1.Tình hình hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. 1.Tình hình hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh

* Công tác phát triển thành viên

Đến ngày 31/12/2014, hệ thống QTDND tỉnh Bắc Ninh đã được cơ cấu lại và bao gồm: 26 QTDND và 01 NHHTX. Các QTDND đã thu hút được 22.303 thành viên là những hộ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và những hộ kinh doanh, dịch vụ buôn bán nhỏ...

Mô hình QTDND đã chứng tỏ rất phù hợp với địa bàn nông nghiệp và nông thôn, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quần chúng, nhất là

những người nông dân. Bằng chứng là nhân dân hưởng ứng và tự nguyện tham gia là thành viên của tổ chức này ngày càng đông.

Bảng 3.1: Số lượng thành viên của hệ thống QTDND ở Bắc Ninh

Đơn vị: người STT Số thành viên 2010 2011 2012 2013 2014 1 Tương Giang 1.150 1.262 1.404 1.506 1.620 2 Đình Bảng 938 966 995 1.010 382 3 Tân Lãng 842 852 864 877 895 4 Đại Phúc 1.587 1.453 1.478 1.510 1.546 5 Châu Khê 428 444 714 489 511 6 Quang Trung 682 703 743 793 829 7 Nội Duệ 652 686 714 740 775 8 Mão Điền 600 602 599 600 606 9 Võ Cường 1.260 1.302 1.339 1.363 1.393 10 Thị trấn Lim 919 970 1.017 1.056 1.101 11 Thị Trấn Hồ 1.174 1.203 1.300 1.380 840 12 Đồng Nguyên 856 895 921 961 1.011 13 Tam Đa 822 829 840 857 844 14 Gia Đông 1.004 1.120 1.214 1.380 1.490 15 Đình Tổ 1.170 1.235 1.272 1.276 1.340 16 Hà Mãn 482 503 509 530 562 17 Vạn An 641 683 705 731 816 18 Nghĩa Đạo 732 785 823 878 958 19 An Bình 725 679 841 890 962 20 Hiên Vân 550 607 648 683 604 21 Song Hồ 781 879 962 1.080 1.219 22 Đại Bái 212 285 408 457 584 23 Thanh Khương 250 296 337 422 504 24 Phố Mới 101 132 158 168 212 25 Ngũ Thái 56 208 343 398 456 26 Trang Hạ 0 0 0 104 243 Tổng cộng 18.614 19.639 21.148 22.129 22.303 Số TV bình quân/1 QTD 745 786 846 851 858

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2010-2014 NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh

Số lượng thành viên phát triển đồng nghĩa với việc QTDND có thể phân tán được rủi ro, góp phần nâng cao mức độ an toàn cho cả hệ thống.

* Công tác phát triển nguồn vốn

Nguồn vốn hoạt động của QTDND gồm: Vốn điều lệ, Vốn huy động tiền gửi dân cư, vốn vay NH HTX và nguồn vốn khác (Các quỹ tích luỹ, vốn tài trợ,

đảm bảo cho QTDND mở rộng phạm vi và quy mô tín dụng cũng như các mặt hoạt động khác.

Bảng 3.2: Nguồn vốn hoạt động của hệ thống QTDND trên địa bàn

Đơn vị: Triệu VND Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng nguồn Trong đó: 409.731 494.039 596.611 854.082 1.109.493 1- Vốn điều lệ 30.602 36.240 42.672 58.912 70.451 Tỷ trọng (%) 7,4% 7,3% 7,2% 6,90% 6,34% 2-Vốn huy động 330.528 396.089 478.772 690.667 936.470 Tỷ trọng% 80,6% 80,2% 80,2% 80,87% 84,5% 3- Vốn vay 27702 37.839 42.800 61.173 62.669 Tỷ trọng (%) 6,7% 7,7% 7,2% 7,16% 5,64% 4- Vốn khác 20.899 23.871 32.367 43.330 39.903 Tỷ trọng (%) 5,1% 4,8% 5,4% 5,07% 3,59%

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2010-2014 NHNN tỉnh Bắc Ninh

- Nguồn vốn huy động của các QTD trên địa bàn có mức tăng trưởng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Đến hết năm 2014 tổng ngồn vốn hoạt động đạt hơn 1.109.493 triệu đồng, bình quân 42.672 triệu đồng/quỹ.

