Sự cần thiết quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Sự cần thiết quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống

tín dụng nhân dân

Sự ra đời của QTDND đã đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Được khẳng định là một TCTD có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở khu vực nông nghiệp nông thôn, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực này. Tuy nhiên có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động và sự phát triển của QTDND và QTDND cũng có những hạn chế nhất định. Chính vì vậy cần phải có sự quản lý của NHNN và các cơ quan, ban ngành nhằm phát huy những tích cực và hạn chế những yếu điểm của QTDND, đảm bảo cho QTDND ổn định và phát triển, bám sát mục tiêu, tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của mô hình TCTD hợp tác.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân

1.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội

Nền kinh tế phát triển, bền vững tác động to lớn và là cơ sở để các dự án Quỹ TDND đạt hiệu quả. Trong một nền kinh tế đa dạng và năng động, việc lựa chọn dự án để triển khai thực hiện Quỹ TDND được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả. Kinh tế có phát triển, ổn định thì đầu ra cho sản phẩm của các dự án được đảm bảo hơn, cũng như khả năng thanh toán nợ gốc khi tới hạn của các hộ cũng được nâng cao.

Một xã hội phát triển ổn định là cơ sở để có thể tập chung các nguồn lực tốt nhất cho việc triển khai các dự án Quỹ TDND. Hơn nữa, xã hội có ổn định, thịnh vượng thì mới tạo điều kiện tốt nhất để phát triển kinh tế, từ đó thúc đẩy hiệu quả các dự án Quỹ TDND như đã đề cập ở trên.

Ngày nay, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nông dân, nông thôn Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển, song cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ tác động xấu, đó là diện tích đất sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp bị thu hẹp bởi các khu đô thị, khu công nghiệp, dự án du lịch sinh thái, dịch vụ, cảng biển,v.v... và đi liền theo đó là tái định cư, việc làm, tệ nạn, là chuyển đổi ngành nghề nông thôn, biến đổi môi trường... Tất cả các điều kiện trên đều là cơ hội cũng như thách thức tới công tác quản lý Quỹ TDND, một kênh phân phối vốn cho người nông dân.

1.3.2. Cơ chế, chính sách

Cơ chế, chính sách có vai trò to lớn và tiên quyết trong việc hình thành cũng như mọi hoạt động của Quỹ TDND Việt Nam. Trong thời gian qua, Nghị quyết số 26 của BCH TW Đảng khoá X về Nông nghiệp - nông dân - nông thôn, Chỉ thị số 29 của Bộ chính trị “Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của tổ chức tín dụng trong thời kỳ CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn”, kết luận 61/TW và Quyết định 673/TTg về việc tạo điều

kiện để các cấp tham gia trực tiếp triển khai các chương tình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn đã tạo điều kiện thuận lợi về chủ trương định hướng và cơ chế chính sách cho tổ chức Hội nói chung, trong đó có Quỹ TDND.

Trong những năm qua, nhờ có các cơ chế, chính sách tích cực của Đảng và Nhà nước, Quỹ TDND không ngừng được đổi mới, mở rộng, hoàn thiện và hiệu quả cả về công tác quản lý, triển khai cũng như qui mô nguồn Quỹ (từ huy động vận động từ nguồn ngân sách tới vận động, đóng góp của các thành phần tổ chức trong xã hội).

1.3.3. Chất lượng cán bộ

Cũng như tất cả các công tác khác, chất lượng cán bộ là nhân tố quan trọng tác động tới chất lượng mọi hoạt động của Quỹ TDND. Các cán bộ quản lý cần đáp ứng được yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn: Tín dụng, kế toán, xây dựng dự án, quản lý dự án, ứng dụng công nghệ thông tin…; có phẩm chất đạo đức tốt; có bản lĩnh chính trị vững vàng khi tham gia công tác điều hành Quỹ TDND.

1.3.4. Trang thiết bị và công nghệ thông tin

Điều kiện và các thiết bị làm việc như: Máy tính, máy in, máy fax, mạng internet, két sắt, tủ tài liệu, bàn làm việc…là những phương tiện cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành Quỹ TDND ở các cấp.

Ngày nay, công nghệ thông tin là ứng dụng không thể thiếu và được áp dụng rộng rãi, phổ cập trong các hoạt động văn phòng, trong trao đổi, giao tiếp công việc. Sử dụng hợp lý và hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả công việc to lớn.

Với Quỹ TDND, việc sử dụng các phần mềm kế toán, phần mềm tín dụng, email, mạng LAN… hiệu quả giúp việc quản lý Quỹ trở lên đơn giản, thuận tiện hơn rất nhiều. Hơn nữa, trong bối cảnh tất cả các cơ quan khác đều sử dụng công nghệ thông tin, Quỹ TDND không thể không ứng dụng công nghệ thông tin khi

1.3.5. Công tác kiểm tra, kiểm soát

Công tác kiểm tra, kiểm soát là một công việc quan trọng giúp đánh giá được những mặt còn tồn tại, hạn chế của hoạt động Quỹ TDND, từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời mà còn đảm bảo hoạt động của Quỹ TDND an toàn, hiệu quả và lành mạnh.

Quy chế kiểm tra, soát Quỹ TDND ở được ngân hàng nhà nước xây dựng và tổ chức kiểm tra, giám sát. Sau khi kiểm tra, việc xử lý sai phạm nếu có như: Xâm tiêu, chiếm dụng, sử dụng vốn sai mục đích… cũng ảnh hưởng tới sự an toàn, lành mạnh của cả hệ thống Quỹ các cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)