5. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Những mặt hạn chế
- Phát huy công cu ̣ thanh tra còn kém hiê ̣u quả, chưa bố trí cơ cấu tổ chứ c hợp lý để ta ̣o thành sức ma ̣nh tổng hợp thực hiê ̣n chức năng quản lý nhà nước ta ̣i đi ̣a phương. Tổ chức bô ̣ máy của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh luôn trong tình trạng thiếu biên chế.
Nhìn vào tổng thể cơ cấu giữa các phòng ban của chi nhánh với khối lượng công viê ̣c mà chi nhánh phải đảm nhâ ̣n hiê ̣n ta ̣i cũng như lâu dài là chưa hợp lý, cụ thể như: Các phòng ban, bộ phận trong Chi nhánh đều trong tình trạng thiếu người để đảm đương các vị trí công việc, do đó sẽ không thể có lực lượng cán bộ bổ sung cho Thanh tra, giám sát tại chi nhánh. Trong khi đó Thanh tra, giám sát chịu trách nhiê ̣m thanh tra giám sát thường xuyên 26 QTDND trên địa bàn. Ngoài ra còn phải giám sát 30 Chi nhánh Ngân hàng thương mại mà chỉ có 16 biên chế kể cả Chánh, phó chánh thanh tra. Do đó, cán bộ làm công tác quản lý và thanh tra rất mỏng, còn thiếu so với yêu cầu, nhiệm vụ nên chưa thể nắm bắt được hết những diễn biến trong hoạt động của QTDND. Hơn nữa, công tác đào tạo các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại cho cán bộ, thanh tra viên còn yếu. Ngoài ra chỉ có 19% số cán bộ thanh tra có thâm niên công tác trên 10 năm, trong khi đó gần 40% có thâm niên là 5 năm. Do vậy, chưa có nhiều cán bộ có khả năng nghiên cứu, phân tích và có khả năng hoạt động độc lập và tự chủ trong giải quyết công việc; trình độ ngoại ngữ và tin học để áp dụng các phần mềm tin học vào công việc còn hạn chế.
Trong bộ phận TTGSNH chưa có nhiều chuyên gia chuyên sâu về lĩnh vực ngân hàng hay những người có kinh nghiệm thực tiễn ngân hàng lâu năm, điều này tất yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng thanh tra, giám sát ngân hàng.
Thực tế cho thấy lực lượng thanh tra viên nhìn chung còn trẻ, ít kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng. Công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ thanh tra viên chưa được thực hiện thường xuyên và bài bản. Do vậy gây ra những hạn chế nhất định đến việc nâng cao trình độ thanh tra viên. Hơn nữa hạn chế trong hoạt động đào tạo dẫn đến thực tế là đa số Thanh tra ngân hàng chỉ mới thực hiện kiểm tra mức độ tuân thủ của ngân hàng với các quy định pháp lý chứ chưa đi sâu đánh giá hoạt động ngân hàng dựa trên kỹ năng xác định rủi ro. Trình độ của cán bộ, thanh tra viên còn nhiều bất cập, trong khi đó các nghiệp vụ của TCTD ngày càng đa dạng, phức tạp và được thực hiện bởi công nghệ ngân hàng hiện đại làm hạn chế không ít đến hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra.
Cán bộ thanh tra, đặc biệt là các cán bộ trẻ do chưa có kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình làm việc chủ yếu làm theo “lối mòn”, chưa có sự chủ động, sáng tạo trong việc xử lý công việc, chưa có kỹ năng và phương pháp tiến hành thanh tra.
- Lãnh đạo chưa chỉ đa ̣o phối hợp chă ̣t chẽ các phòng ban nghiê ̣p vu ̣ để thực hiện hoạt động quản lý đối với các QTDND, do đó hiê ̣u quả quản lý của NHNN thấp, cò n nhiều bất câ ̣p, từ đó dẫn đến vai trò quản lý của chi nhánh trên đi ̣a bàn đôi lúc còn chưa được coi tro ̣ng.
