5. Bố cục của luận văn
1.3.1. Yếu tố chủ quan thuộc về ngân hàng
* Công tác chỉ đạo điều hành:
- Các chi nhánh đều thực hiện tốt việc phân công trách nhiệm giữa các thành viên trong Ban giám đốc; phân công cán bộ lãnh đạo theo dõi, chỉ đạo hoạt động tại các PGD huyện.
- Hầu hết các chi nhánh đã thực hiện tốt công tác giao ban cán bộ chủ chốt Hội sở tỉnh.
* Năng lực làm việc và tinh thần trách nhiệm của cán bộ:
- Nhiều chi nhánh năng lực của cán bộ lãnh đạo tốt, tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên kiểm tra đột xuất các điểm giao dịch.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm việc của cán bộ tác nghiệp tốt; cán bộ phụ trách địa bàn am hiểu địa phương, tổ chức Hội, đoàn thể và các tổ TK&VV. Nhiều cán bộ trong quá trình tác nghiệp trực tiếp tại địa bàn đã xử lý kịp thời, hiệu quả các nghiệp vụ phát sinh. Chẳng hạn: Giải thích rõ ràng, chính xác những thắc mắc của tổ trưởng tổ TK&VV về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
* Về hoạt động của PGD và Tổ giao dịch lưu động tại Điểm giao dịch xã:
- Hầu hết các PGD đã triển khai kịp thời những văn bản mới của Trung ương, của chi nhánh tỉnh; đôn đốc các tổ chức Hội, đoàn thể, các xã, phường, thị trấn triển khai kịp thời để đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm và chỉ tiêu đề ra trong từng giai đoạn.
- Các điểm giao dịch xã đều công khai các chính sách tín dụng, dư nợ, nội quy giao dịch, hòm thư góp ý.
- Hầu hết các PGD của các chi nhánh đều thực hiện giao dịch theo qui định, có họp giao ban với các Hội đoàn thể và Tổ TK&VV.
- Nhiều PGD của nhiều chi nhánh đã làm tốt công tác chuẩn bị trước khi đi giao dịch. Nhờ vậy quá trình giao dịch đã diễn ra nhanh, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của đơn vị.
- Các tổ giao dịch lưu động của nhiều PGD đã chuẩn bị tốt nội dung giao ban, đảm bảo giao ban có chất lượng, khắc phục được những tồn tại, đóng góp đến việc nâng cao chất lượng tín dụng của PGD.
- Kết quả giao dịch và giao ban ở nhiều nơi đạt cao: tỷ lệ giải ngân, thu nợ, thu lãi ở một số chi nhánh đạt khá cao (giải ngân đạt trên 90%, thu nợ đạt gần 90%, thu lãi đạt gần 100%).
* Về công tác tham mưu và phối kết hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương:
- Một số chi nhánh đã tham mưu cho Tỉnh ủy có văn bản chỉ đạo UBND cấp tỉnh và huyện cân đối ngân sách, bố trí nguồn vốn để ủy thác qua NHCSXH cho vay.
- Nhiều chi nhánh NHCSXH tỉnh và thành phố cũng như PGD đã chủ động tham mưu cho Ban đại diện HĐQT và chính quyền các cấp trong việc phân bổ nguồn vốn, chỉ đạo đôn đốc các tổ chức Hội, đoàn thể và tổ TK&VV làm tốt hoạt động ủy thác.
- Nhiều chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, đặc biệt là các PGD đã tham mưu, phối hợp tốt và kịp thời xử lý nợ xấu, nợ chây ỳ như: Có đánh giá nhận xét từng món vay của từng tổ, từng Hội, đoàn thể quản lý.
- Tham mưu những nội dung công việc tại các xã chưa thực hiện, nhất là xử lý nợ xấu, hộ vay chây ỳ, thực hiện chỉ tiêu phương án giảm thiểu nợ xấu.
- Các PGD đã đôn đốc UBND các xã, phường, thị trấn để chỉ đạo duy trì thường xuyên các cuộc họp giao ban hàng tháng, nắm bắt, thu thập thông tin về tình hình trả nợ, trả lãi cũng như sử dụng vốn vay một cách hiệu quả và kịp thời.
- Duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, đài phát thanh về chính sách chủ trương của Đảng, Nhà nước... nêu gương những hộ vay làm tốt, thông báo danh sách những hộ vay chây ỳ không chịu trả lãi, trả gốc cho ngân hàng.
* Công tác tập huấn cho cán bộ địa phương, Tổ TK&VV và tổ chức Hội đoàn thể:
Các chi nhánh và các PGD đã lập kế hoạch tập huấn cho cán bộ Hội đoàn thể phụ trách, cán bộ giảm nghèo xã, trưởng thôn (ấp), ban quản lý tổ TK&VV ít nhất một năm một lần. Nhiều chi nhánh và PGD đã kiến nghị với địa phương cố gắng ổn định tổ chức, hạn chế việc luân chuyển cán bộ để giảm tải việc đào tạo bổ sung đồng thời nâng cao được chất lượng hoạt động ủy thác do năng lực cán bộ Hội, đoàn thể trực tiếp thực hiện các hoạt động ủy thác được cải thiện khi tích lũy được kinh nghiệm từ trải nghiệm thực tiễn.