Từng quỹ căn cứ vào mục tiêu hoạt động của mình đã có chính sách huy động vốn phù hợp với tiềm năng ở địa phương và khả năng quản lý của mình để cho vay các thành viên trên địa bàn. Bộ máy điều hành trực tiếp tại các QTD là những người từng giữ các chức vụ lãnh đạo Đảng uỷ, UBND xã, có uy tín với nhân dân địa phương và các QTD đều tham gia mua bảo hiểm tiền gửi nên được nhân dân địa phương tin tưởng gửi tiền.

Năm 2014, vốn điều lệ là 70.451 triệu đồng, vốn điều lệ bình quân 2.709 triệu đồng/quỹ. Nhìn chung hầu hết các QTD đều quan tâm đến việc tăng vốn điều lệ để mở rộng quy mô hoạt động.

Nguồn vốn huy động tiền gửi trong dân cư năm 2014 là 936.470 triệu đồng. Bình quân 36.018 triệu đồng/quỹ. Nhìn chung các QTD đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt, với lợi thế gần dân, các QTD mở rộng tuyên truyền đến từng địa bàn dân cư, tạo điều kiện cho người dân hiểu rõ hơn về mục đích hoạt động của QTD; các QTD chủ động đến tận nhà để vận động người dân gửi tiền, áp dụng các hình thức tặng quà khuyến mại, điều chỉnh lãi suất tiền gửi phù hợp với từng thời kỳ… nhằm thu hút tối đa các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Chính vì vậy, công tác huy động vốn của các QTD trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong các năm vừa qua đạt kết quả khá tốt, nguồn vốn huy động ổn định và đều có sự tăng trưởng qua các năm. Một số QTD đã tự cân đối được nguồn vốn hoạt động, hoàn toàn chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành viên.

Như vậy, có thể nói rằng từ khi được thành lập, các QTDND tỉnh Bắc Ninh đã rất chú trọng đến việc mở rộng nguồn vốn nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao mức độ an toàn trong hoạt động cho cả hệ thống.

* Hoạt động sử dụng vốn

Sử dụng vốn của QTD chủ yếu là cho vay thành viên, thường xuyên chiếm tỷ lệ trên dưới 80%, gửi ở NHHTX và tổ chức tín dụng khác, phần còn lại là dự trữ tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán, đầu tư mua sắm tài sản cố định. Số liệu năm 2014 cơ cấu sử dụng vốn như sau:

Bảng 3.3: Cơ cấu sử dụng vốn của hệ thống QTDND trên địa bàn

Đơn vị: Triệu VND Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng tài sản Trong đó: 409.731 494.039 596.611 854.082 1.109.493 1- Cho vay 343.697 409.315 490.722 627.594 815.768 Tỷ trọng (%) 83,8% 82,9% 82,3% 73,5% 73,6% 2- Gửi TCTD # 37.152 48.853 61.993 165.441 238.532 Tỷ trọng% 9,1% 9,9% 10,4% 19,4% 21,4% 3-Tài sản có khác 28.882 35.871 43.896 61.047 55.193 Tỷ trọng (%) 7,1% 7,3% 7,4% 7,1% 4,98%

Với mục tiêu: đi vay để cho vay, hoạt động sử dụng vốn của các QTDND chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ tín dụng.

Với nguồn vốn huy động được các QTDND đã đẩy mạnh cho vay các thành viên: từ năm 2010 đến năm 2014, tổng dư nợ cho vay của hệ thống QTDND có tốc độ tăng trưởng cao và liên tục, từ 343,7 tỷ đồng (năm 2010), năm 2014 là 815,7 tỷ đồng. Với sự kiểm tra, giám sát theo định kỳ của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh và do các QTDND đã thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác cho vay, chủ động tích cực đôn đốc thành viên trả nợ đến hạn và nợ quá hạn nên chất lượng tín dụng của các quỹ ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ giai đoạn 2010-2014 trung bình khoảng 0,3%. Đồng vốn đã thực sự góp phần tích cực trợ lực cho các hộ nông dân sản xuất - kinh doanh ổn định và không ngừng phát triển, vì vậy QTDND đã trở thành một kênh giải ngân hữu hiệu cho các đối tượng hộ nông dân và các hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ.

* Kết quả kế toán, tài chính

Nhìn chung công tác hạch toán kế toán của QTD đã chấp hành tốt nguyên tắc và chế độ qui định. Cán bộ nghiệp vụ đã được NHNN chi nhánh tỉnh tập huấn, hướng dẫn, đào tạo, do đó đã nhanh chóng nắm bắt được qui trình nghiệp vụ kế toán đã giúp cho công tác hạch toán tài sản QTDND an toàn, góp phần tham mưu cho hội đồng quản trị, giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành hoạt động QTD.