- Công tác kiểm tra, thanh tra trong nhiều năm nay chủ yếu thực hiê ̣n theo chương trình và công tác sự vu ̣ theo kế hoa ̣ch, thiếu chủ đô ̣ng trong nắm bắ t tình hình, chưa phát hiê ̣n ki ̣p thời các hiê ̣n tượng để ngăn chă ̣n, nă ̣ng về lâ ̣p biên bản và kiến nghi ̣, chưa có trình đô ̣ chuyên sâu để đánh giá tổng thể hoa ̣t đô ̣ng của TCTD, chưa có biê ̣n pháp giám sát các QTDND sửa chữa sai pha ̣m, hoặc đề xuất các biê ̣n pháp nhằm ngăn chă ̣n các mầm mống sai pha ̣m, thường
làm đô ̣c lâ ̣p ít khi phối hợp với các phòng ban nghiê ̣p vu ̣ nên kết quả thanh tra cò n ha ̣n chế, các đợt thanh tra toàn diê ̣n nhưng không triê ̣t để, nhiều nghiê ̣p vu ̣ không đề câ ̣p đến do thiếu người, trình đô ̣ không toàn diê ̣n; khả năng phát hiện, tổng hợp, phân tích đánh giá còn hạn chế, chưa đánh giá đầy đủ mức độ rủi ro trong hoạt động; đôn đốc, kiểm tra việc khắc phục thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro còn yếu; do vậy chưa đáp ứng yêu cầu hiê ̣n ta ̣i cũng như tương lai.
- Về cấp và thu hồi giấy phép hoa ̣t đô ̣ng QTDND: Công tác thẩm định cán bộ theo điều kiện tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước đôi lúc còn nể nang, có lúc còn châm chước hoặc chưa sâu sát khi điều tra tổ chức bô ̣ máy điều hành lãnh đạo của quỹ; nhiều cán bô ̣ tham gia điều hành quá yếu kém về chuyên môn cũng như văn hóa, làm kiêm nhiê ̣m nhiều viê ̣c trong cấp ủy chính quyền xã, hâ ̣u quả là qua nhiều lần tâ ̣p huấn đào tạo mà không nâng cao được trình độ, tình trạng làm ăn tùy tiện không theo hành lang pháp lý, hàng loa ̣t quỹ bi ̣ thua lỗ, chi tiêu cho vay bừa bãi, có quỹ đã phải thu hồi giấy phép hoa ̣t đô ̣ng, bi ̣ phạt vi phạm quy chế, gần đây có hiện tượng lãnh đạo quỹ mượn tên vay tiền của quỹ không trả được nợ, biển thủ tiền bỏ trốn, làm hâm nóng mô ̣t số nơi nhưng qua công tác thanh tra vẫn không phát hiện được.
- Thực tế công tác thông tin, báo cáo trong những năm qua đã có nhiều cải thiện. Tuy nhiên vẫn còn những đơn vị báo cáo không đúng sự thật, chất lượng báo cáo còn quá sơ sài, có phần mang tính chống đối là để cho đủ, đúng thời hạn, việc kiểm tra kiểm soát báo cáo còn thiếu nghiêm túc. Ngoài nguyên nhân do tình trạng năng lực cán bộ quỹ tín dụng còn hạn chế, nguyên nhân cơ bản khác chính là do công tác đánh giá, nhận xét, kiểm tra của cán bộ Thanh tra còn hạn chế, xử phạt chưa nghiêm đối với các sai phạm, tồn tại nêu trên.
Mặt khác, chế đô ̣ về thông tin báo cáo chưa đồng bô ̣ về kỹ thuâ ̣t phần mềm, cơ sở hạ tầng thông tin không đáp ứng được nhu cầu thực tế dẫn đến tình trạng ách tắc vẫn thường xuyên xảy ra gây tốn nhiều thời gian cho việc cập nhật và kiểm duyệt báo cáo.