chính cho NH HTX hỗ trợ phục vụ tốt hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của toàn hệ thống, đồng thời tạo điều kiện cho đơn vị cải tiến công nghệ, áp dụng khoa học tiên tiến vào hoạt động chuẩn bị cho hội nhập, từng bước mở rộng, phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cung cấp cho hệ thống QTDND nói riêng và khách hàng nói chung.

Điều chỉnh vốn pháp định đối với QTDND lên tối thiểu 1 tỷ đồng thay vì 100 triệu đồng theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006, có như vậy mới nâng cao năng lực tài chính, khả năng huy động và cho vay vốn của từng QTDND, tạo điều kiện nâng cao số tiền cho vay các thành viên là các hợp tác xã, chủ trang trại và các doanh nghiệp ở nông thôn

thay thế dần vai trò của các Ngân hàng thương mại Nhà nước sau khi cổ phần hoá, phù hợp với các quy định về an toàn vốn.

Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ từ cán bộ quản lý đến cán bộ tác nghiệp kể cả cán bộ công nghệ trên cơ sở liên kết đào tạo với Học viện Ngân hàng tổ chức đào tạo cán bộ cho hệ thống QTDND để nâng cao năng lực quản trị, điều hành, trình độ công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững hệ thống QTDND.

Trang bị phương tiện máy mó c đủ để tổng hơ ̣p và khai thác sử du ̣ng thông tin báo cáo từ các tỉnh thành phố mô ̣t cách nhanh nhất, cải tiến phương pháp tổng hợp gửi báo cáo như hiê ̣n nay, vừa châ ̣m vừa không chính xác, giữa số liệu báo cáo gửi theo quy định so với số liê ̣u chính thức nhiều khi sai lê ̣ch quá lớ n. Xuất phát từ yêu cầu thông tin nhanh, chính xác NHTW nên chỉ đa ̣o đầu tư phần mềm ứng du ̣ng chương trình tổng hơ ̣p thông tin báo cáo đồng bộ và nhất quán từ Trung ương đến đi ̣a phương, từ NHNN đến các TCTD. Như hiện nay NHTW chỉ làm chương trình của hệ thống NHNN còn các QTDND chỉ quy đi ̣nh cấu trúc phần mềm để hê ̣ thống QTDND tự làm. Nhưng thực tế khi NHNN triển khai thì các QTDND không triển khai đồng bô ̣ làm cho các chi nhánh tỉnh, thành phố khai thác, phân tích, tổng hợp thông tin báo cáo gă ̣p nhiều khó khăn, chất lươ ̣ng thông tin thấp và không ki ̣p thời.

Đối với những địa bàn tỉnh, thành phố có trên 25 QTDND đề nghị cho thành lập Phòng Quản lý các TCTD hợp tác để nâng cao chất lượng quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với QTDND trên địa bàn.

Ban hành quy định cụ thể về nội dung quản lý nhà nước của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố đối với QTDND và mở lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ của các chi nhánh NHNN làm công tác quản lý Nhà nước đối với QTDND. Qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với QTDND, tạo điều kiện để các QTDND phát triển lành mạnh, an toàn theo đúng cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)