Xác định QTDND là tổ chức kinh tế hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của mình, do đó công tác quản lý thu, chi tài chính đã được quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo đúng nguyên tắc và chế độ qui định.

Nhìn chung các QTDND trên địa bàn đã khai thác tốt nguồn thu, tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo hoạt động của QTDND và đảm bảo kết quả kinh

doanh có lãi, đóng góp đầy đủ thuế theo quy định, giành tích luỹ nội bộ và chia cổ tức, cổ phần cho thành viên. Lợi nhuận tăng đều qua các năm, đến hết 2014 tổng lợi nhuận sau thuế đạt 5.787 tr.đ.

Bảng 3.4: Lợi nhuận của hệ thống QTDND trên địa bàn

Đơn vị: triệu đồng Stt Lợi nhuận 2010 2011 2012 2013 2014 1 Tương Giang 284 368 557 897 1.137 2 Đình Bảng 286 324 483 498 383 3 Tân Lãng 31 16 32 58 71 4 Đại Phúc 213 261 336 414 495 5 Châu Khê 162 188 237 370 364 6 Quang Trung 117 128 186 230 310 7 Nội Duệ 150 185 227 292 276 8 Mão Điền 76 84 126 136 147 9 Võ Cường 187 251 314 410 509 10 Thị trấn Lim 135 105 233 352 420 11 Thị Trấn Hồ 212 224 273 324 380 12 Đồng Nguyên 43 77 138 156 176 13 Tam Đa -89 6 23 41 42 14 Gia Đông 33 36 52 72 83 15 Đình Tổ 32 62 96 70 43 16 Hà Mãn 17 20 26 29 39 17 Vạn An 7 26 41 87 130 18 Nghĩa Đạo 90 74 106 126 136 19 An Bình 60 75 271 202 159 20 Hiên Vân 25 35 48 50 69 21 Song Hồ 33 32 20 72 117 22 Đại Bái 0 19 78 27 38 23 Thanh Khương 20 25 52 72 101 24 Phố Mới 49 24 89 49 10 25 Ngũ Thái 9 -38 11 18 50 26 Trang Hạ 0 0 0 66 102 Tổng cộng 2.182 2.607 4.055 5.118 5.787

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2010-2014 NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh * Hoạt động tổ chức, quản trị, điều hành và kiểm soát QTD

- Công tác tổ chức cán bộ: Hoạt động kinh doanh tiền tệ là một hình thức kinh doanh đặc biệt, vì vậy công tác tổ chức cán bộ là quan trọng nhất mà tất cả các cấp các ngành đặc biệt quan tâm, từ việc bố trí sắp xếp bộ máy lãnh đạo đến

cán bộ làm nghiệp vụ đều theo những tiêu chuẩn nhất định, là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong việc củng cố, hoàn thiện hoạt động của hệ thống QTDND.

Tính đến nay, 100% QTDND trên địa bàn Bắc Ninh thực hiện theo mô hình 2 bộ máy: thành lập riêng bộ máy quản lý (Hội đồng quản trị) và bộ máy điều hành (Ban Giám đốc). Hầu hết các QTD đã bố trí cán bộ đủ về số lượng, đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định và đã xây xậy phương án thay thế dần cán bộ không đủ tiêu chuẩn và điều kiện; công tác quy hoạch cán bộ được cấp uỷ chính quyền xã quan tâm bố trí và lựa chọn con người có uy tín, đủ điều kiện chuẩn bị cho QTDND kỳ tới.

- Công tác quản trị, điều hành và kiểm soát QTDND

Đại hội thành viên hay đại hội đại biểu thành viên có quyền quyết định cao nhất của QTDND. Đại hội thành viên bầu ra hội đồng quản trị, đây là cơ quan quản lý QTDND. Đại hội bầu ban kiểm soát là cơ quan giám sát và kiểm tra mọi mặt hoạt động của QTDND theo pháp luật và điều lệ. Điều hành hoạt động của QTDND do ban điều hành đứng đầu là Giám đốc, Giám đốc QTDND là thành viên hội đồng quản trị. Ngoài ra QTDND còn duy trì ban tín dụng gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành và một thành viên do Hội đồng quản trị bầu ra trong số các thành viên Hội đồng quản trị, để xem xét và quyết định các món cho vay ngoài thẩm quyền của giám đốc theo qui chế do điều lệ QTDND qui định.

Xác định rõ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và là tổ chức kinh tế độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, những năm qua công tác quản lý, điều hành, kiểm soát QTDND đã đi dần vào nề nếp, kỷ cương theo qui chế, điều lệ và pháp luật qui định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)